Supply Chain là gì? Những vị trí việc làm Supply Chain hấp dẫn!

5/5 - (1 vote)

Bên cạnh Logistics, Supply Chain (Chuỗi cung ứng) cũng là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu Supply Chain là nghề gì và những cơ hội việc làm Supply Chain hấp dẫn nào sẽ đến với người lao động trong bài viết dưới đây.

Supply Chain là gì?

Supply Chain còn được biết đến với tên gọi là Chuỗi cung ứng. Đó là một mạng lưới giữa công ty và các nhà cung cấp để sản xuất, phân phối sản phẩm. Quá trình này sẽ diễn ra từ giai đoạn đầu là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Mạng lưới này bao gồm các hoạt động, con người, thực thể, thông tin và tài nguyên khác nhau. 

Supply Chain là gì?

Đối với hệ thống Chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay trở lại Chuỗi cung ứng tại bất kỳ thời điểm nào mà giá trị còn lại có thể tái chế được. Các nhà cung cấp trong Chuỗi cung ứng thường được xếp hạng theo “cấp”. Cụ thể, sản phẩm sẽ được các nhà cung cấp cấp một đưa trực tiếp đến với khách hàng. Cứ như vậy, cấp hai là các nhà cung cấp cho cấp một, cấp ba là nhà cung cấp cho cấp hai,…

Bên cạnh “Supply Chain” không thể không nhắc tới “Supply Chain Management” (Quản lý chuỗi cung ứng) hay Supply Chain Finance là gì? Vậy thì hãy cùng JobsGO tìm hiểu về thuật ngữ này trong phần dưới đây.

Supply Chain Management là gì?

Ở cấp độ cơ bản nhất, Supply Chain Management (SCM) – Quản lý Chuỗi cung ứng đề cập đến việc quản lý dòng hàng hóa, dữ liệu và tài chính liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ. SCM sẽ bắt đầu từ việc thu mua nguyên liệu thô đến công đoạn phân phối sản phẩm tại điểm cuối cùng. Các hệ thống SCM dựa trên kỹ thuật số ngày nay còn có thể xử lý vật liệu và phần mềm cho tất cả các bên liên quan đến việc tạo sản phẩm hoặc dịch vụ như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà cung cấp vận chuyển và hậu cần và nhà bán lẻ.

Supply Chain Management là gì?

Các hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Mua sắm.
  • Quản lý vòng đời sản phẩm.
  • Lập kế hoạch chuỗi cung ứng (bao gồm lập kế hoạch hàng tồn kho và duy trì tài sản doanh nghiệp và dây chuyền sản xuất).
  • Hậu cần (bao gồm vận chuyển và quản lý đội xe).
  • Quản lý đơn đặt hàng.

SCM cũng có thể mở rộng sang các hoạt động thương mại toàn cầu, chẳng hạn như quản lý các nhà cung cấp toàn cầu và các quy trình sản xuất đa quốc gia. SCM còn thể hiện nỗ lực của các công ty trong việc phát triển chuỗi cung ứng để giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh. Ngành quản lý công nghiệp còn thể hiện nỗ lực của các công ty trong việc phát triển chuỗi cung ứng để giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng

Mô hình Supply Chain Operations Reference

Mô hình Supply Chain Operations Reference (SCOR) hay còn gọi là mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng. SCOR cung cấp một khuôn khổ duy nhất để liên kết quy trình kinh doanh, số liệu, thực tiễn và công nghệ thành một cấu trúc thống nhất nhằm hỗ trợ giao tiếp giữa các đối tác trong Chuỗi cung ứng. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả của quản lý Chuỗi cung ứng và các hoạt động cải tiến Chuỗi cung ứng liên quan. 

Mô hình Supply Chain Operations Reference

Ngoài ra, SCOR còn thực hiện đo lường hiệu suất giao hàng và thực hiện đơn đặt hàng, tính linh hoạt trong sản xuất, chi phí xử lý bảo hành và đổi trả, lượng hàng tồn kho và tài sản cũng như các yếu tố khác trong việc đánh giá hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng. 

Quy trình của mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng được thực hiện như sau:

  • Lên kế hoạch (Plan): Bao gồm việc cân đối các nguồn lực, chuẩn bị các quy tắc kinh doanh và sắp xếp kế hoạch chuỗi cung ứng với kế hoạch tài chính của tổ chức.
  • Nguồn (Source): Bước này mô tả công việc quản lý hàng tồn kho, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, thỏa thuận và thanh toán với nhà cung cấp.
  • Thực hiện (Make): Đề cập đến việc sản xuất, đóng gói và phát hành sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Ở giai đoạn này cũng có nhiệm vụ quản lý mạng lưới sản xuất; thiết bị và cơ sở vật chất; vận chuyển.
  • Giao hàng (Delivery): Thực hiện việc nhận và xử lý đơn hàng, nhập kho, giao hàng cũng như quản lý hàng tồn kho thành phẩm và quản lý vòng đời sản phẩm.
  • Trở lại (Return): Ở bước “Return”, cần áp dụng các quy tắc kinh doanh để xử lý những sản phẩm bị trả lại.

👉 Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

Các vị trí trong Supply Chain

Nhìn từ góc độ của mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng (SCOR), các bạn sẽ thấy rất nhiều vị trí công việc trong Supply Chain, cụ thể: 

Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng

Trong Chuỗi cung ứng, lập kế hoạch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Điều đó mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm lập kế hoạch như sau:

  • Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng: Với vị trí này, bạn sẽ phải đảm nhiệm việc phân tích hoạt động và đưa ra những chiến lược cải tiến cho Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch nhu cầu: Nhiệm vụ của bạn khi làm việc tại vị trí này là dự báo và ước tính nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.
  • Lập kế hoạch sản xuất: Là người lập kế hoạch sản xuất, bạn sẽ tập trung vào quá trình sản xuất trong công ty của mình, làm việc với người lập kế hoạch nhu cầu để đảm bảo duy trì mức sản lượng sản xuất tối ưu, phù hợp với nhu cầu.
  • Lập kế hoạch năng lực: Nếu người lập kế hoạch sản xuất chỉ tập trung vào một quá trình sản xuất thì phạm vi công việc của lập kế hoạch năng lực rộng hơn, cần phụ trách tất cả các yếu tố của hoạt động sản xuất. Điều đó hướng tới thực hiện mục tiêu tối ưu hóa năng lực chế tạo, sản xuất của doanh nghiệp.
  • Người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần: Để hoàn thành đơn đặt hàng của khách thì vị trí công việc này cần chịu trách nhiệm điều phối nguồn nhân lực và tài sản kho hàng/ vận tải/ đội xe.

Ngoài ra, việc khai thác vận tải ra cũng là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, giúp đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả và kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Khai thác vận tải ra làm gì?

Chế tạo và sản xuất

Môi trường sản xuất cũng là một phần của Chuỗi cung ứng. Nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc chế tạo trước đó và có nhu cầu chuyển sang lĩnh vực cung ứng thì các công việc sản xuất dưới đây sẽ phù hợp với bạn:

  • Điều hành sản xuất, Giám sát hoặc Quản lý.
  • Vận hành bảo trì, Người giám sát hoặc Người quản lý.
  • Kỹ sư.
  • Giám đốc chất lượng.
  • Người lập kế hoạch sản xuất.
  • Quản lý thu mua.
  • Giám đốc kho sản xuất.

? Xem thêm: Điểm danh các vị trí việc làm lương cao trong ngành logistics

Tìm nguồn cung ứng và mua hàng

Tìm nguồn cung ứng và mua hàng

Các nhiệm vụ tìm nguồn cung ứng và thu mua hàng là một phần của Chuỗi cung ứng đầu vào. Có thể nói, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để các bạn tìm hiểu về cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Đặc biệt,bạn còn có thể tham gia vào việc xây dựng các thỏa thuận hợp đồng với nhà cung cấp; các cuộc đàm phán thương mại về giá sản phẩm, dịch vụ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc vận chuyển hàng hóa đã mua. 

Các công việc liên quan đến khía cạnh này trong Chuỗi cung ứng có thể bao gồm:

  • Giám đốc Nguồn cung ứng Chiến lược.
  • Người mua.
  • Thư ký Mua hàng và Kiểm kê.
  • Giám đốc/ Chuyên gia mua sắm.
  • Giám đốc hàng hóa.
  • Người quản lý danh mục.

Hậu cần và Vận tải

Quản lý hậu cần, vận tải có lẽ là “bộ mặt” của quản lý Chuỗi cung ứng bởi nó liên quan đến sự di chuyển thực tế của nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin. 

Bạn có thể xem xét các công việc trong lĩnh vực hậu cần và vận tải dưới đây:

  • Quản trị viên hậu cần
  • Quản lý vận chuyển
  • Quản trị viên Giao thông vận tải
  • Quản lý vận tải
  • Reverse Logistics Manager
  • Quản trị viên Kho
  • Thủ kho
  • Quản lý kho
  • Giám đốc hậu cần

Các công việc Chuỗi cung ứng khác

Các công việc Chuỗi cung ứng khác

Ngoài những lĩnh vực công việc ở trên, bạn còn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác trong Chuỗi cung ứng, cụ thể như:

  • Supply Chain Solution Design Analyst: Hay còn gọi là Nhà phân tích thiết kế giải pháp Chuỗi cung ứng, có nhiệm vụ phân tích Chuỗi cung ứng của công ty và thiết kế các giải pháp để cải thiện hiệu suất.
  • Supply Chain Finance Management: Vậy Supply Chain  Finance Management là gì? Đây là tên tiếng Anh của Quản lý tài chính chuỗi cung ứng. Vị trí này thường có ở các doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm kiểm soát các chi phí của Chuỗi cung ứng.
  • Supply Chain IT: Được biết đến với vai trò chuyên cung cấp và quản lý công nghệ cho các chức năng của Chuỗi cung ứng.
  • Supply Chain Consulting Project Management: Đây còn được gọi là Quản lý dự án. Các dự án rất quan trọng đối với Chuỗi cung ứng. Nếu bạn thích rèn luyện mình trong một môi trường nhiều trải nghiệm và thách thức, thì quản lý dự án Chuỗi cung ứng là một lựa chọn dành cho bạn.
  • Supply Chain Consulting: Supply Chain Consulting (Tư vấn chuỗi cung ứng) là một vị trí việc làm đáng trải nghiệm trong Chuỗi cung ứng. Sự nghiệp tư vấn sẽ cho bạn cơ hội được làm việc với hàng trăm dự án khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên tích lũy một số kinh nghiệm làm việc trong quản lý Chuỗi cung ứng trước khi đảm nhận vị trí tư vấn.

Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp các bạn hiểu “Supply Chain” là gì? Và đừng quên ghé qua trang tuyển dụng jobsgo.vn để nhận ngay những cơ hội việc làm Supply Chain hấp dẫn nhé!

? Xem thêm: Mô tả công việc Giám sát cung ứng

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: