Interaction Design Là Gì? Cách Tạo Interaction Design Đơn Giản

Đánh giá post

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các trang web, ứng dụng và phần mềm phụ thuộc vào Interaction Design (IxD) nhằm thu hút, tăng cường trải nghiệm cho người dùng. Trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ làm rõ Interaction Design là gì, lợi ích nó mang lại và các công cụ hỗ trợ Interaction Design cho bạn đọc.

1. Interaction Design Là Gì?

Interaction Design (IxD) hay thiết kế tương tác là một lĩnh vực thiết kế đa ngành tập trung vào sự tương tác giữa người dùng và các sản phẩm, hệ thống hoặc giao diện kỹ thuật số. IxD cho phép người dùng đạt được mục tiêu của họ trong quá trình sử dụng một cách trực quan, hiệu quả.

Là một phần thiết yếu của UX Design (User Experience Design – Thiết kế trải nghiệm người dùng), tuy nhiên Interaction Design chủ yếu tập trung vào việc tương tác của người dùng với giao diện của trang web.

Một trong những ví dụ điển hình cho Interaction Design là các sàn thương mại điện tử, web mua sắm online. Những website, ứng dụng này không chỉ có giao diện thiết kế độc đáo, thu hút người mua bằng việc hiển thị các sản phẩm theo yêu cầu của họ, mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm mượt mà bằng các chức năng tương tác như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, áp mã miễn phí vận chuyển, xem đánh giá sản phẩm, thanh toán,…

2. Tầm Quan Trọng Của Interaction Design

Tầm quan trọng của Interaction Design

Interaction Design tập trung vào cách người dùng tương tác với trang web, ứng dụng, sản phẩm một cách mượt mà và dễ chịu, điều này sẽ góp phần:

2.1 Cải Thiện Trải Nghiệm Người Dùng

Một giao diện tương tác được thiết kế trực quan sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời, giúp họ hoàn thành mục tiêu một cách dễ dàng, hiệu quả.

Khi các thành phần được sắp xếp và hoạt động đồng bộ trên trên web, người dùng cảm thấy thân thuộc, định hướng được cách dùng. Điều này tăng hiệu suất truy cập, giảm khả năng xảy ra lỗi do tương tác không đúng cách.

Khi trải nghiệm tốt, người dùng có nhiều khả năng quay lại gắn bó với trang web, sản phẩm của doanh nghiệp. Qua trải nghiệm tích cực, những khách hàng cũng có thể trở thành những người giới thiệu, quảng bá thương hiệu đến những cá nhân khác.

2.2 Tối Ưu Hóa Tốc Độ Tương Tác

Hiện tượng bị giật, trễ khi tương tác sẽ gây cảm giác khó chịu, có thể khiến người dùng bỏ cuộc giữa chừng. Interaction Design sẽ cung cấp cho người dùng trải nghiệm tương tác mượt mà, nhanh chóng mà không phải chờ đợi quá lâu bằng cách tối giản quá trình tương tác. Đây sẽ là điểm cộng trong mắt người dùng và sẽ làm lượt tiếp cận của trang web.

2.3 Tương Thích Đa Nền Tảng

Xu hướng người dùng truy cập website/ứng dụng từ nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, desktop đang ngày càng phổ biến. Interaction Design cần đảm bảo rằng trải nghiệm tương tác phải nhất quán trên tất cả các nền tảng để người dùng không vấn đề bất tiện nào khi chuyển đổi giữa các thiết bị khác nhau.

Interaction Design đã làm tốt vai trò trong việc giúp người dùng dễ dàng tương tác với trang web, ứng dụng mọi lúc, mọi nơi, trên các thiết bị hoặc nền tảng bất kỳ.

2.4 Tạo Ra Lợi Thế Cạnh Tranh

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, trải nghiệm tương tác trực quan, tối ưu cho người dùng sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh.

Khi khách hàng có những trải nghiệm tốt trong quá trình tương tác và sử dụng, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản trang web, ứng dụng, sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các lựa chọn khác.

3. Nguyên Tắc Trong Interaction Design

Những nguyên tắc cần lưu ý trong Interaction Design

Interaction Design tối ưu hóa cách người dùng điều khiển và tương tác với các sản phẩm số như ứng dụng, website, phần mềm hoặc thiết bị kỹ thuật số. Vì vậy, nó cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

3.1 Thiết Kế Lấy Người Dùng Làm Trung Tâm

Interaction Design cần đặt mục tiêu ban đầu là hiểu rõ người dùng – những người sẽ tương tác trực tiếp với trang web, ứng dụng, sản phẩm. Các nhà thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, hành vi, nhận thức và khả năng của người dùng. Để từ đó lập ra các phương pháp giải quyết các vấn đề tồn đọng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng.

3.2 Nguyên Tắc Thiết Kế Đơn Giản

Giao diện rối mắt, phức tạp sẽ khiến người dùng không còn muốn tiếp cận trang web. Yếu tố then chốt cho một Interaction Design là sự đơn giản. Các nhà thiết kế nên loại bỏ mọi yếu tố thừa, không cần thiết trong giao diện và chỉ tập trung vào các tính năng chính giúp người dùng hoàn thành mục tiêu của họ. Như vậy, giao diện sẽ trở nên dễ hiểu, dễ điều hướng, giúp người dùng tập trung tốt hơn.

3.3 Tính Nhất Quán Trong Thiết Kế

Khi thiết kế trang web, nhà thiết kế cần đảm bảo về các yếu tố như giao diện, quy trình làm việc, mô hình tương tác và ngôn ngữ thiết kế phải đồng bộ với nhau. Nhờ sự đồng bộ này, người dùng sẽ không bị rối mắt, dễ dàng làm quen với trang web, sản phẩm.

3.4 Thiết Kế Cung Cấp Phản Hồi Rõ Ràng

Người dùng cần được thông báo rõ ràng về những gì đang xảy ra trên giao diện website, ứng dụng ngay lúc họ tương tác để giúp người dùng nắm bắt được tình huống và biết phải làm gì tiếp theo.

4. Cách Tạo Interaction Design Đơn Giản

Để tạo được Interaction Design đơn giản và hiệu quả, các nhà thiết kế cần thực hiện những bước sau:

4.1 Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Của Người Dùng

Bước đầu tiên trong quá trình tạo Interaction Design là nghiên cứu nhu cầu sử dụng của người dùng. Quá trình này sẽ bao gồm việc xác định đối tượng người dùng, mục tiêu, thu thập thông tin về họ (đặc điểm, hành vi, mục đích sử dụng sản phẩm). Bằng cách hiểu rõ người dùng, các nhà thiết kế có thể phân tích nhu cầu và mục tiêu của họ, tạo ra những trải nghiệm tương tác phù hợp.

4.2 Phác Thảo Sơ Bộ

Sau khi hoàn tất nghiên cứu nhu cầu người dùng, các nhà thiết kế sẽ xây dựng các ý tưởng, concept sơ bộ cho Interaction Design. Giai đoạn phác thảo sơ bộ này không cần quá chi tiết, chỉ cần đủ để thể hiện các ý tưởng ban đầu, xác định cấu trúc của các website và mối quan hệ giữa các thành phần trong website đó.

4.3 Thiết Kế Prototype

Khi đã có bản phác thảo sơ bộ, các nhà thiết kế sẽ sử dụng các công cụ làm Interaction Design như Figma, Adobe XD, InVision để xây dựng prototype chi tiết hơn.

Prototype là một phiên bản tương tác trải nghiệm với giao diện của trang web trước khi trang web được đưa vào hoạt động chính thức.

4.4 Rà Soát Và Điều Chỉnh

Khi đã có prototype, các nhà thiết kế sẽ tự mình rà soát hoặc thu thập phản hồi từ những người dùng thử nghiệm, các chuyên gia về lĩnh vực IxD. Dựa trên phản hồi, các nhà thiết kế sẽ điều chỉnh và cập nhật Interaction Design một cách hoàn chỉnh nhất có thể, để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dùng.

4.5 Hoàn Thiện Thiết Kế Chi Tiết

Cuối cùng, các nhà thiết kế sẽ tiến hành hoàn thiện Interaction Design của website thật chi tiết. Giai đoạn này bao gồm việc tạo ra các yếu tố tương tác cụ thể, hướng dẫn sử dụng, các tài liệu hỗ trợ cho quá trình phát triển trang web, sản phẩm. Khi thiết kế đã hoàn thiện, nó sẽ được chuyển giao cho đội ngũ phát triển.

5. Một Số Công Cụ Hỗ Trợ Cho Interaction Design

Một số công cụ hỗ trợ cho Interaction Design

Trong quá trình tạo ra Interaction Design, các nhà thiết kế tương tác có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ tiêu biểu cho Interaction Design:

5.1 Adobe XD

Hiện nay, Adobe XD là một trong những phần mềm phổ biến nhất trong việc thiết kế website, tạo prototyping. Ngoài giao diện đơn giản, tập trung vào việc tối ưu hóa công năng, tạo nhiều artboard trong 1 project, Adobe XD còn cho phép chia sẻ online project cho nhiều đối tượng.

5.2 Sketch

Phần mềm này chắc hẳn đã quá quen thuộc với các nhà thiết kế trang web vì sự tiện dụng, đa nhiệm, tối ưu hóa hiệu quả trong công việc của nó. Khi sử dụng Sketch, nhà thiết kế chỉ cần phải thanh toán mua 1 lần và sở hữu tài khoản Sketch mãi mãi. Tuy nhiên, hạn chế của phần mềm này chính là nó chỉ hoạt động trên macOS.

5.3 Figma

Có thể nói Figma chính là một “bản nâng cấp” của Sketch vì nó tương thích với hệ điều hành Windows và sở hữu tất cả những tính năng Sketch có. Ngoài ra, Figma còn có các tính năng khác như giúp người dùng làm việc nhóm hiệu quả (làm ở bất cứ đâu, linh hoạt trong việc để lại comment trên bất cứ artboard nào), lưu trữ, bảo mật Data cá nhân trên máy chủ.

Interaction Design là một lĩnh vực đầy thú vị trong thời đại số ngày nay. Với vai trò quan trọng trong công việc xác định trải nghiệm người dùng tốt nhất, lĩnh vực này cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đầy tiềm năng. Hy vọng qua bài viết này, JobsGO đã giải đáp được cho bạn đọc hiểu Interaction Design là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong thời đại ngày nay.

Câu hỏi thường gặp

1. Cần Học Ngành Gì Để Trở Thành Interaction Designer?

Các ngành phù hợp để theo đuổi lĩnh vực Interaction Design là: Thiết kế Đa phương tiện, Khoa học Máy tính, hoặc các chuyên ngành liên quan đến Công nghệ Thông tin tin và User Interface.

2. Có Thể Làm Interaction Design Dưới Hình Thức Freelancer Không?

Hoàn toàn có thể. Nhiều nhà thiết trong ngành này cũng chọn làm việc tự do theo hình thức nhận dự án từ các công ty hoặc cá nhân khác nhau. Điều này cho phép họ linh động về mặt thời gian làm việc cũng như lựa chọn dự án phù hợp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: