Sơ đồ mục tiêu bản thân: Cách thiết lập & mẫu sơ đồ hay, dễ hiểu 2024

4.5/5 - (25 votes)

Vận dụng tốt quy tắc SMART, bạn sẽ có ngay mẫu sơ đồ mục tiêu bản thân không chỉ khoa học, hiệu quả mà còn đặc biệt phù hợp cho riêng mình. Ngay bây giờ, hãy để JobsGO cùng bạn bắt tay ngay vào việc tìm rõ “đích đến” cho mình nhé!

Sơ đồ mục tiêu bản thân

Sơ đồ mục tiêu bản thân cần thiết như thế nào?

Muốn đi xa, phải có hướng; muốn thành công, chúng ta không thể thiếu được mục tiêu. Mục tiêu giúp bạn thấy rõ cái đích mà mình mong muốn hướng tới, từ đó tạo ra động lực, cho bạn tầm nhìn dài hạn.

Mục tiêu là tiền đề cho sự hoàn thành mục đích và cũng chính là cơ sở cho việc hoạch định thời gian và các hoạt động hiệu quả. Mục tiêu càng rõ ràng cụ thể, bạn càng tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc đạt được thành công sau này. 

Quá trình thiết lập mục tiêu cũng như quá trình bạn lắng nghe và tìm hiểu chính mình. Khi biết chính xác mình muốn gì, bạn sẽ biết mình còn thiếu sót ở điểm nào, cần ưu tiên vào đâu. Đặc biệt hơn, bạn sẽ tăng cường được sự tập trung và ít bị “lạc lối” trong quá trình thực hiện mục đích của mình. Ví dụ, với mục tiêu có một kỳ thực tập thành công, sơ đồ sẽ là một công cụ hữu ích khi xác định được những sai lầm thực tập sinh phải tránh. Khi đi làm, giúp bạn hiểu về ẩn ý sau các thuật ngữ như shadowing là gì, giúp bạn làm quen với môi trường công sở và xem xét bản thân phù hợp hay không.

Xem thêm: Cách đặt mục tiêu để phát triển sự nghiệp của bạn

Phương pháp SMART trong việc thiết lập sơ đồ mục tiêu cuộc đời

Phương pháp SMART – Phương pháp giúp thiết lập sơ đồ mục tiêu bản thân

Cần phải khẳng định, mục tiêu của mỗi người, với mỗi mục đích là khác nhau và mẫu thiết lập mục tiêu cá nhân do đó cũng có sự đa dạng. Tùy từng hoàn cảnh, bạn có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu thiết lập mục tiêu cá nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Jobs Go sẽ giới thiệu cho bạn cách tạo mẫu thiết lập mục tiêu cá nhân theo một trong những nguyên tắc phổ biến nhất trên Thế giới: Quy tắc SMART.

Về nguyên tắc, để có được mục tiêu tốt, SMART hướng chúng ta đến việc đảm bảo các tiêu chí cần có, với mỗi tiêu chí đại diện bởi 1 chữ cái tiếng Anh:

  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu phải cụ thể rõ ràng
  • M – Measurable (Khả năng đo lường): Mục tiêu phải đo lường được
  • A – Achievable (Tính thực tế): Mục tiêu phải đảm bảo tính thực hiện được trong khả năng cho phép
  • R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu cần bám sát mục đích cũng như tính liên quan mật thiết đến thời gian, công sức bỏ ra
  • T – Time-bound (Kỳ hạn): Đặt ra thời gian, thời hạn cụ thể để có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu đó.

Xem thêm: 7 việc làm đơn giản giúp bạn thiết lập và chinh phục mục tiêu

5 bước lập sơ đồ mục tiêu bản thân theo phương pháp SMART

Làm thế nào để thiết lập mục tiêu cá nhân?

Xong, hoàn thành phần lý thuyết, để thực hiện mẫu sơ đồ mục tiêu bản thân theo nguyên tắc này, bạn có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Tóm gọn mục tiêu

Trình bày mong muốn của bạn một cách thật ngắn gọn và xúc tích trong 2-3 dòng. Mục tiêu đưa ra cần chính xác, có ngày hoàn thành, người thực hiện ( có thể bổ sung thêm cách để đo lường việc hoàn thành mục tiêu)

Xem thêm: Phát triển bản thân là gì?

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của mục tiêu

Nói rõ tầm quan trọng của mục tiêu sẽ khiến bạn phải thôi thúc hoàn thành, không mông lung trong quá trình thực hiện.

Để xác định được tầm quan trọng của thủ tiêu, bạn hãy nắm chắc đáp án cho một vài vấn đề như sau:

  • Tại sao mục tiêu này quan trọng? Nó quan trọng như thế nào?
  • Đây là mục tiêu cá nhân  hay mục tiêu kinh doanh?
  • Việc hoàn thành hay không hoàn thành mục tiêu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn?
  • Những lợi ích to đùng bạn nhận được khi hoàn thành mục tiêu đó là gì?

Bước 3: Liệt kê các yếu tố đảm bảo mục tiêu “SMART”

Đây chính là phần quan trọng nhất mẫu thiết lập mục tiêu cá nhân.

Hãy mạnh dạn vạch ra năm đầu dòng, với mỗi gạch đầu dòng làm rõ những vấn đề sau đây:

  • Specific: Mục tiêu đã thực sự cụ thể rõ ràng hay chưa? Bạn hay ai khác là người thực hiện? Ai sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện?
  • Measurable: Mục tiêu đã đảm bảo tính đo lường được hay chưa? Bạn làm gì/ dùng phương thức nào để đảm bảo tính hiệu quả của mục tiêu đặt ra?
  • Achievable: Bạn đã đảm bảo được phương tiện và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó? Nếu chưa thì kế hoạch đảm bảo hoàn thiện mục tiêu của bạn là gì?
  • Relevant: Mục tiêu đã đảm bảo tính thống nhất với mục đích cũng như các hoạt động các hay chưa?
  • Time-bound: Thời gian thực hiện mục tiêu đã rõ ràng và đảm bảo tính khả thi?

Bước 4: Dự đoán rủi ro có thể gặp phải cùng cách khắc phục

Ở phần thân mẫu thiết lập sơ đồ mục tiêu bản thân, hãy dành thêm vài dòng để suy nghĩ và liệt kê những rủi ro, khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện và cách khắc phục nó.

Ví dụ, trong mục tiêu giảm cân, bạn có thể đề thêm một vài “phương án dự phòng” như: “Nếu mình lỡ nạp hơn 5000 kcal/ ngày thì mình phải chạy bộ thêm 5 vòng”, hay “nếu mình quá thèm những món nhiều chất béo, mình phải cân bằng bằng nước và rau xanh”,… Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng “thỏa thuận với bản thân” khi nhỡ đi lạc hướng.

Bước 5: Cụ thể hóa mục tiêu bằng hành động

Từ cơ sở vững chắc về mục tiêu đã nêu ra, bạn có thể bắt tay ngay vào xây dựng timeline chi tiết cho việc thực hiện. Bạn nên chia ra các bước nhỏ và coi mỗi bước nhỏ giống như một mục tiêu tí hon. Trong mỗi mục tiêu tí hon đó cần nêu rõ nhiệm vụ, người thực hiện và thời gian hoàn thành nhé! Cuối cùng, hãy rà soát lại một lượt và điều chỉnh, trang trí thêm theo ý thích.

Xem thêm: Kỹ năng lập kế hoạch là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng lập kế hoạch

Đừng để sự mơ hồ, mông lung trong mẫu sơ đồ mục tiêu bản thân ảnh hưởng đến thành công của bạn. Hãy vận dụng công thức SMART theo cách thật SMART nhé! Và cùng đừng quên JobsGO – thiên đường việc làm và cũng là kho cung cấp thông tin kiến thức hữu ích!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: