Ngành Quản Trị Khách Sạn Là gì? Có Nên Theo Đuổi Không?

Đánh giá post

Du lịch ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà hàng, khách hàng “mọc” lên khắp nơi. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng của ngành quản trị khách sạn cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, ngành quản trị khách sạn là gì? Ai phù hợp học ngành này?
TÌM VIỆC LÀM NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN

1. Ngành Quản Trị Khách Sạn Là Gì?

Ngành quản trị khách sạn (Hotel Management) là một lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về quản lý, vận hành các cơ sở lưu trú như khách sạn, resort, motel, các dịch vụ liên quan đến ngành du lịch và lưu trú.

Mục tiêu chính của ngành quản trị khách sạn là đào tạo ra những nhà quản lý chuyên nghiệp. Họ có khả năng vận hành và quản lý các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ du lịch một cách hiệu quả nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Hé lộ sự thật về công việc quản lý nhà hàng

Quản trị khách sạn là gì?

2. Ngành Quản Trị Khách Sạn Học Những Gì?

Quản trị Khách sạn là một trong những chuyên ngành tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực Quản trị Dịch vụ và Du lịch. Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý, vận hành các hoạt động kinh doanh trong ngành khách sạn và du lịch. Dưới đây là một số môn học phổ biến trong ngành Quản trị Khách sạn:

  • Quản trị khách hàng: Học về cách tạo và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý hoạt động khách sạn: Bao gồm quản lý phòng, dịch vụ nhà hàng, quản lý nhân sự, quản lý nguồn lực vật chất và tài chính.
  • Kế toán và tài chính trong ngành du lịch: Học về cách quản lý tài chính, lập kế hoạch ngân sách và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh là hiệu quả.
  • Marketing và quảng cáo trong ngành du lịch: Giúp sinh viên nắm được các chiến lược tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Học về cách quản lý việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa để đảm bảo chất lượng và hiệu suất.
  • Luật và quy định trong ngành du lịch: Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý, quy định về an toàn, bảo vệ môi trường, quyền lợi của khách hàng và nhân viên.

3. Ngành Quản Trị Khách Sạn Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Hiện nay, trước nhu cầu tuyển dụng không ngừng tăng của ngành nghề quản trị khách sạn, rất nhiều trường đại học trên khắp cả nước đã tổ chức đào tạo và giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể như sau:

Trường Mã Ngành Điểm chuẩn năm 2023 Ghi chú
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng 7810201 800 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. HCM
Đại học Tài chính – Marketing 7810202_DT 710 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. HCM, chương trình đặc thù
Đại học Quy Nhơn 7810201 700 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. HCM
Đại học Nha Trang 7810201PHE 650 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. HCM, Thành phần tiếng Anh trên 120 điểm; Chương trình song ngữ Anh – Việt
Đại học Dân lập Duy Tân 7810201 650 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Đông Á 7810201 600 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Kinh tế Quốc dân EP11 35.75 Điểm Tiếng Anh x2
Viện Đại học Mở Hà Nội 7810201 29.28 Tiêu chí phụ: tiếng Anh (D01) từ 8
Đại học Phenikaa FTS2 24 Học bạ
Đại học Công Thương TP. HCM 7810201 22
Đại học Công Thương 7810201 22 Học bạ
Đại học Nha Trang 7810201 22

4. Học Ngành Quản Trị Khách Sạn Ra Làm Gì?

Dưới đây là một số vị trí công việc mà sinh viên đã tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể theo đuổi:

4.1. Quản Lý Khách Sạn

Với vị trí này, bạn sẽ quản lý khách sạn hoặc resort, có trách nhiệm quản lý mọi khía cạnh của khách sạn, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý hoạt động hàng ngày và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

4.2. Quản Lý Dịch Vụ Nhà Hàng

Công việc của quản lý dịch vụ nhà hàng là lãnh đạo và quản lý các hoạt động của nhà hàng trong khách sạn hoặc ngoài trời, bao gồm quản lý nhân viên nhà hàng, menu thiết kế, quản lý lịch trình và kiểm soát chi phí.

4.3. Quản Lý Sự Kiện

Quản lý sự kiện sẽ chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các sự kiện trong khách sạn hoặc nhà hàng, bao gồm hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, sự kiện kỷ niệm và các chương trình giải trí.

4.4. Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch

Vị trí kinh doanh dịch vụ và du lịch chủ yếu sẽ làm việc trong các công ty du lịch hoặc tổ chức kinh doanh du lịch, phát triển và quản lý các tour du lịch, chương trình khuyến mãi, dịch vụ hỗ trợ du lịch.

4.5. Tư Vấn Và Đào Tạo

Bạn có thể trở thành chuyên gia tư vấn hoặc giảng viên trong lĩnh vực quản trị khách sạn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên hoặc doanh nghiệp khác.

4.6. Khởi Nghiệp

Khởi nghiệp trong ngành nghề quản trị khách sạn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kế hoạch chi tiết. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội tạo ra và quản lý doanh nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, bao gồm khách sạn, nhà hàng, hoặc công ty tổ chức sự kiện.

5. Mức Lương Ngành Quản Trị Khách Sạn Cao Không?

Mức Lương Ngành Quản Trị Khách Sạn Cao Không?

Mức lương trong ngành Quản trị Khách sạn có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí công việc, trình độ học vấn và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc, quy mô và loại hình khách sạn, cũng như tình trạng kinh tế và thị trường lao động trong từng khu vực.

