Giải đáp thắc mắc: Nên làm gì khi sếp của bạn sắp nhảy việc?

Đánh giá post

Chợt nghe tin cấp trên của mình sắp nhảy việc, bạn sẽ rơi vào trạng thái bối rối không biết làm gì. Vậy, hãy để JobsGO mách bạn: “Nên làm gì khi sếp của bạn sắp nhảy việc?” qua bài viết dưới đây.

Nên làm gì khi sếp của bạn sắp nhảy việc 1

Giữ thái độ bình tĩnh

Chắc hẳn, khi nghe tin cấp trên chuẩn bị đổi việc, bạn sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, bất an. Thế nhưng, điều tốt nhất bạn nên làm lúc đó là giữ một thái độ thật bình tĩnh. Bởi chỉ khi giữ bình tĩnh, bạn mới có thể đối phó với những tình huống xảy ra một cách thật tốt. Vấn đề cấp trên chuyển việc chưa hẳn đã gây ảnh hưởng tới công việc của bạn. Biết đâu, bạn sẽ được đề cử cho chức vụ hiện tại của cấp trên. Vậy nên, thay vì hoảng loạn, hãy cẩn trọng và cố gắng hết mình vì sự nghiệp bản thân.

Nghe ngóng, cập nhật thông tin chính xác 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu, nghe ngóng tại sao sếp lại đổi việc. Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc công ty đang gặp vấn đề như: kết quả kinh doanh của công ty giảm sút, công ty có chính sắt cắt giảm nhân sự, ngân sách… thì bạn cần có phương án chuẩn bị cho bản thân. 

Còn trong trường hợp, nguyên nhân chỉ đơn giản xuất phát từ việc môi trường làm việc không phù hợp hay cấp trên của bạn muốn tìm kiếm những cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn… thì điều đó cũng sẽ mở ra cơ hội thăng tiến cho bạn. Hay tận dụng thật tốt cơ hội đó, không ngừng thể hiện năng lực bản thân để ứng cử cho những vị trí cao hơn.

Nghe ngóng, cập nhật thông tin chính xác
Nghe ngóng, cập nhật thông tin chính xác

Vậy nên, hãy có nghe ngóng, cập nhật thông tin thật chính xác từ đồng nghiệp hay trưởng phòng của mình để có những lựa chọn, quyết định đúng đắn nhất. Bởi là một nhân viên, bạn sẽ không có sự nắm bắt tin tức nhanh nhạy, kịp thời như cấp trên.

👉 Xem thêm: Nhảy việc cùng sếp cũ: NÊN hay KHÔNG?

Trò chuyện, chia sẻ riêng tư với sếp

Nếu giữa bạn và sếp có mối quan hệ thân thiết, có sự gắn kết thì tại sao, bạn không tìm cách trò chuyện, chia sẻ riêng tư với họ? Điều đó sẽ giúp bạn gỡ bỏ những băn khoăn, thắc mắc trong lòng một cách nhanh nhất. Bởi việc nghe ngóng, tìm hiểu thông tin từ bên ngoài không chỉ làm tốn thời gian của bạn mà đôi khi, nó chưa chắc đem đến cho bạn những câu trả lời chính xác.

JobsGO tin rằng, cấp trên của bạn sẽ không ngần ngại chia sẻ về vấn đề nhảy việc của họ. Dựa trên điều đó, bạn có thể lựa chọn hướng đi cho bản thân. Thêm đó, bạn có thể xin cấp trên những lời khuyên, lời nhận xét, đánh giá về bản thân cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai. Bởi sếp là người có những nhìn nhận rõ nhất về cả quá trình làm việc của bạn. Có thể nói, đây sẽ là chìa khóa bí mật giúp bạn chinh phục những khó khăn, thử thách phía trước trong công việc. 

Trò chuyện, chia sẻ riêng tư với sếp
Trò chuyện, chia sẻ riêng tư với sếp

Luôn hợp tác khi được sếp bàn giao công việc

Tại thời điểm sếp của bạn chuẩn bị chuyển việc, chắc hẳn họ sẽ rất bận rộn bàn giao những công việc hiện tại tại công ty để tiếp tục với những dự định mới. Do đó, hãy tận dụng thật tốt cơ hội này, đừng ngần ngại nhận những trách nhiệm khi được giao phó. Hãy luôn thể hiện sự tận tụy, nhiệt huyết của bản thân mình. Bởi khi sếp đổi việc, có thể bạn sẽ là người được đề cử cho chức vụ đó, nhưng có thể bạn sẽ làm việc dưới quyền một người sếp khác. Và nếu bạn không cố gắng thể hiện mình, con đường sự nghiệp của bạn sẽ rất gian nan. 

👉 Xem thêm: 5 tips để bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt sếp! 

Luôn hợp tác khi được sếp bàn giao công việc
Luôn hợp tác khi được sếp bàn giao công việc

Không lan truyền tin đồn hay đánh giá mang quan điểm cá nhân

Chắc hẳn, vấn đề cấp trên chuyển việc sẽ là một chủ đề hot trong công ty và trở thành chủ đề trò chuyện, bàn luận của nhiều hội, nhóm. Bạn có thể tham gia trao đổi cùng những đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy giữ một thái độ trung lập trước vấn đề này, không nên thêm vào những tin đồn thất thiệt hay những quan điểm mang tính cá nhân gây ảnh hưởng tới sếp của bạn. Bởi biết đâu sau này, khi bạn nhảy việc, bạn cũng sẽ giống như sếp của bạn bây giờ, trở thành chủ đề bàn tán của mọi người xung quanh.

Hãy coi đây là một nguồn tham khảo và cần biết chọn lọc thông tin xác thực và chính xác từ những nguồn đáng tin cậy để tránh làm bản thân rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. 

Giữ thái độ tích cực với sếp

Cho dù cấp trên của bạn chuyển nơi làm việc mới, bạn vẫn có thể thường xuyên liên lạc và duy trì một mối quan hệ thân thiết với sếp bởi họ đã từng là người quản lý bạn, hỗ trợ bạn trong công việc. Luôn giữ một thái độ tích cực, cởi mở với sếp đôi khi sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai hơn. Với kinh nghiệm của mình, chắc hẳn, cấp trên của bạn sẽ có những lời khuyên, lời tư vấn bổ ích về công việc cho bạn. Hơn thế, họ còn có thể giới thiệu cho bạn những vị trí việc làm mới tiềm năng với chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn. 

👉 Xem thêm: Khi sếp là bạn thân, làm thế nào để mối quan hệ không rạn nứt? 

Giữ thái độ tích cực với sếp
Giữ thái độ tích cực với sếp

Có thể thấy, việc sếp nhảy việc không chỉ là rủi ro mà nó cũng mang đến cho bạn nhiều cơ hội. Hãy biết nhìn nhận từ nhiều khía cạnh để tìm cho bản thân một hướng đi đúng nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết: “Nên làm gì khi sếp của bạn sắp nhảy việc?”. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: