Phải làm gì khi người quản lý trực tiếp của bạn bị sa thải?

Đánh giá post

Trong các công việc hiện nay, quản lý trực tiếp luôn không chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo công việc cho bạn mà còn là người gần gũi và hiểu bạn nhất. Vậy làm gì khi người quản lý trực tiếp của bạn bị sa thải? Không thể gắn bó và làm việc cùng người bản thân yêu quý là điều không vui vẻ và dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, hãy luôn chú ý thái độ và cách ứng xử khi vẫn tiếp tục làm việc. Cụ thể như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời và cách ứng xử hợp lý nhất.

Giữ thái độ bình tĩnh

Khi nhận được thông tin người quản lý đã từng gắn bó bị sa thải, đa phần chúng ta sẽ có tâm trạng không tốt. Đây là điều dễ hiểu khi họ đã từng là người dìu dắt, hỗ trợ và hướng dẫn chúng ta ngay từ những ngày đầu làm việc. Theo đó, dù học có sai như thế nào, có bị sa thải vì bất kỳ lý do gì thì tâm trạng buồn bã, chán nản là điều không thể tránh khỏi. 

Thậm chí, trên thực tế, có nhiều người còn tỏ ra thực sự chán trường và lộ rõ ý định muốn bỏ việc theo. Tuy nhiên, đây lại là việc làm không đúng đắn chút nào. Nói như vậy bởi khi bạn chưa thực sự hiểu rõ tình hình đã tỏ rõ thái độ thì người thiệt thòi ban đầu sẽ là bản thân mình. Không những vậy, việc thể hiện quá rõ tâm trạng khi không biết nguyên nhân cũng sẽ khiến lãnh đạo công ty cảm thấy không có cảm tình với bạn nữa.

👉 Xem thêm: 16 dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn sắp bị sa thải

Giữ thái độ bình tĩnh khi nhận được thông tin

Không nghĩ bản thân là người tiếp theo

Hiệu suất làm việc của quản lý trực tiếp thường thể hiện rất rõ chất lượng làm việc của cả đội nhóm. Vì vậy, khi quản lý bị sa thải, rất nhiều người thường có suy nghĩ bản thân chắc chắn sẽ là người tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế, có hàng ngàn lý do khiến cho một quản lý bị sa thải mà không liên quan đến các thành viên trong nhóm. Không những vậy, một khi không nắm chắc lý do cụ thể thì việc suy đoán và nghĩ về các tình huống không có cơ sở là điều không nên. Thậm chí, đôi khi suy nghĩ quá nhiều và mất tập trung mới là nguyên nhân chính khiến bạn bị sa thải thực sự. Vì vậy, hãy loại bỏ hoàn toàn những đồn đoán, suy diễn mang tính một chiều để hoàn thành những nhiệm vụ còn đang dang dở.

Tìm hiểu nguyên nhân từ cả hai phía

Tìm hiểu nguyên nhân từ cả hai phía

“Làm gì khi người quản lý trực tiếp của bạn bị sa thải?” là băn khoăn nhiều người gặp phải khi không còn được làm việc cùng với người hết lòng vì chúng ta. Tuy nhiên, bạn có thể khéo léo tìm hiểu nguyên nhân để có nhận định thực sự chính xác và hướng đi đúng đắn trong tương lai. Theo đó, nếu nguyên nhân đến từ phía công ty, bạn có thể giữ thái độ bình tĩnh, tiếp tục làm việc và âm thầm tìm những cơ hội mới cho bản thân để phòng trường hợp bản thân là người bị sa thải tiếp theo. Ngược lại, nếu nguyên nhân đến từ phía quản lý trực tiếp, hãy vẫn giữ thái độ bình thường trong thời gian làm việc cuối cùng. Cùng với đó, bạn tuyệt đối không nên tỏ thái độ khó chịu hay xa cách với họ bởi dù sao đó cũng là người từng giúp đỡ chúng ta những ngày đầu. Và đối xử bình thường cũng như lời cảm ơn cuối cùng bạn dành cho họ trước khi không làm việc chung trong thời gian sắp tới.

👉 Xem thêm: Làm gì khi biết công ty đang âm thầm thay thế bạn?

Tạo cơ hội cho chính bản thân

Tạm gác những ngổn ngang tâm trạng khi quản lý trực tiếp bị sa thải sang một bên, bạn nghĩ đến bản thân mình khi ở trong tình huống đặc biệt như vậy. Nói như vậy bởi khi một cánh cửa này khép lại với người này thì sẽ mở rộng với người khác. Chưa nói đến việc bạn có phải người tiếp theo trở thành quản lý hay không nhưng nỗ lực và tạo các cơ hội cho bản thân chưa bao giờ là điều thừa thãi cả.

Tạo cơ hội cho chính bản thân tiếp tục phát triển

Tiếp tục giữ liên lạc

Khi còn làm việc chung, việc liên lạc, hỏi thăm, trò chuyện với nhau thường xuyên là điều bình thường và dễ hiểu. Đó là khi còn làm chung, nhưng trên thực tế, có nhiều người thường lựa chọn cách cắt đứt liên hệ với đồng nghiệp khi không còn làm việc chung. Đó là lựa chọn của họ và chúng ta không có quyền bàn luận. Tuy nhiên, nếu có nhiều lựa chọn, cắt đứt liên lạc không nên là lựa chọn được ưu tiên. Theo đó, nếu có thể, bạn hãy giữ liên lạc với quản lý trực tiếp trước đây. Có thể không quá thường xuyên nhưng sẽ giúp cho họ có cảm tình tốt với bạn. Và biết đâu, trong tương lai không xa, họ sẽ là người đem đến cơ hội làm việc tốt hơn cho bạn.

👉 Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nên làm gì khi sếp của bạn sắp nhảy việc?

Quản lý trực tiếp bị sa thải đôi khi có thể khiến bạn rơi vào tình huống khó xử không mong muốn. Và chúng tôi hy vọng những tips trong bài viết có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn trong trường hợp không biết làm gì khi quản lý trực tiếp của bạn bị sa thải. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: