Sơ yếu lý lịch là một trong những tài liệu quan trọng, không thể thiếu đối với chúng ta trong quá trình làm thủ tục hành chính hay ứng tuyển việc làm. Trong đó thể hiện rất nhiều thông tin cá nhân của mỗi người. Vậy bạn đã biết cách viết thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch như thế nào cho chuẩn chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Mục lục
1. Thành phần bản thân là gì?
Trước khi bắt đầu viết, bạn sẽ cần hiểu đúng về thành phần bản thân là gì?
Đây chính là những thông tin tổng hợp về bản thân bạn, được mô tả, trình bày một cách chi tiết, đầy đủ trong sơ yếu lý lịch. Những thông tin này bao gồm:
- Họ & tên.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Giới tính.
- Quê quán, địa chỉ thường trú.
- Dân tộc, tôn giáo.
- Trình độ học vấn.
- Ngày kết nạp Đoàn, Đảng.
- Nghề nghiệp hiện nay.
- …
2. Vị trí của thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Trong một bản sơ yếu lý lịch, thành phần bản thân hiện nay sẽ luôn xuất hiện ở vị trí đầu tiên nhằm giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin của bạn một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, dung lượng các thông tin này cũng chiếm khá lớn (khoảng 60%) trong bản kê khai. Nó thường kéo dài từ 1 – 1,5 trang giấy A4. Điều này càng khẳng định vai trò của nó rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến kết quả cuối cùng khi đi xin việc hay công chứng, làm hồ sơ giấy tờ.
3. Ý nghĩa của mục thành phần bản thân là gì?
Tùy vào từng mục đích, hoàn cảnh sử dụng mà thông tin thành phần bản thân hiện nay sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ như khi bạn muốn làm hồ sơ, giấy tờ gì đó thì nội dung này sẽ nhằm cung cấp thông tin để người tiếp nhận biết bạn là ai, đến từ đâu, là người như thế nào, có được phép cấp dấu, thực hiện các thủ tục hành chính,… hay không?
Ngoài ra, nếu đi xin việc, thông tin thành phần bản thân này sẽ được xem là cơ sở để phía nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Từ đó, họ sẽ đánh giá bạn có thực sự phù hợp với vị trí đang tuyển dụng không? Vì một số công việc sẽ yêu cầu ứng viên ở gần công ty, đảm bảo sức khỏe, lý lịch minh bạch, trình độ học vấn/chuyên môn tốt,… Nếu bạn đáp ứng được thì cơ hội được đến với vòng phỏng vấn, thậm chí là vị trí việc làm sẽ cao hơn. Vậy nên việc cung cấp những thông tin này là rất cần thiết.
>> Xem thêm: Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Mua hồ sơ xin việc ở đâu?
4. Hướng dẫn cách trình bày thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Trình bày thành phần bản thân hiện nay sẽ cần phải đảm bảo đúng chuẩn theo mẫu thì mới được chấp nhận. Và nếu bạn chưa từng sử dụng qua các mẫu sơ yếu lý lịch thì chắc chắn không nên bỏ qua phần hướng dẫn này.
>> Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn
4.1 Thông tin cá nhân
Trước hết, bạn sẽ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân như là:
- Họ & tên: phần này rất đơn giản, song vẫn có những người viết sai khi kê khai sơ yếu lý lịch. Bạn hãy viết đúng họ và tên của mình theo như giấy khai sinh. Đặc biệt, bạn nên viết in hoa, rõ ràng để người tiếp nhận hồ sơ nắm bắt nhanh nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp thêm tên thường gọi, bí danh (nếu có) ở phía bên cạnh.
- Giới tính: mục này thì không có gì khó khăn, bạn sẽ chọn Nam hoặc Nữ và tích vào ô giới tính là được.
- Ngày, tháng, năm sinh: bạn cần ghi chính xác theo giấy khai sinh. Lưu ý là nếu ngày, tháng sinh của bạn chỉ gồm 1 số, bạn hãy điền thêm 1 số 0 phía trước (01, 02, 03,…) nhé.
>> Xem thêm: Hải Phòng tuyển dụng
4.2 Thông tin quê quán
Trong phần quê quán, bạn sẽ cần cung cấp những thông tin như sau:
- Địa chỉ thường trú: bạn sẽ ghi địa chỉ chi tiết theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố). Thông tin này bạn sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu của gia đình để điền cho chính xác.
- Nguyên quán: đây chính là nơi mà ông bà, bố mẹ bạn sinh sống. Bạn cũng sẽ phải ghi đầy đủ, chi tiết tương tự phần địa chỉ thường trú.
- Nơi ở hiện tại: bạn đang ở tại địa chỉ, khu vực nào thì sẽ ghi chính xác vào mục này. Dù là đang ở trọ hay ở cùng gia đình thì vẫn cần cung cấp thông tin vào sơ yếu lý lịch.
- Dân tộc, tôn giáo: bạn là người dân tộc, theo tôn giáo nào thì sẽ ghi tên dân tộc, tôn giáo đó. Ví dụ như:
- Dân tộc: Kinh, Mường, Tày,…
- Tôn giáo: Đạo giáo, Hồi giáo, Kitô giáo,… hoặc ghi “không” nếu không thuộc bất kỳ tôn giáo nào.
>> Xem thêm: Cách viết xuất thân gia đình trong sơ yếu lý lịch
4.3 Trình độ văn hóa, học vấn, quá trình học tập, làm việc
Đây cũng là thông tin rất được quan tâm, đặc biệt là nhà tuyển dụng. Vậy nên bạn cần trình bày hết sức cẩn thận.
- Trình độ văn hóa: bạn có thể ghi theo cấp bậc mình hoàn thành như 12/12, 10/10,…
- Thời gian, địa điểm được kết nạp Đoàn/Đảng: nếu bạn có tham gia vào Đoàn hay Đảng thì sẽ cần điền thông tin chính xác, đầy đủ vào mục này. Còn không, bạn có thể bỏ qua và không điền.
- Trình độ học vấn: phần này có liên quan đến chuyên ngành mà bạn theo học. Nếu bạn đã trải qua thời gian học tập tại các trường cao đẳng, đại học,… thì hãy ghi đúng tên của chuyên ngành nhé.
- Quá trình công tác: bạn hãy ghi tóm tắt quá trình mình làm việc trong các đơn vị, kinh nghiệm như thế nào, thời gian bao lâu. Dù là ghi đủ song, bạn vẫn cần lưu ý viết thật ngắn gọn, súc tích.\
4.4 Một số thông tin khác
Ngoài những thông tin chính trên, bạn cũng cần điền một số mục sau:
- Tình trạng sức khỏe của bản thân: dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế/giấy khám của bệnh viện, bạn hãy điền vào sơ yếu lý lịch. Đây cũng sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn bạn hay không đó.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: nội dung này bạn nên hỏi bố mẹ để cung cấp thông tin chính xác nhất (có thể là cố nông, bần nông, trung nông, công chức, tiểu thương,…).
- Thành phần gia đình hiện tại: bạn cũng cần căn cứ vào tình hình của gia đình mình để điền thông tin này. Ví dụ như là nông dân, công chức,…).
- Thành phần bản thân hiện nay: rất nhiều bạn lầm tưởng mục này đã bao gồm các thông tin ở trên. Tuy nhiên, thực tế nó đề cập đến việc bạn đang độc thân hay đã lập gia đình rồi. Vậy nên, hãy lưu ý để điền đầy đủ bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch
5. Một số lưu ý khi khai thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Để đảm bảo bản sơ yếu lý lịch được chuẩn nhất, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề khi viết thành phần bản thân hiện nay như sau:
5.1 Thông tin chính xác, trung thực
Toàn bộ các thông tin đưa vào sơ yếu lý lịch sẽ cần phải chính xác và trung thực nhất. Vì nếu bạn đi làm hồ sơ, giấy tờ pháp lý quan trọng, phía tiếp nhận sẽ đối chiếu với sổ hộ khẩu rồi mới quyết định có đồng ý đóng dấu hay cho phép thực hiện các thủ tục hay không. Thậm chí trường hợp nghiêm trọng, bạn còn bị xử lý theo pháp luật.
Còn nếu bạn đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ không cần lấy sổ hộ khẩu để xác thực, họ chỉ cần đưa ra một vài câu hỏi đơn giản là có thể dễ dàng phát hiện bạn đang khai thật hay dối. Và tất nhiên sẽ không ai muốn tuyển một người không trung thực, gian dối vào để làm việc cả. Bạn hãy thật lưu ý đến vấn đề này.
>> Xem thêm: Cách viết email chuyên nghiệp
5.2 Chú ý đến từ ngữ, chính tả
Sơ yếu lý lịch là một tài liệu quan trọng, bạn sẽ không được phép xảy ra sai sót về ngôn từ, chính tả, đây là điều tối kỵ.
Khi phát hiện ra những chi tiết không đúng, không phù hợp, phía cơ quan tiếp nhận có thể sẽ yêu cầu bạn chỉnh sửa lại, khi nào đúng mới tiếp tục xét duyệt. Nhưng đối với nhà tuyển dụng, chỉ cần bạn sai một lỗi nhỏ, họ cũng sẽ đánh giá bạn là người làm việc thiếu cẩn thận, cẩu thả và đánh trượt bạn ngay lập tức.
>>>Xem thêm: Viết sơ yếu lí lịch như nào?
5.3 Chú ý hình thức trình bày
Một vấn đề nữa bạn cần quan tâm đó là hình thức trình bày thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch. Bạn có thể sử dụng màu mực xanh hay đen đều được, tùy thuộc vào sở thích của mình. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không viết lẫn cả 2 màu mực, không tẩy xóa vì nó gây mất thẩm mỹ, thiếu chuyên nghiệp.
>> Xem thêm: tìm việc làm Bình Dương
Qua những chia sẻ trên đây của JobsGO, có lẽ các bạn đã nắm rõ cách viết thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch cũng như hiểu rõ thành phần bản thân là gì rồi phải không?Hãy thật cẩn thận, lưu ý từng chi tiết nhỏ trong quá trình viết để không mất thời gian, công sức cũng như cơ hội của mình bạn nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)