Lương Kỹ Sư Cơ Khí Là Bao Nhiêu? Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất 2024

Đánh giá post

Lương kỹ sư cơ khí hiện nay là bao nhiêu, có cao không? Con số này thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào và làm sao để các kỹ sư cơ khí có thể gia tăng thu nhập? Hãy để JobsGO giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thông Tin Tổng Quan Về Kỹ Sư Cơ Khí

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu mức lương kỹ sư cơ khí, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về vị trí công việc này, cũng như ngành kỹ thuật cơ khí nhé.

1.1. Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì?

Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì?

Kỹ sư cơ khí là những chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí, chuyên nghiên cứu, thiết kế và phát triển các hệ thống cơ khí, máy móc, thiết bị. Công việc của họ có thể bao gồm thiết kế cấu trúc, máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống tự động hoá, cũng như giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vật liệu, quá trình sản xuất và hiệu suất hoạt động của các thiết bị cơ khí. Một số kỹ sư cơ khí còn chịu trách nhiệm giám sát việc sản xuất, lắp ráp và bảo trì các sản phẩm cơ khí.

1.2. Mô Tả Công Việc Của Kỹ Sư Cơ Khí

Công việc của kỹ sư cơ khí rất đa dạng và phụ thuộc vào lĩnh vực cụ thể mà họ làm việc. Dưới đây là một số nhiệm vụ phổ biến của kỹ sư cơ khí:

  • Thiết kế: Kỹ sư cơ khí thường tham gia vào quá trình thiết kế các sản phẩm cơ khí, bao gồm máy móc, công cụ, thiết bị và hệ thống.
  • Phát triển sản phẩm: Họ thực hiện nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm hiện có và tìm ra cách để tối ưu hóa hiệu suất, chất lượng của sản phẩm.
  • Giám sát sản xuất: Kỹ sư cơ khí có thể giám sát quá trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
  • Giải quyết vấn đề kỹ thuật: Họ phải xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp có thể xảy ra trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm.
  • Bảo trì và sửa chữa: Kỹ sư cơ khí tham gia vào quá trình bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị, hệ thống cơ khí để đảm bảo chúng hoạt động ổn định, hiệu quả.
  • Nghiên cứu và phát triển: Một số kỹ sư cơ khí tham gia vào công việc nghiên cứu, phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực cơ khí để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về hiệu suất và bền vững.

Tóm lại, công việc của kỹ sư cơ khí là tạo ra, nâng cấp, duy trì các sản phẩm, hệ thống cơ khí để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và xã hội.

1.3. Kỹ Sư Cơ Khí Học Gì?

Sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp hiện đại, từ việc phát triển các công nghệ mới đến bảo trì và nâng cao hiệu suất của các hệ thống cơ khí hiện có. Dưới đây là các kiến thức, kỹ năng chính mà sinh viên ngành Cơ khí sẽ được học:

(1) Sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về:

  • Thiết kế cơ khí: Kỹ thuật thiết kế các sản phẩm cơ khí, từ bản vẽ tay đến sử dụng phần mềm CAD (Computer-Aided Design).
  • Chế tạo và gia công cơ khí: Các phương pháp chế tạo và gia công các sản phẩm cơ khí, bao gồm các quy trình như tiện, phay, hàn, cắt và đúc.
  • Thử nghiệm sản phẩm: Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Vận hành và bảo trì: Quản lý và bảo dưỡng các hệ thống cơ khí để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.
  • Xử lý vấn đề kỹ thuật: Giải quyết các vấn đề liên quan đến máy móc và thiết bị trong quy trình sản xuất.

(2) Chương trình học chú trọng tích hợp lý thuyết với thực hành, bao gồm các phương pháp và công nghệ như:

  • Đọc và vẽ kỹ thuật: Khả năng hiểu và tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chính xác.
  • Công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE: Sử dụng các phần mềm và công nghệ tiên tiến trong thiết kế và chế tạo.
  • Robot và tự động hóa: Hiểu biết về lập trình và vận hành robot trong sản xuất.

(3) Các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí thường bao gồm:

  • Kỹ thuật cơ khí
  • Cơ khí động lực
  • Điện tử kỹ thuật
  • Điện
  • Cơ khí hóa
  • Công nghệ thông tin
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Thực tập và ứng dụng thực tế

Sinh viên sẽ có cơ hội tham gia thực tập tại các nhà máy, xưởng sản xuất, hay công ty cơ khí để thực hành các kiến thức đã học và có cái nhìn thực tế về ngành này.

1.4. Kỹ Sư Cơ Khí Học Ở Đâu?

Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học và cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí chất lượng cao. Dưới đây là một số trường đại học hàng đầu mà bạn có thể theo học để trở thành kỹ sư cơ khí:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Đại học công nghệ đại học quốc gia Hà Nội.
  • Đại học công nghệ giao thông vận tải.
  • Đại học giao thông vận tải.
  • Đại học Bách Khoa – đại học học quốc gia TPHCM.
  • Đại học nông lâm TPHCM.
  • Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM.
  • Đại học công nghiệp TPHCM.
  • Đại học công nghệ Sài Gòn;
  • Đại học công nghệ TPHCM.
  • Học viện hàng không Việt Nam.
  • v.v…

Lựa chọn học ngành kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học này sẽ giúp sinh viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí tại Việt Nam.

1.5. Kỹ Sư Cơ Khí Ra Trường Làm Gì?

Kỹ Sư Cơ Khí Ra Trường Làm Gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các vị trí công việc đa dạng. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến mà kỹ sư cơ khí có thể đảm nhận:

  • Kỹ sư thiết kế cơ khí: Thiết kế các sản phẩm cơ khí mới, sử dụng phần mềm CAD để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật và mô hình 3D.
  • Kỹ sư R&D (Nghiên cứu và Phát triển): Tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các công nghệ và sản phẩm mới.
  • Kỹ sư sản xuất: Giám sát, cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm.
  • Kỹ sư gia công: Quản lý và điều hành các máy móc gia công như máy CNC, lập trình, vận hành máy móc để sản xuất các chi tiết cơ khí.
  • Kỹ sư bảo trì: Bảo trì, sửa chữa và đảm bảo hoạt động liên tục của máy móc, thiết bị cơ khí.
  • Kỹ sư quản lý dự án: Quản lý và điều phối các dự án kỹ thuật, đảm bảo tiến độ và ngân sách của dự án.
  • Kỹ sư tự động hóa: Thiết kế, phát triển các hệ thống tự động hóa, sử dụng robot và các hệ thống điều khiển tự động.
  • Kỹ sư điều khiển: Lập trình và điều khiển các hệ thống cơ khí và điện tử, đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống.
  • Kỹ sư kiểm tra chất lượng: Đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện các kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm.
  • Kỹ sư an toàn: Đảm bảo các quy trình sản xuất và vận hành máy móc an toàn, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
  • Giảng viên hoặc nghiên cứu viên: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc trung tâm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
  • Kỹ sư ứng dụng: Hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng và bảo trì các sản phẩm cơ khí, làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật.

1.6. Kỹ Sư Cơ Khí Có Thể Làm Việc Ở Đâu?

Kỹ sư cơ khí có thể làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ, từ các công ty sản xuất đến các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước. Môi trường làm việc có thể rất đa dạng, bao gồm cả văn phòng, nhà máy, công trường và các cơ sở nghiên cứu.

  • Công ty sản xuất ô tô: Chẳng hạn như VinFast, Thaco, Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam. Kỹ sư cơ khí ở đây sẽ tham gia vào thiết kế, sản xuất, và bảo trì các phương tiện giao thông.
  • Công ty sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp: Bao gồm các công ty chế tạo máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng.
  • Công ty điện tử và công nghệ cao: Chẳng hạn Samsung, LG, Siemens. Kỹ sư cơ khí có thể tham gia vào thiết kế và sản xuất các thiết bị điện tử, các hệ thống tự động hóa.
  • Công ty dầu khí: Kỹ sư cơ khí làm việc tại đây sẽ tham gia vào bảo trì, thiết kế, vận hành các hệ thống khai thác và chế biến dầu khí.
  • Nhà máy điện: Bao gồm các nhà máy điện hạt nhân, thủy điện, nhiệt điện. Kỹ sư cơ khí sẽ tham gia vào thiết kế, vận hành và bảo trì các hệ thống sản xuất năng lượng.
  • Công ty xây dựng: Kỹ sư cơ khí sẽ tham gia vào thiết kế và triển khai các hệ thống cơ khí trong công trình xây dựng.
  • Công ty cơ điện: Các công ty cung cấp dịch vụ cơ điện (M&E), thiết kế, lắp đặt các hệ thống cơ khí và điện cho các tòa nhà và công trình công nghiệp.
  • Viện nghiên cứu: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các viện nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật.
  • Trường đại học: Chẳng hạn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội,… Kỹ sư cơ khí có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo này.
  • Nhà máy sản xuất: Các nhà máy chế tạo các sản phẩm cơ khí, từ chi tiết máy móc đến các sản phẩm hoàn thiện.
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Các bộ ngành liên quan đến công nghiệp và kỹ thuật, như Bộ Công Thương.
  • Tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tham gia vào các dự án phát triển công nghệ và công nghiệp.
  • Công ty tư vấn và thiết kế kỹ thuật: Tại đây, kỹ sư cơ khí sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và triển khai các dự án cơ khí.

Xem thêm: Top 10 các doanh nghiệp tuyển dụng Kỹ sư cơ khí lương cao

2. Lương Kỹ Sư Cơ Khí Là Bao Nhiêu?

Lương Kỹ Sư Cơ Khí Là Bao Nhiêu?

Ngành cơ khí lương bao nhiêu, có cao không? Lương kỹ sư cơ khí bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Làm thế nào để người lao động tăng mức thu nhập? Mọi vấn đề sẽ được giải đáp trong phần nội dung dưới đây.

2.1. Lương Kỹ Sư Cơ Khí Có Cao Không?

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu, có cao không? Lương của kỹ sư cơ khí có thể được coi là khá cao, nhất là đối với những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt. Tuy nhiên, mức lương cụ thể có thể biến đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như địa điểm làm việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm và quy mô công ty mà họ làm việc.

  • Lương kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hiện rơi vào khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng.
  • Lương kỹ sư đã có kinh nghiệm 3 – 5 năm, đảm nhiệm các vị trí chuyên trách bình quân vào khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng.
  • Lương kỹ sư có trên 5 năm kinh nghiệm, có chuyên môn cao, am hiểu ngoại ngữ không dưới 20 triệu đồng/ tháng.

Nhìn chung, với nhu cầu ngày càng tăng về kỹ sư cơ khí trong các ngành công nghiệp như sản xuất, ô tô, hàng không, năng lượng, cũng như sự cần thiết của họ trong việc đổi mới công nghệ và bảo dưỡng hệ thống cơ khí hiện có, lương của kỹ sư cơ khí ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: Mức lương kỹ sư thiết kế cơ khí

2.2. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Mức Lương Kỹ Sư Cơ Khí

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lương kỹ sư cơ khí, trong đó phổ biến nhất là những yếu tố sau:

Môi Trường Làm Việc

Lương kỹ sư cơ khí Nhật Bản luôn cao hơn trong nước; lương tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn luôn cao hơn tại các đơn vị nhỏ. Môi trường là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất đến lương. Môi trường càng lớn, thu nhập của bạn trong nghề kỹ sư cơ khí lại càng hấp dẫn.

Vị Trí Chuyên Môn

Cùng thuộc khối ngành cơ khí nhưng mức lương cho các vị trí ở từng chuyên ngành lại hoàn toàn khác nhau. Ước tính, lương kỹ sư cơ khí ô tô, kỹ sư thiết kế cơ khí hay kỹ sư cơ khí robot có phần nhỉnh hơn so với những chuyên ngành khác. Điều này xuất phát từ tính phức tạp cùng độ khó của công việc.

Trình Độ Kỹ Sư

Dù mức lương khởi điểm có thể tương đồng nhưng làm sao để tăng nhanh được con số đó lại tuỳ thuộc vào năng lực mỗi người. Nếu bạn hoàn thành công việc ở mức xuất sắc, lại luôn tích cực chủ động và sáng tạo trong công việc, không một nhà tuyển dụng nào lại có thể từ chối tăng lương cho bạn.

Kinh Nghiệm Làm Việc

Với những công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ cao như kỹ sư cơ khí, kinh nghiệm được coi như thước đo sự thạo nghề. Kinh nghiệm càng cao, bạn càng có cơ hội tăng trưởng mức lương và thăng tiến đến các vị trí cấp cao như quản lý.

Xem thêm: Ngành cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì?

2.3. Cần Làm Gì Để Kỹ Sư Cơ Khí Tăng Mức Thu Nhập?

Cần Làm Gì Để Kỹ Sư Cơ Khí Tăng Mức Thu Nhập?

Để gia tăng mức lương cũng như thu nhập của mình, người kỹ sư cơ khí cần hoàn thiện những kỹ năng sau:

Trau Dồi Khả Năng Ngoại Ngữ

Ngoại ngữ là yếu tố tất yếu nếu bạn muốn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng chế độ đãi ngộ. Ngoài tiếng Anh, bạn cũng có thể trau dồi thêm ngôn ngữ của các Quốc gia đi đầu ngành cơ khí như Nhật, Đức, Pháp,…

Không Ngừng Tích Lũy Kiến Thức

Nền công nghiệp cơ khí luôn biến chuyển từng ngày. Vì vậy, bạn sẽ khó có thể đánh bật lớp trẻ nếu không tích cực học hỏi, nâng cao trình độ bản thân. Kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được là công cụ đắt giá nhất giúp bạn cải thiện mức lương.

Đặt Ra Mục Tiêu Rõ Ràng

Đừng để sự mông lung vô định nhấn chìm bạn. Hãy vạch ra những mục tiêu thật rõ ràng, cụ thể và không ngừng phấn đấu để đạt được nó. Từ mục tiêu dài hạn theo năm, bạn có thể chia nhỏ thành mục tiêu tháng, mục tiêu tuần. Việc làm tưởng đơn giản nhưng lại giúp bạn rất nhiều trong việc kỷ luật bản thân và tăng thêm thu nhập cho mình!

Tích Cực, Chủ Động Trong Mọi Tình Huống

Hãy luôn tìm kiếm những cơ hội cho bản thân. Đừng ngại đối diện với việc khó. Kỹ sư cơ khí khi mới bắt đầu thường khá vất vả, đôi khi có thể được giao những trọng trách mà bạn chưa có kinh nghiệm. Song, sự chủ động, cầu tiến và luôn tích cực trong công việc sẽ là yếu tố giúp bạn chiến thắng tất cả.

Xem thêm: Kỹ sư ME là gì? Toàn tập kiến thức cần biết về kỹ sư ME

Như vậy là JobsGO đã cùng bạn làm rõ mức lương kỹ sư cơ khí, những yếu tố ảnh hưởng và cách thức gia tăng thu nhập. Truy cập jobsgo.vn mỗi ngày, nhập từ khoá công việc yêu thích để nhận ngay những thông tin tuyển dụng kỹ sư cơ khí hấp dẫn nhất nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Lương Kỹ Sư Cơ Khí Ở Mỹ Là Bao Nhiêu?

Theo thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ năm 2022, kỹ sư cơ khí tại nước này có mức lương trung bình $ 95, 548.

2. Lương Ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy Là Bao Nhiêu?

Theo số liệu thống kê mới nhất của JobsGO, lương kỹ sư cơ khí chế tạo máy trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/tháng cho sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm và tăng dần lên 14 - 15 triệu đồng/tháng sau 3 - 5 năm. Những người có năng lực tốt, làm ở vị trí quản lý có thu nhập khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: