Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm được sự bảo hộ của nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Có 2 hình thức đóng bảo hiểm xã hội là đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Đối với người lao động không tham gia BHXH bắt buộc, thì có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
Mục lục
Không đóng bảo hiểm xã hội có sao không?
Số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta ngày càng tăng lên. Bên cạnh hình thức đóng BHXH bắt buộc, thì có rất nhiều người tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng những lợi ích sau này. Những lợi ích như chăm sóc sức khỏe, hưu trí và tử tuất là lý do người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội.
Vậy không đóng bảo hiểm xã hội có sao không? Thực tế là việc đóng BHXH là bắt buộc hay không phụ thuộc vào hình thức BHXH của người tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là BHXH mà người tham gia tự nguyện lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Đối với BHXH tự nguyện, thì việc đóng hay không đóng bảo hiểm là tùy vào người tham gia và chẳng làm sao khi bạn không đóng.
- Ngược lại, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại BHXH bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp, công ty) phải tham gia. Nếu các đối tượng này không đóng bảo hiểm xã hội, thì sẽ phải chịu các hình thức phạt theo quy định của pháp luật.
? Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất
Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu năm?
Bảo hiểm xã hội cần đóng đủ tối thiểu 20 năm để được hưởng lương hưu. Trong trường hợp người lao động đã hết tuổi lao động (đủ 55 tuổi đối với nữ hoặc đủ 60 tuổi đối với nam), nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, thì thay vì hình thức BHXH bắt buộc khi còn làm việc, tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ thời gian để hưởng chế độ lương hưu.
? Xem thêm:
Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức đóng số tiền bảo hiểm mà người đóng lựa chọn vào quỹ BHXH của nhà nước. BHXH tự nguyện khác với BHXH bắt buộc là toàn bộ mức tiền đóng bạn đều là người chi trả và BHXH tự nguyện chỉ có các quyền lợi hưu trí và tử tuất cho người tham gia.
Lựa chọn hình thức đóng BHXH tự nguyện đem lại một số lợi ích cho người tham gia như:
- Mang đến sự đảm bảo nguồn thu nhập duy trì cuộc sống khi quá tuổi lao động (lương hưu)
- Mức đóng cũng vô cùng linh hoạt và có thể lựa chọn tùy thuộc vào thu nhập của từng người
Bởi những lợi ích đó, chúng tôi khuyên bạn có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có đủ điều kiện.
? Xem thêm: Quyền lợi của bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2021
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có mức đóng hàng tháng tương đương 22% mức thu nhập tháng do chính người tham gia lựa chọn. Việc được chọn mức đóng và hình thức đóng theo tháng, theo 3 tháng, theo 6 tháng,… thì người tham gia dễ dàng theo đóng BHXH tự nguyện.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội và khuyến khích người dân tham gia BHXH, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ được quy định cụ thể như sau: hỗ trợ 30% với đối tượng hộ nghèo, 25% đối với đối tượng hộ cận nghèo, và 10% với các đối tượng khác. Ngoài ra, các dịch vụ mua lại bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được cung cấp, giúp người lao động linh hoạt trong việc đóng và hưởng quyền lợi từ BHXH.
? Xem thêm: Góc tư vấn: “Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu?”
Kết
Bài viết trên đây, JobsGO đã chia sẻ với bạn những thông tin giải đáp cho thắc mắc “có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?”. Tham gia BHXH tự nguyện hay không là lựa chọn của mỗi người, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm bắt được hình thức BHXH và có lựa chọn sáng suốt cho chính mình.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)