Theo đó, mức lương khởi điểm của ngành quản trị khách sạn sẽ từ 5 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với những vị trí quản lý, mức lương có thể dao động trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, nói chung, ngành Quản trị Khách sạn có tiềm năng lương khá cao, đặc biệt là ở những vị trí quản lý cấp cao trong các khách sạn cao cấp, resort hoặc chuỗi khách sạn lớn. Các vị trí như Giám đốc Khách sạn, Giám đốc Kinh doanh, Quản lý Nhà hàng, Quản lý Sự kiện thường có mức lương hấp dẫn.

Ngoài ra, các thành phố lớn hoặc điểm du lịch nổi tiếng thường có mức lương cao hơn so với các khu vực khác do nhu cầu nhân sự chất lượng cao cao và chi phí sinh sống cao.

6. Ngành Quản Trị Khách Sạn Có Được Ưa Chuộng?

Hiện nay, ngành quản trị khách sạn là một ngành học được ưa chuộng và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai bởi nhiều lý do như:

  • Nhu cầu nhân lực cao: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và dịch vụ lưu trú trên toàn cầu, nhu cầu về nhân lực quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều dự án khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng mới liên tục được đầu tư và xây dựng, tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn.
  • Thu nhập và triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn: Ngành này mở ra rất nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến, từ quản lý cấp trung cho tới quản lý cấp cao ở nhiều khách sạn, resort lớn.
  • Tính ứng dụng và thực tiễn cao: Chương trình đào tạo ngành quản trị khách sạn kết hợp lý thuyết và thực hành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Ngoài ra, hiện nay các trường cũng tạo mọi điều kiện giúp sinh viên được thực tập ở những cơ sở khách sạn, nhà hàng,…
  • Tính quốc tế hóa và di động cao: Sinh viên theo học ngành này có thể làm việc trên toàn thế giới. Nhờ đó, họ sẽ có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng như: quản lý, giao tiếp, làm việc nhóm,…
  • Có cơ hội khởi nghiệp: Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên quản trị khách sạn có thể tự mình khởi nghiệp, mở các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch.

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Quản Trị Khách Sạn

Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Quản Trị Khách Sạn

7.1. Kỹ Năng Giao Tiếp

Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt trong ngành quản trị khách sạn. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, tự tin và dễ hiểu với khách hàng, nhân viên và đối tác. Không chỉ vậy, khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất.

7.2. Kỹ Năng Tổ Chức Và Quản Lý

Ngành quản trị khách sạn đòi hỏi bạn phải có khả năng tổ chức và quản lý công việc hiệu quả, khả năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ và giám sát hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong khách sạn.

7.3. Khả Năng Chịu Áp Lực

Ngành khách sạn là ngành dịch vụ, do đó bạn cần có khả năng chịu áp lực cao khi phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Đặc biệt, ngành nghề này yêu cầu khả năng giữ bình tĩnh và xử lý các tình huống bất ngờ tốt.

7.4. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, bạn cần có khả năng phân tích vấn đề, tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

7.5. Kỹ Năng Ngoại Ngữ

Ngành khách sạn là ngành quốc tế, do đó bạn cần có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, và có thể thêm các ngoại ngữ khác để tăng khả năng cạnh tranh.

Tìm hiểu thêm về ngành Quản trị khách sạn, nhà hàng: Tại Đây

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Khách Sạn Như Thế Nào?

Ngành Quản Trị Khách Sạn hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội việc làm rất đáng quan tâm. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch và nhịp sống hiện đại, nhu cầu về các dịch vụ lưu trú chất lượng cao ngày càng tăng. Điều này đã tạo ra một thị trường việc làm tiềm năng cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu cá nhân hóa dịch vụ, các khách sạn ngày nay cũng đang tìm kiếm nguồn nhân lực có kỹ năng số, hiểu biết về công nghệ và khả năng tiếp cận khách hàng đa dạng. Vì vậy, những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản Trị Khách Sạn với kỹ năng mềm và kỹ năng số tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh cao trong việc tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, ngành này còn mang đến nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp lâu dài. Nếu có kinh nghiệm và khả năng thích ứng, những người trong ngành Quản Trị Khách Sạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hơn hoặc mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như nhà hàng, du lịch, tổ chức sự kiện. Họ cũng có thể tự mở doanh nghiệp riêng hoặc làm tư vấn cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Xem thêm: Lời khuyên dành cho những lễ tân khách sạn tương lai

Với nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, ngành quản trị khách sạn được đánh giá là một ngành học không lo “lỗi thời” mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin giá trị về ngành quản trị khách sạn. Đừng quên truy cập vào trang website của JobsGO để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Sau Khi Ra Trường Thì Nên Chọn Khách Sạn 2* Hay 5* Để Ứng Tuyển?

Việc lựa chọn ứng tuyển vào khách sạn 2* hay 5* phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân sinh viên
  • Mục tiêu nghề nghiệp, định hướng sự phát triển
  • Nhu cầu của bản thân về môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến

Quan trọng là sinh viên cần xác định rõ mục tiêu và định hướng của mình, để lựa chọn những cơ hội việc làm phù hợp nhất sau khi ra trường.

2. Ngành Quản Trị Khách Sạn Có Khả Năng Bão Hòa Trong Tương Lai Hay Không?

Không. Ngành quản trị khách sạn hiện tại và trong tương lai không có khả năng bão hòa cao, ngược lại vẫn có nhiều triển vọng và cơ hội phát triển.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: