Ngành bán dẫn là nền tảng cho các lĩnh vực công nghệ cao như máy tính, điện tử, viễn thông phát triển. Hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn chất lượng cao cũng ngày càng tăng. Vậy ngành bán dẫn là gì? Cơ hội việc làm của ngành bán dẫn như thế nào? Có thể học ngành bán dẫn ở đâu? JobsGO sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Ngành Bán Dẫn Là Gì?
- 2. Ngành Bán Dẫn Học Những Gì?
- 3. Ngành Bán Dẫn Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Bán Dẫn Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Bán Dẫn Cao Không?
- 6. Ngành Bán Dẫn Liệu Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Bán Dẫn
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Bán Dẫn Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Bán Dẫn Là Gì?
Ngành bán dẫn hay công nghệ bán dẫn là ngành công nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các linh kiện điện tử, máy tính, thiết bị di động,… bằng việc sử dụng chất bán dẫn như bộ vi xử lý, chip điện tử, đĩa quang học, đèn LED,…
Những sản phẩm này đóng vai trò thiết yếu trong hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, điện thoại thông minh, TV, xe hơi và nhiều lĩnh vực khác.
Ngành bán dẫn bao gồm 4 lĩnh vực chính sau:
- Thiết kế vi mạch
- Sản xuất bán dẫn
- Kiểm thử đảm bảo
- Đóng gói bán dẫn
2. Ngành Bán Dẫn Học Những Gì?
Chương trình đào tạo ngành bán dẫn bao gồm các môn học lý thuyết, thực hành liên quan đến vật lý, hóa học, điện tử, vật liệu và quy trình sản xuất các linh kiện bán dẫn. Một số nội dung học chính là:
2.1 Nguyên Lý Bán Dẫn
Sinh viên sẽ được giới thiệu về bản chất vật lý của chất bán dẫn như các nguyên tử, phân tử, cấu trúc tinh thể và đặc tính điện của chúng. Từ đó, sinh viên sẽ học cách phân tích các đặc tính điện như dẫn điện loại n và loại p, sự hình thành dòng điện tại vùng tiếp xúc p-n (nguyên lý hoạt động của các thiết bị bán dẫn cơ bản như diode và transistor cũng được giải thích dựa trên các hiệu ứng bán dẫn nền tảng này).
Xem thêm: Định Hướng Nghề Nghiệp Là Gì? Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Đúng Đắn
2.2 Vật Lý Chất Rắn
Khi nghiên cứu vật lý chất rắn, sinh viên sẽ tìm hiểu cấu trúc tinh thể của vật liệu rắn cũng như mối liên hệ giữa cấu trúc đó với các tính chất cơ học, nhiệt, điện và quang của chúng. Sau đó, sinh viên sẽ đi sâu vào lý thuyết về chất bán dẫn – cơ sở để giải thích tính chất của các vật liệu bán dẫn được sử dụng trong ngành công nghiệp này.
2.3 Thiết Kế Mạch Tích Hợp
Thiết kế mạch tích hợp (IC) là quá trình tạo ra các IC từ ý tưởng khái niệm ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Sinh viên sẽ học cách thiết kế các mạch logic và thiết bị bán dẫn sử dụng các kỹ thuật và công cụ mô hình hóa, mô phỏng. Họ cũng phải hiểu quy trình thiết kế chi tiết về mạch tích hợp từ khái niệm ban đầu đến sản phẩm cuối cùng.
Xem thêm: Ngành Kỹ Thuật Nhiệt: Thông Tin Tuyển Sinh Mới Nhất 2024
2.4 Công Nghệ Chế Tạo Chip
Các quy trình sản xuất chip bán dẫn thường đòi hỏi nhiều bước phức tạp như tẩy rửa, phủ, khắc, tẩy rửa ion, etc. Sinh viên sẽ được đào tạo về các công nghệ chế tạo chip phổ biến như công nghệ silicon, công nghệ gallium arsenide. Họ cũng sẽ đào tạo cách kiểm soát chất lượng và xử lý các lỗi có thể xảy ra trong từng bước của quy trình sản xuất.
2.5 Kỹ Thuật Sản Xuất Bán Dẫn
Ngoài chip, sinh viên cũng được học các kỹ thuật chế tạo thiết bị bán dẫn khác nhau (công nghệ epitaxy, ion implantation, photolithography,…) và quy trình sản xuất các thiết bị (diode, transistor, IC tương tích quang, cảm biến,…) Quản lý và kiểm soát tốt quá trình sản xuất là yếu tố sinh viên cần nắm rõ then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.
2.6. Đo Lường Và Kiểm Tra Sản Phẩm
Để đảm bảo các sản phẩm bán dẫn đạt yêu cầu trước khi đưa ra thị trường, các phương pháp, thiết bị đo kiểm chuyên dụng sẽ được sử dụng. Sinh viên sẽ học cách đo lường, kiểm tra các tham số quan trọng như dòng rò rỉ, đặc tính hoạt động. Họ cũng phải nắm được cách phân tích và xử lý các lỗi thường gặp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng được đào tạo các kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý dự án, thuyết trình để giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho môi trường làm việc thực tế.
Xem thêm: Ngành Quản Lý Năng Lượng Là Gì? Học Ra Làm Gì?
3. Ngành Bán Dẫn Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Dưới đây là điểm chuẩn năm 2023 các ngành đào tạo liên quan đến công nghệ chất bán dẫn của một số trường đại học tại Việt Nam:
Trường đại học | Chuyên ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Điểm chuẩn năm 2023 |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Điện tử viễn thông | A00; A01 | 26.46 |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Vật lý kỹ thuật | A00; A01 | 24,28 |
Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) | Vật lý kỹ thuật | A00; A01 | 24.2 |
Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) | Kỹ thuật điện tử viễn thông | A00; A01, A02 | 25,15 |
Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HCM) | Công nghệ Vật liệu | A00 | 23 |
Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HCM) | Kỹ thuật điện tử viễn thông | A00; A01 | 24,55 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | Kỹ thuật điện tử | A00; A01 | 26,1 |
Đại học Bách Khoa (Đà Nẵng) | Kỹ thuật điện tử viễn thông | A00; A01 | 24.05 |
Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM) | Kỹ thuật máy tính (hệ thống nhúng và IOT) | A00; A01 | 25.6 |
Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM) | Kỹ thuật máy tính (chuyên ngành thiết kế vi mạch) | A00; A01 | 25,4 |
Ngoài ra còn có một số trường đại học khác cũng đào tạo các ngành liên quan đến công nghệ bán dẫn như: Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn,…
Điểm chuẩn đầu vào dao động từ 18-28 điểm tùy theo từng trường và tổ hợp môn xét tuyển. Đây thường là những ngành đào tạo khó, cạnh tranh quyết liệt nên điểm chuẩn thường cao.
Xem thêm: Ngành Vật Lý Y Khoa Học Gì? Học Ở Đâu? Ra Làm Gì?
4. Học Ngành Bán Dẫn Ra Làm Gì?
Ngành công nghiệp bán dẫn luôn có nhu cầu cao về lao động có kỹ năng vì vậy cơ hội công việc trong ngành này rất đa dạng. Ứng viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành bán dẫn có thể làm việc ở các vị trí sau:
4.1 Kỹ Sư Thiết Kế Mạch Điện Tử
Một trong các lựa chọn hàng đầu của sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến công nghệ bán dẫn là trở thành kỹ sư thiết kế mạch điện tử. Công việc của kỹ sư thiết kế mạch điện tử sẽ có các bước sau:
Phân tích yêu cầu từ khách hàng, cấp trên về chức năng, hiệu suất, chi phí, kích thước mong muốn của mạch điện tử.
- Lập bản vẽ mô tả cách các linh kiện trong mạch điện tử kết nối với nhau (thiết kế sơ đồ mạch)
- Thực hiện chạy thử mạch điện trong môi trường ảo nhằm kiểm tra, mô phỏng hoạt động của mạch điện tử. Việc này đảm bảo mạch điện tử không xuất hiện sai sót nào khi đưa ra thị trường
- Chế tạo mạch thực tế bằng cách hàn các linh kiện điện tử lên một bảng mạch in.
- Tích hợp (gắn) mạch điện tử vào các thiết bị để kiểm tra khả năng hoạt động thực tế
4.2 Kỹ Sư Bán Dẫn
Những năm gần đây, ngành kỹ sư bán dẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt, được kỳ vọng là ngành sẽ thúc đẩy nhanh con đường phát triển khoa học công nghệ của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các kỹ sư ngành bán dẫn quản lý tất cả các công đoạn từ thiết kế, xây dựng, xử lý sự cố và thử nghiệm các mạch điện tử, chất bán dẫn. Họ thường giám sát hoạt động của các trang thiết bị bán dẫn, đưa ra giải pháp kịp thời khi xảy ra vấn đề trong quá trình sản xuất.
Xem thêm: Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp: Thông Tin Tuyển Sinh Mới Nhất
4.3 Kỹ Thuật Viên Giám Sát Quy Trình
kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm bán dẫn. Họ thiết kế và thực hiện các phương pháp kiểm tra, xác minh chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
4.4 Kỹ Thuật Viên Bảo Trì
Về cơ bản, kỹ thuật viên bảo trì sẽ phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị và hệ thống điện tử trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngoài đảm nhiệm công việc bảo trì, hiệu chuẩn và tối ưu hóa máy móc kể trên, kỹ thuật viên bảo trì cần phải hỗ trợ khách hàng trong việc lắp đặt và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm bán dẫn.
4.5 Nghiên Cứu Viên
Ngành bán dẫn đã có một lịch sử phát triển nhanh chóng và liên tục, đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tiến bộ vượt bậc trong công nghệ bán dẫn đã thúc đẩy sự thay đổi và sáng tạo liên tục, đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu viên, nhân lực chất lượng cao trong ngành.
Nghiên cứu viên ngành bán dẫn sẽ tham gia nghiên cứu, phát triển những nguyên lý mới, thiết kế thí nghiệm và cùng hợp tác để ứng dụng công nghệ, vật liệu tiên tiến vào quá trình sản xuất sản phẩm bán dẫn.
Xem thêm: Ngành Kinh Doanh Số Là Gì? Học Gì? Cơ Hội Việc Làm Ra Sao?
5. Mức Lương Ngành Bán Dẫn Cao Không?
Mức lương ngành bán dẫn phụ thuộc nhiều vào vị trí công việc, số năm kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn của ứng viên. Dưới đây là mức lương trong ngành bán dẫn theo kinh nghiệm:
Kinh Nghiệm | Mức Lương Trung Bình |
Sinh viên thực tập | 3 – 6 triệu đồng/tháng |
Mới tốt nghiệp | 8 – 12 triệu đồng/tháng |
2 năm kinh nghiệm | 12 – 18 triệu đồng/tháng |
4 năm kinh nghiệm | 18 – 25 triệu đồng/tháng |
6 năm kinh nghiệm | 25 – 35 triệu đồng/tháng |
8 năm kinh nghiệm | 35 – 50 triệu đồng/tháng |
10 năm kinh nghiệm trở lên | 50 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn |
Lưu ý rằng mức lương cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc, công ty, địa điểm làm việc, trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân và các yếu tố khác.
6. Ngành Bán Dẫn Liệu Có Được Ưa Chuộng?
Ngành bán dẫn đang nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn từ các quốc gia phát triển công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Các “ông lớn” như Intel, Samsung, TSMC liên tục mở rộng nhà máy và các trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn.
Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn cũng đang tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của các tập đoàn điện tử, viễn thông trong và ngoài nước đầu tư vào nước ta như Samsung, LG, Foxconn, Intel Products Vietnam… Theo Hiệp hội Các nhà Sản xuất Thiết bị Điện tử Việt Nam (VEIA), trong giai đoạn 2023-2025, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành bán dẫn có trình độ đại học trở lên ở Việt Nam ước tính lên tới 45.000 – 60.000 người.
Những con số trên cho thấy ngành bán dẫn không chỉ có tương lai rộng mở mà còn đang rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm: Ngành Quản Lý Công Là Gì? Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Bán Dẫn
Ngành bán dẫn là một lĩnh vực luôn đòi hỏi sự chuyên sâu và kiến thức kỹ thuật nâng cao, chương trình đào tạo cũng vì thế mà cung cấp kiến thức thực tế càng nhiều càng tốt. Vậy nên để theo đuổi ngành bán dẫn, sinh viên cần có những tố chất sau:
7.1 Đam Mê Khoa Học Và Công Nghệ
Ngành Bán dẫn yêu cầu sinh viên phải có sự hiểu biết sâu rộng từ nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lý, hóa học, toán học, điện tử và công nghệ. Do đó, họ cần có niềm đam mê thực sự với các lĩnh vực này để có đủ động lực theo đuổi và khám phá sâu hơn về ngành học.
Hơn nữa, công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực luôn phát triển không ngừng. Sinh viên cần có niềm yêu thích thực sự với việc tìm tòi, khám phá những công nghệ mới, cập nhật kiến thức chuyên ngành liên tục. Niềm đam mê sẽ giúp họ có động lực theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành.
7.2 Tư Duy Logic, Phân Tích
Khi làm việc trong ngành Bán dẫn, sinh viên sẽ phải giải quyết nhiều bài toán phức tạp, xử lý những quy trình công nghệ chi tiết. Điều này đòi hỏi kỹ năng tư duy logic và phân tích vô cùng quan trọng.
Việc thiết kế mạch tích hợp, mô phỏng quá trình sản xuất hay phân tích lỗi trong sản phẩm bán dẫn đều cần sự tư duy logic, phân tích chặt chẽ. Khả năng này sẽ giúp sinh viên tìm ra các cách tiếp cận khoa học, có hệ thống để giải quyết hiệu quả các nhiều bài toán khó, quy trình công nghệ phức tạp trong quá trình học.
Xem thêm: Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên: Những Thông Tin Bạn Cần Biết
7.3 Kiên Nhẫn, Chăm Chỉ
Ngành Bán dẫn được coi là một trong những ngành học khó, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực. Khối lượng kiến thức khổng lồ khiến sinh viên phải chuẩn bị tâm lý học tập miệt mài, chăm chỉ.
Sinh viên sẽ phải thực hiện những thí nghiệm kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần để đạt được kết quả mong muốn. Họ cũng phải dành nhiều thời gian để hoàn thành các đồ án thiết kế mạch tích hợp hay mô phỏng quy trình sản xuất một cách tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ và chăm chỉ rất cao.
7.4 Khả Năng Làm Việc Nhóm
Trong thực tế, hầu hết các dự án liên quan đến ngành bán dẫn, từ thiết kế mạch tới sản xuất linh kiện đều đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của một nhóm chuyên giá đến từ những lĩnh vực khác nhau (kỹ sư phần cứng, kỹ sư phần mềm, nhà nghiên cứu, kỹ sư thiết kế mạch,…).Do đó, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là tố chất vô cùng quan trọng để các dự án có thể thành công.
Sinh viên cần học cách giao tiếp hiệu quả, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong nhóm. Họ phải có khả năng phối hợp, đồng bộ hóa các công việc riêng lẻ thành một quy trình xuyên suốt, đạt hiệu suất cao.
7.5 Tính Sáng Tạo
Việc nắm chắc kiến thức lý thuyết là chưa đủ trong ngành bán dẫn đầy cạnh tranh như hiện nay. Sinh viên cần phải có những sáng tạo, tư duy mang tính đột phá để có thể đóng góp những sáng chế và cải tiến mới cho ngành này. Sự phát triển không ngừng của công nghệ bán dẫn đòi hỏi các kỹ sư, nhà khoa học phải liên tục, tìm tòi nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Sinh viên cần rèn luyện tư duy mới mẻ, dám đưa ra những giải pháp khác biệt và linh hoạt trong cách tiếp cận các vấn đề.
Tin rằng, việc nắm rõ các tố chất trên sẽ giúp sinh viên ngành bán dẫn đạt được thành công trong nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm: Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Gì? Học Ra Làm Gì?
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Bán Dẫn Như Thế Nào?
Với vai trò quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp từ điện tử, viễn thông, giao thông đến y tế, năng lượng… nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn luôn dồi dào và đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác như:
- Công nghiệp ô tô: Với sự gia tăng nhu cầu về xe điện và công nghệ hỗ trợ lái thông minh, ngành bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các linh kiện điều khiển, cảm biến, module năng lượng cho ô tô.
- Y tế: Các thiết bị y tế hiện đại như máy chụp cắt lớp, máy X-quang, thiết bị đo chỉ số sức khỏe đều sử dụng linh kiện bán dẫn. Kỹ sư bán dẫn có thể tham gia nghiên cứu, phát triển các thiết bị y tế tiên tiến hơn.
- Năng lượng tái tạo: Ngành năng lượng mặt trời, gió đang phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi công nghệ bán dẫn để tạo ra các tế bào quang điện, module điều khiển hiệu quả.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang trở thành xu hướng công nghệ mới, đặc biệt là khi được tích hợp vào các thiết bị IoT. Ngành bán dẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các bộ xử lý AI cho các ứng dụng thực tế.
- Viễn thông 5G: Mạng viễn thông thế hệ mới 5G đòi hỏi sự hỗ trợ của các linh kiện bán dẫn hiệu năng cao như bộ vi xử lý, đĩa cứng, thiết bị truyền dữ liệu tốc độ cao.
Như vậy, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm triển vọng tại các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước.
Trên đây là tất cả những thông tin đầy đủ, giải đáp cho thắc mắc ngành bán dẫn là gì. Mong rằng qua bài viết, JobsGO đã giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về chuyên ngành công nghệ đầy tiềm năng này cũng như định hướng được con đường phù hợp cho mình trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp
1. Học Ngành Bán Dẫn Có Cần Giỏi Toán Không?
Có, kiến thức toán là rất cần thiết và quan trọng đối với sinh viên ngành bán dẫn. Các môn như Giải tích, Đại số tuyến tính, Xác suất Thống kê... sẽ được ứng dụng nhiều trong các bài toán mô hình hóa, tối ưu thiết kế, phân tích dữ liệu.
Tuy nhiên, ngoài kiến thức toán chuyên sâu, sinh viên cũng cần có tư duy logic, phân tích, kỹ năng lập trình và tính sáng tạo để có thể vận dụng toán học hiệu quả vào thực tế.
2. Ngành Bán Dẫn Thi Vào Bằng Khối Nào?
Ngành bán dẫn thường tuyển sinh dựa vào các khối thi sau: Khối A00 (Toán, Lý, Hóa), Khối A01 (Toán, Lý, Anh văn)
Lưu ý rằng mỗi trường đại học sẽ có quy định riêng về khối thi cụ thể đối với ngành bán dẫn. Thí sinh cần tham khảo đề án tuyển sinh hàng năm để lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)