Diễn Viên Lồng Tiếng Là Gì? Tiêu Chí Tuyển Dụng Diễn Viên Lồng Tiếng

4.5/5 - (1 vote)

Diễn viên lồng tiếng – những nghệ sĩ thầm lặng góp phần tạo nên sức sống cho các nhân vật trên màn ảnh, họ sử dụng giọng nói của mình để truyền tải thông tin, cảm xúc và thổi hồn cho các nhân vật, mang đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ thuật đầy cảm xúc. Vậy diễn viên lồng tiếng là gì? Công việc của họ như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu nhé.

1. Diễn Viên Lồng Tiếng Là Gì?

Diễn viên lồng tiếng là những nghệ sĩ sử dụng giọng nói của họ để thể hiện lời thoại hoặc cảm xúc cho các nhân vật trong phim ảnh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử, quảng cáo, sách nói,… Họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, cảm xúc và tạo nên cá tính cho nhân vật, góp phần mang đến trải nghiệm hoàn chỉnh cho khán giả.

Diễn Viên Lồng Tiếng Là Gì?

Diễn viên lồng tiếng là một vị trí đặc biệt trong ngành điện ảnh, truyền hình và đang ngày càng phát triển, được nhiều người yêu thích. Đây là một nghề nghiệp đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho những ai đam mê và có năng khiếu.

Xem thêm: Diễn viên quần chúng là gì? Có nên theo đuổi nghề này hay không?

2. Công Việc Của Diễn Viên Lồng Tiếng

Diễn viên lồng tiếng cũng đảm nhận khá nhiều công việc khác nhau như sau:

2.1 Đọc Kịch Bản Và Nghiên Cứu Nhân Vật

Trước khi bắt đầu quá trình lồng tiếng, diễn viên phải đọc kỹ kịch bản và nghiên cứu sâu về nhân vật mà họ sẽ thể hiện. Họ cần nắm bắt được tính cách, cảm xúc và cách nói chuyện của nhân vật đó. Quá trình này đòi hỏi sự tập trung cao độ và khả năng phân tích nhân vật một cách toàn diện.

Diễn viên phải hiểu rõ mối quan hệ, hoàn cảnh, động cơ của nhân vật để có thể thể hiện chân thực và sinh động.

2.2 Thực Hành Và Tập Luyện

Sau khi đã nắm vững về nhân vật, diễn viên sẽ bắt đầu quá trình tập luyện giọng nói và diễn xuất. Họ sẽ thử nghiệm các giọng điệu, ngữ điệu và cách phát âm khác nhau để tìm ra giọng nói phù hợp nhất với nhân vật. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kiên nhẫn và luyện tập không ngừng để đạt được sự hoàn hảo. Diễn viên cũng cần phải tập trung vào việc diễn xuất bằng giọng nói, thể hiện cảm xúc và tính cách nhân vật một cách chân thực.

2.3 Ghi Âm Và Lồng Tiếng

Sau quá trình chuẩn bị, diễn viên sẽ bước vào phòng thu để ghi âm và lồng tiếng cho phim hoặc chương trình truyền hình. Trong quá trình này, họ sẽ phải đồng bộ hóa giọng nói của mình với hình ảnh trên màn hình một cách chính xác. Điều đó rất cần sự tập trung cao độ, khả năng điều khiển giọng nói, sự phối hợp nhịp nhàng với đạo diễn và kỹ thuật viên âm thanh.

Xem thêm: Biên Kịch Là Gì? Giải Đáp Thắc Mắc Xoay Quanh Nghề Biên Kịch

2.4 Xử Lý Và Chỉnh Sửa

Sau khi ghi âm xong, quá trình lồng tiếng không dừng lại. Diễn viên cùng đạo diễn sẽ xem lại đoạn ghi âm và tiến hành chỉnh sửa, cắt ghép, điều chỉnh để đảm bảo âm thanh hoàn hảo. Đây là bước quan trọng để giúp cho giọng nói của diễn viên trở nên mượt mà, đồng nhất và phù hợp với hình ảnh trên màn hình.

Công Việc Của Diễn Viên Lồng Tiếng

3. Tiêu Chí Tuyển Dụng Diễn Viên Lồng Tiếng

Để trở thành một diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp, ứng viên cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng sau đây:

3.1 Có Giọng Nói Hay, Chuẩn

Có thể nói đây là nghề dùng lời nói kiếm tiền. Vì vậy một giọng nói hay, chuẩn, không mắc lỗi là đủ điều kiện cơ bản để tham gia vào công việc này.

Khi sở hữu giọng nói hay sẽ rất dễ dàng nhập vai, khiến người xem hứng thú và có thiện cảm hơn. Nếu diễn viên giọng thô, khàn khó nghe thì chính họ đang phá vỡ bộ phim đó. Cũng bởi vậy mà đạo diễn thường kiểm tra rất kỹ giọng đọc thoại của diễn viên khi casting, xem họ có phù hợp với tính cách của nhân vật không?

Đối với nghề này, giọng nói của họ không những hay, chuẩn mà còn phải truyền cảm thì mới đưa được thông điệp ý nghĩa đến người xem. Họ phải biết khi tức giận, vui vẻ, hạnh phúc, thất vọng,… thì khẩu hình như thế nào?

Một giọng nói đạt chuẩn quyết định khá nhiều đến sự nghiệp của diễn viên lồng tiếng. Có những người sinh ra đã có thiên phú, thế nhưng có những người phải luyện tập hàng giờ để có được thành công. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi nghề này thì hãy luyện đọc nhiều, tránh ăn thực phẩm có hại cho giọng.

3.2 Tiếng Khớp Với Khẩu Hình Nhân Vật

Khán giả hiện nay yêu cầu một bộ phim phải có độ hoàn hảo, mượt mà, hấp dẫn. Họ chỉ cần để ý một chút sẽ phát hiện ra độ khớp của khẩu hình nhân vật với âm thanh. Đây là điểm trừ cực kỳ lớn, nó khiến cho bộ phim đó mất khách, nhận những lời phê bình về độ đầu tư. Điều này cũng chứng tỏ các diễn viên không tìm hiểu kỹ, không chuyên nghiệp. Vì thế khi ứng tuyển vào công việc này, ứng viên phải chứng tỏ tiếng khớp với khẩu hình nhân vật, kể cả cái nhếch môi, thở dài cũng phải khớp.

Đặc biệt diễn viên lồng tiếng cũng cần nhanh nhẹn quan sát và luyện tập với nhân vật của mình thường xuyên. Đây là yêu cầu tối thiểu và đầu tiên mà nhà sản xuất phim quan tâm đến trước khi kiểm tra độ diễn đạt của ứng viên.

3.3 Nói Cả Được Giọng Trẻ Con Và Người Lớn

Một yêu cầu nữa với nghề này đó là nói được cả giọng người lớn và trẻ con. Đây sẽ là điểm cộng lớn giúp bạn tạo ấn tượng mạnh với nhà làm phim. Bởi họ luôn mong muốn tìm diễn viên đa tài, nhiều màu sắc khác nhau cho các vai. Khi nói được nhiều giọng, nhiều nhân vật sẽ giúp cơ hội nghề nghiệp của diễn viên mở rộng hơn.

Xem thêm: Stylist Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

3.4 Có Khả Năng Ghi Nhớ Lời Thoại Tốt

Khi quyết định làm nghề diễn viên lồng tiếng bắt buộc bạn phải ghi nhớ lời thoại, kịch bản thật tốt. Bên cạnh đó, khi nhận vai lồng tiếng bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu từng phân đoạn của nhân vật để xem cảm xúc của họ ra sao?

Diễn viên lồng tiếng cũng phải hoà làm một với nhân vật, sống cùng nhân vật để đem lại cảm xúc cho người xem. Trong quá trình lồng tiếng có thể đạo diễn vẫn cho bạn cầm kịch bản để đọc. Thế nhưng điều đó sẽ khiến giọng đọc của họ khô khan, không cảm xúc, không thể hiện hết tính cách nhân vật trong từng cảnh. Đặc biệt họ sẽ không theo sát được khẩu hình nhân vật, từ đó việc lồng tiếng sẽ bị lệch đi.

Khi ứng tuyển vào vị trí này, đạo diễn sẽ yêu cầu ứng viên đọc thoại của một phân đoạn nào đó. Vì thế mà các ứng viên hãy chuẩn bị kỹ, luyện tập nhiều lần cho thuần thục để có màn thể hiện tốt nhất.

Tiêu Chí Tuyển Dụng Diễn Viên Lồng Tiếng

3.5 Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong nghề lồng tiếng. Mặc dù công việc chính của họ là thể hiện giọng nói qua các nhân vật, nhưng khả năng giao tiếp hiệu quả với đạo diễn, kỹ thuật viên âm thanh và các thành viên trong ekip sản xuất cũng rất cần thiết.

Họ cần phải có khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến, phản hồi từ những người khác để có thể điều chỉnh và cải thiện phong cách diễn xuất của mình. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

3.6 Nhanh Nhạy Trong Xử Lý Vấn Đề

Trong quá trình lồng tiếng, có thể xảy ra nhiều tình huống bất ngờ hoặc vấn đề kỹ thuật phát sinh. Vì vậy, diễn viên lồng tiếng cần phải có khả năng nhanh nhạy và linh hoạt trong việc xử lý những tình huống này.

Họ phải có tư duy nhanh, phán đoán tình huống và đưa ra quyết định kịp thời để giải quyết vấn đề mà không làm gián đoạn quá trình làm việc. Điều này đòi hỏi diễn viên phải có kinh nghiệm, bình tĩnh và sự tập trung cao độ

Bên cạnh đó, họ cũng cần có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi hoặc yêu cầu mới từ đạo diễn hoặc ekip sản xuất.

Xem thêm: Nghề ca sĩ – “hào quang” tỏa sáng trong ngành nghệ thuật

4. Diễn Viên Lồng Tiếng Lương Bao Nhiêu?

Tại Việt Nam, mức lương của diễn viên lồng tiếng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tên tuổi, thời lượng dự án và quy mô của công ty sản xuất. Tuy nhiên, đa số diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp đều có mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung.

Thông thường, các diễn viên lồng tiếng sẽ được trả lương theo dự án hoặc theo giờ. Mức lương cho một dự án lồng tiếng phim điện ảnh, phim truyền hình dài tập thường dao động từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào độ khó, khối lượng công việc và thương lượng với nhà sản xuất. Trong khi đó, việc lồng tiếng cho quảng cáo, đọc sách hoặc hướng dẫn du lịch thường được tính theo giờ, với mức phí từ 200.000 – 500.000 đồng/giờ.

Ngoài ra, các diễn viên lồng tiếng nổi tiếng, có tên tuổi và kinh nghiệm dày dặn sẽ có mức lương cao hơn. Họ có thể đàm phán mức phí hấp dẫn, thậm chí lên tới hàng trăm triệu đồng cho một dự án lớn. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp của một số ít diễn viên hàng đầu trong nghề.

Xem thêm: Phát Thanh Viên Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Trở Thành Phát Thanh Viên

5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Diễn Viên Lồng Tiếng Như Thế Nào?

Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Diễn Viên Lồng Tiếng Như Thế Nào?

Nghề diễn viên lồng tiếng mở ra nhiều cơ hội đa dạng và hấp dẫn. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp giải trí, nhu cầu về dịch vụ lồng tiếng ngày càng tăng cao, đem lại nhiều triển vọng cho những người theo đuổi nghề này.

Trước hết, diễn viên lồng tiếng có cơ hội làm việc trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình, lồng tiếng cho các bộ phim, chương trình truyền hình từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, mang đến nhiều dự án thú vị với các thể loại khác nhau như phim hành động, phim tình cảm, hoạt hình và nhiều loại hình giải trí khác.

Ngoài ra, diễn viên lồng tiếng cũng có thể tham gia vào các dự án đọc sách nói, hướng dẫn du lịch, quảng cáo, thậm chí là trò chơi điện tử. Những lĩnh vực này đòi hỏi các kỹ năng lồng tiếng đa dạng, từ giọng đọc truyện sống động đến khả năng thể hiện nhiều giọng nói khác nhau cho các nhân vật trong game.

Với tài năng và kinh nghiệm, diễn viên lồng tiếng có thể trở thành những cái tên quen thuộc, gắn liền với các nhân vật nổi tiếng trong phim ảnh. Họ có cơ hội tham gia vào các dự án lớn, được công chúng yêu mến và đạt được thành công trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, để gặt hái được thành công trong nghề, diễn viên lồng tiếng cần phải không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng và duy trì đam mê với công việc. Sự cạnh tranh trong ngành là rất lớn, vì vậy họ phải luôn nỗ lực và linh hoạt để nắm bắt những cơ hội mới.

Xem thêm: Animation là gì? Cách tạo nên những chuyển động thú vị cho Video

6. Các Diễn Viên Lồng Tiếng Nổi Tiếng Tại Việt Nam

Ngành công nghiệp giải trí Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo sự ra đời của nhiều bộ phim ảnh, phim hoạt hình thu hút đông đảo khán giả. Góp phần không nhỏ vào thành công của những tác phẩm này là đội ngũ diễn viên lồng tiếng tài năng, tâm huyết. Dưới đây là một số diễn viên lồng tiếng nổi tiếng tại Việt Nam:

  • NSND Lan Hương
  • NSƯT Trung Hiếu
  • NSƯT Phú Thăng
  • NSƯT Minh Hằng
  • NSƯT Hương Dung
  • Diễn viên Thùy Dương
  • Diễn viên Nguyệt Hằng
  • Diễn viên Võ Huyền Chi

Như vậy, diễn viên lồng tiếng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí. Họ là những nghệ sĩ tài năng, tâm huyết, góp phần mang đến cho khán giả những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng và đầy cảm xúc. Hy vọng rằng bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn đọc hiểu rõ về công việc này. Nếu bạn yêu thích mảng lồng tiếng và có những tố chất phù hợp, đừng ngần ngại theo đuổi nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Diễn Viên Lồng Tiếng Có Cần Bằng Cấp Không?

Yêu cầu quan trọng và cơ bản nhất đối với diễn viên lồng tiếng là giọng đọc, khả năng đảm nhận nhiều nhân vật. Chính vì thế mà một số nhà làm phim không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên để theo đuổi con đường chuyên nghiệp, nâng cao vị trí trong nghề thì bạn tốt nhất vẫn nên có bằng cấp liên quan. Nó chứng minh bạn là diễn viên có đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

2. Diễn Viên Lồng Tiếng Có Khi Nào Bị “Đớt” Không?

Có, trong một số trường hợp, kịch bản yêu cầu nhân vật phải nói lắp hoặc ngọng, vì thế giọng nói “đớt” sẽ giúp thể hiện tính cách nhân vật một cách chân thực và không bị gượng ép hơn so với việc phải cố gắng bắt chước giọng nói khó khăn đó.

3. Tìm Việc Làm Diễn Viên Lồng Tiếng Có Khó Không?

Tìm việc làm diễn viên lồng tiếng có thể khá khó khăn, đặc biệt là đối với những người mới bước chân vào nghề. Sự cạnh tranh trong ngành này khá gay gắt, đòi hỏi diễn viên phải có tài năng, kinh nghiệm và mối quan hệ tốt.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: