Quản lý nhà hàng: Mô tả công việc, nhiệm vụ và mức lương

Đánh giá post

Quản lý nhà hàng là vị trí không thể thiếu, góp phần làm nên thành công của mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Với tầm quan trọng và cơ hội việc làm hấp dẫn, ngành nghề này đang thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy bạn đã hiểu rõ về vị trí này là gì chưa? Công việc của họ gồm những gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của JobsGO để có câu trả lời nhé.

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng hiểu đơn giản chính là người quản lý, nắm bắt, chỉ đạo cũng như tổ chức các hoạt động trong một nhà hàng. Đây gần như là người đứng đầu quán xuyến những vấn đề diễn ra tại nhà hàng mỗi ngày.

Đây là vị trí đặc biệt quan trọng, họ đảm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo sự hài hòa, lợi ích đối với khách hàng, nhân viên và chính nhà hàng.

Vậy cụ thể người quản lý trong nhà hàng sẽ làm công việc gì? Cùng theo dõi nội dung phía dưới nhé.

Quản lý làm việc trong các nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng đảm nhận những công việc gì?

Nhìn chung, công việc của Quản lý trong một nhà hàng khá áp lực. Vì họ phải điều phối và vận hành nhiều bộ phận khác của nhà hàng. Thông thường, người quản lý sẽ phải đảm nhận những công việc sau:

Quản lý đội ngũ nhân sự

Nhân sự là một trong những thành tố quan trọng tham gia vào hoạt động của một nhà hàng. Vì thế, công việc của quản lý nhà hàng sẽ không tách rời khỏi đội ngũ nhân sự.

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Hoạt động kinh doanh của nhà hàng chỉ có thể diễn ra hiệu quả khi có đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này, việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự là đặc biệt quan trọng. Theo đó, quản lý phải chọn được nhân sự có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng cần thiết để lấp đầy các vị trí còn trống trong tổ chức.

Đồng thời, quản lý cũng là chính là người cung cấp cho nhân viên mới thông tin về cách thức hoạt động của nhà hàng, văn hóa tổ chức,… để người lao động nhanh chóng hòa nhập, nắm bắt công việc và hoạt động hiệu quả giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.

👉 Xem thêm: F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn?

 

Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm về đội ngũ nhân sự.

Xác định vai trò của mỗi nhân viên

Xác định đúng vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức đảm bảo mọi nhiệm vụ đều có người phụ trách. Chỉ khi đó, hoạt động tổng thể của nhà hàng mới diễn ra nhuần nhuyễn, không xảy ra tình trạng có tới 10 người làm thu ngân nhưng không có bất cứ ai dọn dẹp nhà hàng.

Cùng với đó, người lao động cũng sẽ nắm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân để làm việc hiệu quả ngay cả khi không có người quản lý ở bên.

Xây dựng lịch trình làm việc

Lịch trình làm việc có tác động trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nó tạo ra trật tự và đảm bảo các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện tại thời điểm nhất định. Nếu không có lịch trình phù hợp, hỗn loạn có thể xảy ra, đặc biệt là trong giờ cao điểm.

Lên KPI, lương và thưởng

Xây dựng quy chế lương là cách để duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những nhân viên giỏi. Có quy chế tiền lương, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong công tác trả lương, tạo cơ sở vững chắc để ước tính quỹ lương.

Quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm

Quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi hoạt động nhà hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Khi vấn đề vệ sinh không được đảm bảo, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc thực phẩm và đây là cách nhanh nhất để đặt dấu “chấm hết” cho một nhà hàng.

Quản lý khâu sản xuất

Không chỉ chịu trách nhiệm về mặt nhân sự, công việc của quản lý nhà hàng còn liên quan đến khâu sản xuất bao gồm quản lý nguyên liệu, quản lý món ăn, định giá thực đơn.

Quản lý nguyên liệu

Quản lý nhà hàng không trực tiếp sử dụng và theo dõi hàng tồn kho; nhưng họ phải nắm được thông tin để sắp xếp nguồn cung cấp, thương lượng giá cả và ký hợp đồng với các nhà cung cấp.

Để quản lý nguyên vật liệu chính xác, nhà quản lý có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Các phần mềm này giúp kết hợp định lượng món ăn khi chế biến, tự động trừ nguyên vật liệu khi hóa đơn hoàn tất, đảm bảo con số tồn kho chính xác.

Quản lý món ăn và lên thực đơn

Quản lý món ăn và lên thực đơn không phải là đến từng bàn và ghi chép món ăn mà khách order. Quản lý có nhiệm vụ xây dựng thực đơn, quyết định các món ăn sẽ được phục vụ trong ngày hoặc khoảng thời gian nhất định để thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.

Định giá thực đơn

Người quản lý sẽ tham gia vào quá trình định giá thực đơn đồ ăn và thức uống. Tại đây, các nhà quản lý sẽ phải tìm ra một mức giá đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng đồng thời thu được doanh thu tốt cho đơn vị. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tối đa hóa hiệu quả chi phí của chuỗi cung ứng bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp.

>>>Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc giám sát nhà hàng

Quản lý dịch vụ khách hàng

Quản lý nhà hàng có nhiệm vụ duy trì, củng cố, đồng thời phát triển mối quan hệ với khách hàng nhằm khai thác tối đa nhu cầu sử dụng của họ với sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, họ hiếm khi là người trực tiếp xử lý đơn đặt hàng, giải quyết sự cố hay xử lý khiếu nại của khách; thay vào đó, họ là người ra quyết định xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà hàng, tạo các chương trình chăm sóc khách hàng,…

Quản lý vấn đề tài chính nhà hàng

Quản lý tài chính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong kinh doanh. Theo đó, quản lý nhà hàng phải:

  • Luôn nắm rõ báo cáo tài chính về thu mua nguyên vật liệu, doanh thu, lợi nhuận mỗi ngày của nhà hàng.
  • Xây dựng các bản kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu, chỉ tiêu về doanh số được đề ra.
  • Tham gia vào hoạt động ký kết hay hủy hợp đồng với các nhà cung cấp khi được cấp trên yêu cầu.
  • Đưa ra giải pháp để tiết kiệm về chi phí, thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Liên hệ và làm việc với các đối tác, các nhà cung cấp để đàm phán các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà hàng.
  • Lập báo cáo thống kê tài chính nhà hàng theo định kỳ và gửi lên cấp trên

 

Quản lý vấn đề tài chính nhà hàng.

Quản lý hệ thống cơ sở vật chất tại nhà hàng

Quản lý sẽ là người đảm bảo an toàn cho các cơ sở vật chất theo đúng quy định tại nhà hàng:

  • Theo dõi số lượng, chất lượng của các dụng cụ, thiết bị, công cụ trong nhà hàng.
  • Thường xuyên kiểm kê, bổ sung các vật dụng cần thiết.
  • Là người ký duyệt các phiếu điều chuyển thực phẩm và các tài sản trong nhà hàng.
  • Theo dõi sát sao quá trình thu mua hàng hóa theo đúng định mức tồn kho tối thiểu tại nhà hàng.
  • Giải trình các vấn đề về tài sản nhà hàng với cấp trên và đưa ra giải pháp, đề xuất sửa chữa, bổ sung khi cần thiết.

>>>Xem thêm: Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là gì?

Lên kế hoạch kinh doanh, tiếp thị cho nhà hàng

Ngoài các công việc về quản lý chung, một người quản lý còn cần đảm bảo về yếu tố kinh doanh.

  • Luôn chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng cho hàng hàng.
  • Triển khai các hoạt động, sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu cho nhà hàng.
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh, tiếp thị để xây dựng kế hoạch, làm sao để thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng.
  • Theo dõi, chăm sóc các khách hàng VIP, thân thiết và có triển khai các chương trình tri ân phù hợp.
  • Lên kế hoạch tổ chức khuyến mãi theo từng giai đoạn của nhà hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực Fine dining Hà Nội.

Xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh khác

Hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà hàng chắc chắn sẽ không tránh khỏi các vấn đề phát sinh. Theo đó, quản lý sẽ là người trực tiếp đứng ra để xử lý như sau:

  • Làm việc với khách hàng, giải quyết các khiếu nại, phàn nàn khi nằm ngoài tầm xử lý của nhân viên.
  • Theo dõi, đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng và có phương án điều chỉnh cho phù hợp.
  • Thường xuyên xây dựng, duy trì thật tốt các mối quan hệ với khách hàng, làm sao để họ ủng hộ và tiếp tục tin tưởng nhà hàng.
Quản lý nhà hàng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh khác.

Vì sao quản lý nhà hàng trở thành ngành nghề “hút” giới trẻ?

Không chỉ đem đến cơ hội phát triển cao trong công việc, quản lý tại các nhà hàng còn giúp bạn mở rộng kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mức thu nhập hấp dẫn

Với nhà hàng độc lập, quản lý nhà hàng có vị trí ngang với giám đốc, chịu trách nhiệm tổng thể hoạt động của nhà hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà mức lương quản lý nhà hàng có thể từ 10 – 32 triệu đồng/tháng (Theo Salaryexplorer)

Trường hợp nhà hàng thuộc khách sạn, quản lý nhà hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm khu vực bếp. Như vậy, mức lương mà họ có thể nhận được dao động khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Mức lương cho vị trí “tiền quản lý” như giám sát nhà hàng hoặc trưởng ca thường thấp hơn, rơi vào khoảng 6 – 12 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực và số năm kinh nghiệm.

Ngoài lương cơ bản, quản lý nhà hàng tại các khách sạn, resort lớn còn được nhận thêm khoản chia service charge và tiền tip như nhân viên khách sạn. Xét mặt bằng chung thì mỗi nhân viên khách sạn 5 sao sẽ thu về khoảng 3 – 4 triệu đồng tiền service charge mỗi tháng.

Cơ hội việc làm đa dạng

Nếu bạn đang tìm việc làm Quản lý nhà hàng, bạn sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Do đó sẽ có sự am hiểu trong rất nhiều lĩnh vực và bạn hoàn toàn có khả năng xin chuyển vị trí công việc sang các bộ phận khác nếu muốn.

Làm việc trong môi trường lý tưởng

Mặc dù tính chất và phong cách khác nhau song mỗi nhà hàng đều mang tính chuyên nghiệp, sang trọng và trở thành không gian làm việc lý tưởng. Không chỉ được hưởng chế độ lương, thưởng hấp dẫn, bạn còn được đầu tư phát triển để có cơ hội thể hiện năng lực và thăng tiến hơn trong công việc.

Vì sao quản lý làm việc tại các nhà hàng trở thành ngành nghề “hút” giới trẻ?

Mở rộng kiến thức trong nhiều lĩnh vực

Làm việc trong môi trường nhà hàng giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người và nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn sẽ có thêm kiến thức về ẩm thực, văn hóa và con người. Cũng như có cơ hội tốt trải nghiệm tinh hoa ẩm thực không gian đa văn hóa, đa quốc gia, đa ngôn ngữ hết sức độc đáo.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Giám sát nhà hàng

Những tố chất cần có của một quản lý trong nhà hàng

Để trở thành một quản lý làm việc tại các nhà hàng, bạn cần phải có những tố chất như:

Có niềm đam mê với công việc

Trong bất cứ công việc nào cũng vậy, tố chất tiên quyết đầu tiên chính là có niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc. Chỉ khi có đam mê, bạn mới có thể tận tâm cống hiến và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Là một người quản lý, kỹ năng giao tiếp cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong quá trình giao tiếp, bạn sẽ làm việc với khách hàng, giải quyết yêu cầu của họ sao cho thỏa đáng nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc với nhân viên, kỹ năng giao tiếp tốt, thân thiện, cởi mở giúp bạn truyền tải thông tin đến nhân viên, đồng nghiệp một cách tốt nhất.

Những tố chất cần có của một quản lý tại các nhà hàng.

Kỹ năng quản lý, tổ chức và lãnh đạo

Đây là yếu tố cần thiết đối với một người quản lý. Bởi, bạn sẽ phụ trách chính công việc điều phối, quản lý, tổ chức các bộ phận để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Người quản lý giỏi sẽ biết cách phân bố công việc, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Từ đó, bạn có thể giao việc đúng người nhằm mang lại năng suất cao trong công việc.

Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc

Quản lý là công việc khá vất vả và phải chịu nhiều áp lực. Sức khỏe tốt giúp bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng và nhanh chóng. Một sức khỏe tốt, một tinh thần tốt sẽ là “chìa khóa vàng” chinh phục mọi công việc.

>>> Tìm hiểu thêm: Room Service là gì?

Quản lý nói chung và quản lý nhà hàng nói riêng là công việc khá thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Hy vọng thông qua bài viết của website tuyển dụng JobsGO này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về công việc này. Để từ đó lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: