Bảo hiểm xã hội là một trong những loại bảo hiểm được người lao động quan tâm nhất hiện nay bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vậy trên thực tế, bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu? Nếu bạn cũng đang có chung băn khoăn, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
? Xem thêm: Quy định về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam
Mục lục
Bảo hiểm xã hội dành cho đối tượng nào?
Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm đặc biệt dành cho các đối tượng lao động (có thể thuộc trường hợp bắt buộc sử dụng bảo hiểm xã hội hoặc thuộc trường hợp không bắt buộc bắt buộc) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Cụ thể người tham gia bảo hiểm xã hội cả trường hợp bắt buộc và tự nguyện đều nhằm mục đích là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo đó, chế độ bảo hiểm bắt buộc sẽ có nhiều chế độ hơn so với chế độ bảo hiểm tự nguyện, cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng cho các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức,… bao gồm chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và không thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ bao gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất.
? Xem thêm: Quy định thanh lý bảo hiểm xã hội mới nhất 2021
Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu?
Bảo hiểm xã hội của các đối tượng khác nhau sẽ có mức đóng khác nhau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn đi kèm. Tất cả các khoản bảo hiểm xã hội sẽ được nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội theo chuẩn như sau.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
(1) Mức 8% tiền lương hàng tháng vào quỹ bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm tử tuất đối với:
- Các đối tượng thực hiện một trong 3 loại hợp đồng lao động (hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ) từ đủ 3 tháng đến 12 tháng
- Người lao động làm việc và đã ký kết hợp đồng lao động trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công an nhân dân,…
- Người đứng đầu hoặc quản lý các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
(2) Mức 8% tiền lương cơ sở hàng tháng vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất đối với các đối tượng giữ các chức vụ không chuyên trách và cố định ở địa phương.
(3) Mức 22% tiền lương hàng tháng đối vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các đối tượng công tác trong lao động tại nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Tiền lương đóng bảo hiểm của các đối tượng kể trên sẽ được tính theo hệ số mức lương cơ sở cùng các phụ cấp, trợ cấp khác nếu có theo quy định của pháp luật.
? Xem thêm: Người có 2 sổ bảo hiểm xã hội được giải quyết như nào?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng hàng tháng với bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Khoản thu nhập đóng bảo hiểm xã hội sẽ do người lao động quyết định.
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Bên cạnh băn khoăn: “Bảo hiểm xã hội giá bao nhiêu?” thì phương thức đóng cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Theo đó, bạn có thể lựa chọn một trong những phương thức đóng bảo hiểm xã hội sau đây:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đóng hàng tháng theo đơn vị. Với hình thức này này, đơn vị nơi người lao động công tác sẽ trích % bảo hiểm xã hội từ lương người lao động và theo quy định và nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Đóng từ 3 – 6 tháng. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội này áp dụng với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã,… trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoán.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể lựa chọn đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 1 năm một hoặc 1 lần cho nhiều năm.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Kết
Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu?” để có thể vừa bảo đảm quyền lợi lại vừa tuân thủ các quy định của pháp luật biệt là trong việc bảo hiểm khám chữa bệnh. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ để tất cả mọi người có thể cùng tham khảo.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)