Offshore là gì? Khám phá cách thức hoạt động của công ty Offshore

Đánh giá post

Khái niệm Offshore là gì liệu bạn đã hiểu rõ? Ngày nay, cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ, luôn thay đổi từng ngày thì các doanh nghiệp luôn phải phát triển phương án kinh doanh mới để thích nghi. Chính vì vậy mà thuật ngữ Offshore xuất hiện ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ nhiều hơn về chủ đề Offshore là gì và thuật ngữ liên quan. 

Thuật ngữ Offshore tiếng Việt là gì?

Thuật ngữ Offshore tiếng Việt là gì?

Offshore dịch nghĩa đen từ tiếng Anh là ngoài khơi, ngoài biển. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ này dịch sang tiếng việt có ý nghĩa là các hoạt động ra nước ngoài. 

Offshore dùng để chỉ các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng, các khoản đầu tư hay khoản tiền lớn được gửi ra nước ngoài theo cách hợp pháp nhằm mục đích hưởng các chính sách ưu đãi. Các ưu đãi có thể kể đến như thuế, chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài, chi phí mặt bằng, chi phí nhân công rẻ hơn…

Ví dụ Anh Simon công dân Hungary có một tài khoản tại Ngân hàng Đức, anh này gửi một khoản tiền là 100.000.000 đô la vào tài khoản tại Ngân hàng Đức, khoản tiền gửi tiền là một Offshore.

Tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan đến Offshore

Offshore Outsourcing là gì?

Offshore Outsourcing được hiểu là “thuê ngoài”. Điều này có nghĩa là một công ty thuê ngoài 1 công ty, 1 tổ chức khác ở nước ngoài làm việc cho họ. Việc này sẽ đem lại lợi ích kinh tế, cắt giảm chi phí, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, hiệu suất kinh doanh. Công nghệ ngày càng phát triển, các công ty có thể thuê người và chỉ đạo sản xuất từ xa nên việc Offshore Outsourcing ngày càng trở nên dễ dàng. 

Offshoring là gì?

Offshoring là khái niệm thuộc Outsourcing. Offshoring là hoạt động Outsource được thực hiện tại chính đơn vị Outsource. Offshoring là một công ty thành lập một công ty con, nhà máy hay xí nghiệp ở quốc gia khác để sản xuất sản phẩm. 

Ví dụ: Một công ty Mỹ thuê xưởng may tại Việt Nam sản xuất sản phẩm cho mình gọi là Outsourcing. Một công ty Mỹ thành lập nhà máy ở Việt Nam sản xuất gọi là Offshoring. 

Offshoring là gì?

Outsourcing là gì?

Outsourcing được khá nhiều tổ chức lựa chọn bởi tính hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian. Bên thuê không cần để ý tới quá trình hoạt động của dự án hay việc tổ chức và quản lý nhân sự. Họ chỉ cần quan tâm tới thành phẩm cuối cùng. 

Outsourcing được lựa chọn khi doanh nghiệp muốn cắt giảm chi phí kinh doanh nhờ việc hưởng ưu đãi từ các quốc gia khác như nguồn nhân lực giá rẻ hay không phải chịu thuế cao. Tuy vậy Outsourcing sử dụng nguồn nhân công và đất đai tại địa phương nên điều này có thể gây ảnh hưởng đến chính địa phương đó như ô nhiễm môi trường. 

Đặc điểm của Outsourcing: Outsourcing có đặc điểm là sự phân chia công việc của doanh nghiệp cho bên thứ ba. Với mục đích nhằm tối giản các nhiệm vụ không thuộc về chuyên môn chính của công ty. Doanh nghiệp có thêm thời gian để tập trung vào các quy trình phát triển sản phẩm và kinh doanh cốt lõi. Outsourcing về cơ bản có nhiều điểm chung với Outsourcing nhưng nhấn mạnh hơn vào tác dụng cắt giảm chi phí. Outsourcing là làm việc trực tiếp với doanh nghiệp địa phương nên không thiệt hại nguồn nhân công trong nước. Trong khi Offshoring sử dụng nguồn lao động nước ngoài nên sẽ tác động ít nhiều đến nguồn lao động trong nước, gây ra tình trạng thiếu hụt việc làm.

?  Xem thêm: Tìm hiểu Outsource là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Outsource

Khoản vay Offshore là gì?

Khoản vay Offshore được hiểu là khoản vay quốc tế, hay khoản vay từ nước ngoài. Về cơ bản nó là một khoản tài chính được lấy từ quốc gia khác. Ví dụ khi một công ty thành lập ở nước ngoài, họ có thể vay tiền từ quốc gia đó để mở công ty, thuê nhân công, xây dựng nhà xưởng…Các khoản vay tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư, các công ty xây dựng doanh nghiệp của họ ở nước ngoài. Một số nước phát triển tạo nhiều khoản vay Offshore và các ưu đãi khác để thu hút nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài. 

Khoản vay Offshore là gì?

Hai kiểu công ty Onshore và Offshore

Công ty Onshore là công ty được thành lập tại nước ngoài với mục đích hoạt động kinh doanh trong quyền hạn cho phép của đất nước đó. Trong trường hợp thuê ngoài (công ty Offshore) không phải lựa chọn tối ưu, thành lập một công ty tại nước đó sẽ có lợi hơn. Chức năng chung của công ty Offshore và Onshore có thể kể đến như: 

  • Công ty Onshore và Offshore có thể được miễn giảm thuế.
  • Có thể được hưởng ưu đãi, lợi ích kinh tế riêng theo luật của chính phủ nước đó đề ra.
  • Được quyền bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài.
  • Gián tiếp đầu tư thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài.
  • Tăng thương mại xuất nhập khẩu lên 3-4 lần.
  • Được phép thành lập chi nhánh, văn phòng hoặc công ty tại nước ngoài.
  • Niêm yết công ty lên sàn chứng khoán tại nước ngoài.
  • Mua bán và sở hữu bất động sản tại nước ngoài.
  • Có quyền sở hữu thương hiệu, giá trị bản quyền.
  • Đăng ký sớ hữu tàu bè, máy bay tại nước ngoài.
  • Có quyền đăng ký, sở hữu bảo hiểm tại nước ngoài.
  • Mở tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào tại nước đó.

?  Xem thêm: 5 loại hình công ty phổ biến nhất tại Việt Nam 2021

Cách thức hoạt động của công ty Offshore

Cách thức hoạt động của công ty Offshore

Vậy cách thức hoạt động của các công ty Offshore như thế nào? Đầu tư hợp pháp ra nước ngoài hay thuê ngoài(Outsourcing). Ví dụ cách hoạt động của công ty Offshore như sau:

Vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phổ biến với kiểu công ty Offshore. Các công ty Offshore hoạt động theo 2 cách sau:

  • Công ty Nhật Bản đưa ra yêu cầu về công việc (Define Requirements), chuyển thành văn bản gửi đến công ty Việt Nam. Công ty này sẽ tiếp  nhận tài liệu, nghiên cứu và thực hiện công việc theo yêu cầu công ty Nhật Bản đặt ra.
  • Công ty Nhật Bản chỉ đưa ra yêu cầu (Define Requirements). Cơ sở Việt Nam toàn quyền thiết kế, sản xuất sản phẩm. Nhật Bản giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó gửi phản hồi lại công ty tại Việt Nam.

Mặc dù đa số quy định pháp lý mang lại lợi ích cơ bản tương tự nhau, nhưng từng quốc gia có luật pháp và khó khăn riêng có thể phù hợp hoặc không phù hợp để thành lập công ty Offshore. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét và lên kế hoạch cẩn trọng và chi tiết khi quyết định lựa chọn quốc gia có thể mang lại nhiều ích lợi nhất. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: