Lòng tốt nơi công sở đem lại cho bạn những phiền toái nào?

Đánh giá post

Giúp đỡ người khác là hành động đẹp cần được phát huy. Thế nhưng không phải trong hoàn cảnh nào nó cũng là điều nên làm. Đôi khi chính lòng tốt nơi công sở sẽ đem lại cho bạn những phiền toái. Vậy đó là những rắc rối gì? Cùng JobsGo tìm hiểu qua bài viết sau các bạn nhé.

Lòng tốt nơi công sở đem đến những phiền toái nào?

Bạn sẽ trở thành người nhàm chán

Con người chúng ta nói chung luôn ưa thích sự mới mẻ, thích khám phá. Chính vì thế nếu như lúc nào bạn cũng thể hiện vui vẻ, lịch sự quá với đồng nghiệp họ sẽ thấy bạn nhàm chán, mờ nhạt dần. Đặc biệt khi bạn không có ý phản kháng, từ chối sự nhờ vả khiến bạn yếu đuối trong mắt đồng nghiệp và không có cá tính riêng.

👉 Xem thêm: Ô sin nơi công sở: Bạn có đang trở thành nạn nhân?

Lòng tốt nơi công sở đem đến những phiền toái nào?

Sẽ không có ai chịu lắng nghe bạn

Lòng tốt nơi công sở còn khiến cho bạn không có tiếng nói tại môi trường làm việc. Nếu bạn cảm thấy việc từ chối ai đó hoặc đơn giản là nói “không” quá khó thì mọi người sẽ mặc định hiểu rằng bạn đồng ý. Họ sẽ luôn làm phiền bạn những lúc bạn bận rộn, những điều bạn không hề thích thú. Thậm chí họ còn nghĩ rằng đó là điều đương nhiên bạn sẽ làm. Có nghĩa là khi họ nhờ chắc chắn bạn sẽ thực hiện trong mọi trường hợp.

Bạn thấy đấy, nếu lòng tốt đặt không đúng nơi, đúng chỗ sẽ khiến bạn mất tiếng nói cá nhân, để mặc người khác chỉ đạo theo ý họ.

Đồng nghiệp sẽ lợi dụng lòng tốt của bạn

Một điều khá dễ thấy đó là lợi dụng lòng tốt nơi công sở. Chúng ta đều biết đây là môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc tồn tại lòng tốt thật sự là điều rất hiếm. Chính vì thế họ sẽ lợi dụng bạn làm giúp họ những việc khó, việc mà họ không thích.

Ví dụ: Người đồng nghiệp nhờ bạn trực nhật hộ, thế nhưng họ chỉ mới mở lời nói bạn chưa kịp đồng ý hay không họ đã về mất. Điều đó cho thấy việc mà họ nhờ bạn chắc chắn sẽ thực hiện. Đương nhiên khi có lần một sẽ có lần 2,3. Họ lợi dụng chính lòng tốt của bạn để thực hiện công việc khác.

👉 Xem thêm: Dấu hiệu bạn đang bị lợi dụng tại nơi làm việc và cách giải quyết

Mọi người kỳ vọng bạn nhiều hơn

Khi ai nhờ việc gì bạn cũng thực hiện sẽ khiến đồng nghiệp hiểu rằng bạn luôn luôn gật đầu với họ. Nếu như một ngày bạn nói không, bạn từ chối thẳng thừng những yêu cầu đó thì ngay lập tức họ sẽ thất vọng, hụt hẫng về bạn.  Họ sẽ nhận xét bạn “trước đây nó tốt lắm mà giờ lại thay đổi rồi”. Cho dù lý do từ chối của bạn có chính đáng thì họ vẫn nghĩ bạn ích kỷ so với hành xử mọi ngày.

Mọi người kỳ vọng bạn nhiều hơn

Nếu tốt quá sẽ khiến bạn rất đáng nghi ngờ

Trong môi trường công sở, khi bạn quá tử tế, quá tốt, mọi người sẽ nghĩ bạn có động cơ gì đó, có mục đích riêng. Bạn nên nhớ rằng khi bạn giúp đỡ đồng nghiệp thì họ lại luôn tìm mọi cách để biết được thực sự bạn muốn gì?

Bên cạnh đó lòng tốt của bạn nếu thể hiện quá nhiều sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn giả tạo, đang diễn để lấy lòng cấp trên. Từ đó mọi người bắt đầu xa lánh, né tránh giao tiếp với bạn.

Bạn không được tôn trọng nơi công sở

Có phải bạn đang nghĩ nếu mình đối xử tốt với đồng nghiệp sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ họ? Nhưng không, làm như vậy sẽ chỉ khiến họ nhìn thấy một tính cách duy nhất này của bạn.  Khi đó họ nghĩ rằng dù đối xử với bạn ra sao thì bạn vẫn tốt và giúp đỡ họ. Chính vì thế mà họ không nhất thiết phải tôn trọng bạn.

👉 Xem thêm: Thật thà nơi công sở: Đừng dại dột mà khiến bản thân thua thiệt!

Bạn sẽ phải hy sinh thời gian riêng của mình

Khi bạn đồng ý giúp đỡ, làm thay việc gì cho ai đó đương nhiên sẽ phải sử dụng quỹ thời gian riêng của mình.

Ví dụ: Bạn tan làm lúc 17h, nhẽ ra về nhà bạn sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn sớm. Thế nhưng khi nhận làm nốt dự án hộ đồng nghiệp bạn phải tăng ca đến 20h.

Không chỉ hy sinh quỹ thời gian của mình mà việc giúp đỡ người khác quá nhiều còn khiến bạn mất tập trung vào việc đang làm, hiệu quả công việc từ đó giảm sút.

Bạn sẽ phải hy sinh thời gian riêng của mình

2 cách từ chối khéo léo để lòng tốt không trở thành điểm yếu

Linh hoạt sử dụng “lá chắn”

Bạn có thể chưa biết ưu điểm của lá chắn trong việc từ chối. Nó không những bảo vệ đối phương tránh khỏi tổn hại mà còn khiến cho mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp không bất hoà. Khi có ai đó nhờ bạn làm giúp, bạn có thể lấy cấp trên là lá chắn.

Ví dụ: “Thật xin lỗi bạn, sếp đang cần gấp tài liệu này trong chiều nay. Tôi đang phải làm cho sếp mất rồi.”

Hoặc bạn cũng có thể lấy người thân làm lá chắn như: “Không được đâu mày ơi, hôm nay tao phải về nhà sớm giúp vợ đón con và nấu cơm rồi”.

Khi bạn biết cách sử dụng lá chắn linh hoạt làm cho đối phương biết và hiểu bạn thật sự rất bận. Bên cạnh đó, điều này còn thể hiện bạn không phải không muốn giúp mà vì không còn cách nào khác. Như vậy chắc chắn đồng nghiệp sẽ từ bỏ ý định nhờ vả.

👉 Xem thêm: Mách bạn mẹo hay để tránh bị sai vặt nơi công sở

Hãy kéo dài thời gian thực hiện yêu cầu của đồng nghiệp

Có một vài trường hợp cho dù bạn đã từ chối rất khéo léo nhưng họ vẫn bám theo để nhờ vả. Bạn nên xử lý ra sao? Lúc này, hãy kéo dài thời gian có thể thực hiện yêu cầu của người đó.

Cách từ chối khéo léo để lòng tốt không trở thành điểm yếu

Ví dụ: “Tôi thật sự đang rất bận với dự án lần này. Nếu bạn thật sự muốn tôi làm giúp thì phải chờ thêm một thời gian.”

Nếu họ có hỏi đến tiến độ thì bạn có thể trả lời rằng: “Tôi vẫn chưa hết bận, bạn hãy chờ thêm một lát”.

Bạn nên biết rằng, trong môi trường làm việc giúp đỡ không phải nghĩa vụ của chúng ta. Chính vì thế bạn cần biết đặt lòng tốt đúng nơi đúng chỗ. Đừng để điều đó cho người khác lợi dụng và trở thành điểm yếu của bản thân. Bài viết trên đây JobsGO đã chia sẻ với bạn đọc xong về vấn đề “lòng tốt nơi công sở”. Rất mong nội dung này sẽ hữu ích với bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: