Nhân viên thích vượt cấp: Nên xử lý như thế nào?

Đánh giá post

Hiện nay, trong môi trường công sở có rất nhiều nhân viên thích vượt cấp, vượt quyền. Vậy biểu hiện của họ là gì? Tại sao họ lại có xu hướng vượt cấp? Nên xử lý với những trường hợp này ra sao? Hãy cùng JobsGO phân tích và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất nhé!

Nhân viên vượt cấp là gì?

Nhân viên vượt cấp là gì?

Nhân viên vượt cấp hay vượt quyền có thể hiểu là những người có vị trí, chức vụ thấp hơn nhưng lại có biểu hiện, hành vi không đúng, vượt qua quyền hạn của mình tại nơi làm việc.

Những người này thường không xem trọng quản lý, cấp trên của mình (thường là các quản lý cấp trung), luôn tự ý quyết định những vấn đề trong công việc, tỏ ra ngạo mạn, thích nổi trội trong tập thể. Vậy biểu hiện của nhân viên thích vượt cấp là gì?

👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Các kiểu nhân viên điển hình – Bạn thuộc loại nào?

Biểu hiện của nhân viên thích vượt cấp

Thực tế, tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường làm việc mà biểu hiện của nhân viên vượt cấp sẽ khác nhau theo mức độ nhất định. Nhìn chung, hầu hết những nhân viên này sẽ:

Biểu hiện của nhân viên thích vượt cấp
  • Có thái độ không đúng, thường xuyên không nghe lời, cãi cấp trên.
  • Làm việc không nghiêm túc, không tuân thủ deadline theo yêu cầu của cấp trên.
  • Tự ý đưa ra quyết định trong công việc, không hỏi quản lý của mình.
  • Tự ý đàm phán các vấn đề liên quan đến công việc, quy định, chế độ,… với sếp lớn mà không báo cho quản lý.
  • Lôi kéo các đồng nghiệp khác làm trái quy định, yêu cầu của quản lý, cho rằng lời nói của bản thân có giá trị hơn.

👉 Xem thêm: 8 kiểu nhân viên sếp “cực ghét” – chăm chỉ đến mấy cũng không thể thăng tiến!

Tại sao nhiều nhân viên vượt cấp?

Đối với vấn đề nhân viên thích vượt cấp, đối tượng mà họ “qua mặt” thường sẽ chỉ là các quản lý cấp trung, người có quyền lực ở mức độ vừa phải, vẫn phải chịu sự quản lý từ sếp lớn. Có rất nhiều lý do để các nhân viên này thể hiện sự vượt cấp như:

Tại sao nhiều nhân viên vượt cấp?
  • Họ được sếp lớn quý, coi trọng nên cho rằng bản thân mình có tiếng nói, có giá trị, hơn hẳn người khác. Trong khi đó, quản lý cấp trung có năng lực nhưng không nhận được quá nhiều sự ưu ái về tình cảm.
  • Nhân viên tỏ thái độ vượt cấp vì không thích, ghen ghét quản lý của mình vì họ giỏi hơn, cố tình chống đối, không thực hiện theo yêu cầu của quản lý.
  • Trong một số trường hợp, nhân viên vượt cấp vì khả năng chỉ đạo, quản lý quá kém của cấp trên, không đủ khả năng để lãnh đạo tập thể.

Xử lý như thế nào với nhân viên thích vượt cấp?

Nhân viên vượt cấp chắc chắn là điều không ai mong muốn, đặc biệt nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của sếp, lãnh đạo cấp cao đối với cá nhân các quản lý. Vậy nên xử lý như thế nào với những nhân viên này?

Thực tế, trong môi trường công sở, các mối quan hệ chủ yếu được xây dựng, phát triển dựa trên công việc. Do đó, để có thể giải quyết được tình trạng này, các quản lý cũng như lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp cứng rắn, triệt để, không nên quá mềm mỏng, nhân nhượng cho các trường hợp chưa phù hợp với văn hóa công ty.

Đưa ra quy định rõ ràng về quy trình làm việc với tất cả nhân viên

Đưa ra quy định rõ ràng về quy trình làm việc với tất cả nhân viên

Trước hết, là một nhà quản lý, lãnh đạo tập thể, bạn sẽ cần phải đưa ra những yêu cầu, quy định rõ ràng về công việc, quy trình thực hiện cho toàn bộ nhân viên dưới quyền của mình. Ngoài những quy chế chung, đối với bộ phận của mình, bạn có thể đặt ra các yêu cầu riêng, hợp lý để quá trình quản lý được hiệu quả.

Ví dụ, trong công việc, nhân viên sẽ cần trao đổi, báo cáo với quản lý trước và sau đó, quản lý sẽ thông báo, hỏi ý kiến sếp lớn. Điều này đảm bảo bạn có thể nắm rõ được mong muốn, vấn đề nhân viên gặp phải trong quá trình làm việc. Với những điều đơn giản, nằm trong quyền hạn, khả năng thì bạn hoàn toàn có thể xử lý mà không cần làm phiền đến sếp.

👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Phân chia công việc theo đúng năng lực của nhân viên

Nhiều nhân viên tỏ thái độ vượt quyền, vượt cấp vì sự phân chia công việc của quản lý chưa công bằng, không phù hợp với năng lực của mình. Vậy nên, để giải quyết được tình trạng này, là người quản lý, bạn cần phải chú ý quan sát, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để có sự phân công công việc sao cho phù hợp.

Có deadline cụ thể cho từng công việc

Có deadline cụ thể cho từng công việc

Sai lầm của nhiều nhà quản lý chính là không đặt ra deadline cụ thể cho từng công việc, nhiệm vụ. Điều này khiến nhân viên kéo dài thời gian, cố tình trì hoãn, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả bộ phận cũng như của công ty.

Tốt nhất, khi giao việc, bạn hãy tính toán về thời gian, khả năng hoàn thành công việc để đưa ra con số cụ thể. Hoặc không, bạn hãy trao đổi trực tiếp với các nhân viên để họ tự đặt ra deadline cho mình.

Kiểm tra, giám sát công việc thường xuyên

Để đảm bảo nhân viên thực hiện theo đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, bạn cần thường xuyên kiểm tra tiến độ, giám sát chặt chẽ và đốc thúc khi cần thiết, đảm bảo nhân viên không lơ là hay vượt quyền. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không hỏi quá dồn dập hay gây áp lực lớn đối với nhân viên. Điều này sẽ càng khiến họ cảm thấy khó chịu, không nhận được sự tin tưởng.

Quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên

Một trong những lý do khiến nhân viên có hành vi, thái độ vượt cấp chính là mối quan hệ với quản lý không tốt. Thế nhưng, trong công việc, cấp dưới lại chính là những người cộng sự đắc lực, giúp người quản lý có thể hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Do đó, nếu tình trạng nhân viên ghen ghét, vượt cấp này mãi diễn ra, bản thân bạn cũng sẽ gặp nhiều rắc rối.

Quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên

Bên cạnh công việc, bạn nên tích cực tìm hiểu, xây dựng mối quan hệ tốt hơn, hòa đồng hơn với nhân viên. Hãy nhớ, bạn cần thể hiện sự chân thành, thật lòng, đừng chỉ làm cho có lệ vì nó sẽ có tác dụng ngược lại đó nhé.

👉 Xem thêm: Nhân viên “nhà người ta” – So sánh khập khiễng hay động lực để phát triển?

Nhân viên thích vượt cấp là tình trạng không còn quá xa lạ và cũng không thể tránh khỏi trong môi trường công sở hiện nay. Thế nhưng, đôi khi vấn đề cũng xuất phát từ 2 phía và là một nhà quản lý, bản thân bạn cũng cần tự xem xét mình để biết được nguyên nhân là gì? Từ đó, bạn mới có thể đưa ra được cách giải quyết phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: