Điều mà mọi doanh nghiệp luôn băn khoăn, trăn trở chính là công ty đang tiêu tiền vào đâu, kiếm được bao nhiêu và tiền đang bị lãng phí hoặc mất đi ở đâu. Vậy nên, công việc kế toán chi phí đã ra đời, giúp doanh nghiệp đập tan những lo lắng về tài chính. Trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu xem kế toán chi phí là gì, mô tả công việc của kế toán chi phí một cách chi tiết, cụ thể!
Mục lục
1. Kế Toán Chi Phí Là Gì?
Kế toán chi phí còn có tên gọi tiếng Anh là Cost Accounting. Đây là vị trí phụ trách các công việc liên quan tới thu nhập, ghi chép và thực hiện phân loại mọi chi phí nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho doanh nghiệp trong phòng kế toán.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc quản lý chi phí hiệu quả là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tối đa hóa thu lợi, duy trì khả năng cạnh tranh. Kế toán chi phí đóng vai trò quan trọng trong công việc cung cấp dữ liệu chi tiết về các tài khoản khác nhau, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về cơ cấu chi phí và xác định các lĩnh vực có thể cắt giảm chi phí.
Kế toán chi phí chính là người hợp lý hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu, lợi nhuận cao nhất.
Xem thêm: Kế toán là gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán
2. Vai Trò Của Kế Toán Chi Phí
Kế toán chi phí là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính nhằm giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược trong quá trình kinh doanh. Dưới đây, hãy cùng JobsGO sẽ đi sâu vào phân tích vai trò của kế toán chi phí:
2.1 Kiểm Soát Các Khoản Chi Phí Của Doanh Nghiệp
Kế toán chi phí là người thực hiện phân loại các chi phí trong doanh nghiệp:
- Theo dõi và ghi nhận chi tiết các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo các khoản chi phí đều hợp lý và hợp pháp.
Từ những ghi chép về chi phí, kế toán chi phí có thể giúp công ty dự đoán xu hướng, chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai.
Thông qua công việc phân tích chi phí, doanh nghiệp có thể xác định những quy trình không hiệu quả và tìm cách cải thiện, từ đó dễ dàng xác định và nắm bắt lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Đo Lường, Tính Giá Thành Sản Phẩm
Vai trò của kế toán còn thể hiện ở việc đo lường giá vốn của những nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Kiểm tra tình hình thị trường, nắm rõ được chi phí nguyên vật liệu đầu vào để tìm ra phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Phát hiện kịp thời các chi phí chênh lệch để cân đối chi phí sản xuất, tránh trường hợp bị thua lỗ.
Đây sẽ là căn cứ chính xác giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tính toán hợp lý giá thành bán ra của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Công việc của kế toán giá thành là gì? Nó là quá trình xác định và ghi nhận tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, từ nguyên vật liệu đến lao động và chi phí quản lý, giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về chi phí và từ đó đưa ra quyết định tối ưu hóa lợi nhuận.
2.3 Giúp Nhà Quản Trị Kiểm Soát Quản Lý
Kế toán chi phí giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp cho các nhà quản trị ở nhiều bộ phận khác nhau về các thông tin liên quan đến chi phí:
- Phối hợp với các bên liên quan, đối tác để kịp thời nắm rõ những khoản chi phí, giá thành nhập vào.
- Cung cấp số liệu, báo cáo, phân tích hiệu suất, đưa ra đánh giá về tình hình thực tế của thị trường để giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế, đưa ra hướng đi phù hợp để doanh nghiệp phát triển.
Điều này giúp nhà quản trị đưa ra được những giải pháp hiệu quả trong việc quản lý chi phí, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro nhằm hướng tới đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
2.4 Giúp Nhà Quản Trị Kiểm Soát Chiến Lược
Những thông tin, số liệu mà kế toán chi phí cung cấp thường phản ánh một cách chân thực thực trạng hiện tại của doanh nghiệp thông qua việc phân tích toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp, từ đó xác định những khâu cần cải thiện để tăng giá trị doanh nghiệp, thu hút khách hàng.
Dựa vào nền tảng đó, nhà quản trị sẽ có căn cứ để hoạch định chi phí lâu dài cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế toán công là gì?
3. Mô Tả Công Việc Kế Toán Chi Phí
Một kế toán chi phí trong doanh nghiệp sẽ cần đảm nhiệm những công việc sau:
3.1 Ghi Chép, Phản Ánh Chính Xác, Đầy Đủ, Kịp Thời Các Khoản Chi Phí
Kế toán chi phí sẽ tổng hợp thông tin từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập, ghi chép chính xác, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp. Thêm vào đó, kế toán chi phí cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng, xác thực cái chứng từ xác nhận, các khoản mục chi phí là hợp lệ. Việc kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí để có biện pháp ngăn chặn kịp thời nếu phát hiện những khoản chênh lệch cũng là nhiệm vụ của kế toán chi phí.
3.2 Kiểm Tra Tính Hợp Lý, Hợp Lệ Của Chứng Từ
Kế toán chi phí có trách nhiệm cùng các bộ phận có liên quan thường xuyên kiểm tra và đối chiếu thông tin của chi phí và giá thành sản phẩm, mục đích là để lập báo cáo đầy đủ, rõ ràng về các khoản phí sản xuất, giá thành đầu ra của sản phẩm.
3.3 Mở Sổ Theo Dõi Chi Tiết Từng Khoản Mục Chi Phí
Để phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót hoặc bất thường, đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của các khoản chi, kế toán chi phí cần thiết lập và duy trì sổ sách, theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí thông qua hệ thống kế toán.
3.4 Báo Cáo Với Cấp Trên, Quản Lý, Quản Trị Viên Của Doanh Nghiệp
Kế toán chi phí cung cấp số liệu để nhà quản trị có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những giải pháp phù hợp.
Xem thêm: Bookkeeping là gì?
4. Lưu Ý Khi Quản Lý Chi Phí, Các Chứng Từ Trong Doanh Nghiệp
Quản lý chi phí hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh. Kế toán chi phí cần lưu ý những điều sau trong quá trình quản lý các chi phí và chứng từ trong doanh nghiệp:
4.1 Xây Dựng, Kiểm Soát Định Mức Chi Phí
- Thiết lập hệ thống định mức chi phí chi tiết cho từng hoạt động, bộ phận.
- Thường xuyên rà soát và cập nhật định mức để đảm bảo tính phù hợp với thực tế.
4.2 Kiểm Soát Chi Phí Trước, Trong Và Sau Khi Phát Sinh
- Lập quy trình phê duyệt chi phí trước khi phát sinh.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện chi phí.
- Đánh giá hiệu quả của các khoản chi phí sau khi đã thực hiện sản phẩm.
4.3 Quy Định Cụ Thể Về Thủ Tục Xét Duyệt Chi Phí
- Lập quy trình xét duyệt chi phí rõ ràng, minh bạch.
- Phân cấp thẩm quyền phê duyệt chi phí phù hợp với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
4.4 Kiểm Tra Việc Tuân Thủ Quy Trình Để Tránh Hình Thức Hóa
- Tổ chức kiểm soát chi phí phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp: Xác định phương pháp kiểm soát chi phí phù hợp (theo địa điểm, đối tượng chịu chi phí…).
- Phân loại chi phí hợp lý và không hợp lý: Xây dựng tiêu chí rõ ràng để phân loại chi phí, thực hiện phân loại ngay từ khâu hạch toán ban đầu.
4.5 Lưu Ý Khi Thanh Toán Các Khoản Chi Phí & Sắp Xếp Hóa Đơn, Chứng Từ
- Đối với các khoản chi có hóa đơn trên 20 triệu đồng, kế toán chi phí nên photo thêm Ủy nhiệm chi, bấm chung với hóa đơn sẽ giúp dễ dàng đối chiếu, kiểm tra ở các giai đoạn về sau.
- Sắp xếp và lưu trữ hóa đơn, chứng từ: Sắp xếp hóa đơn đầu vào theo thứ tự như trên tờ khai giá trị gia tăng. Sau đó, kế toán chi phí cần đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hoặc quý, tùy theo số lượng hóa đơn.
Ngoài ra, việc thực hiện đúng các quy trình và lưu trữ hóa đơn sẽ hỗ trợ trong việc lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khi quyết toán, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.
Xem thêm: Công việc của kế toán kho
5. Các Khoản Mục Kế Toán Chi Phí
Việc biết rõ các khoản chi phí sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát thu chi hiệu quả hơn, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận, quy trình sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bây giờ, hãy đi sâu vào các mục chi phí chính trong kế toán:
5.1 Chi Phí Nguyên Liệu Trực Tiếp
Chi phí nguyên liệu trực tiếp là những chi phí vật liệu (nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu,…) sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Các nguyên liệu, vật liệu phát sinh trên mức bình thường không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Khi hạch toán chi phí nguyên liệu trực tiếp, kế toán chi phí sử dụng tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (TK 621) để phản ánh. Cụ thể:
- Trong kỳ sản xuất, kế toán chi phí thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này hoặc tập hợp chúng cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
- Cuối kỳ sản xuất, ký toán chi phí sẽ kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu để tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán.
5.2 Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Đây là chi phí ghi lại các khoản mà doanh nghiệp cần chi trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: lương bổng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động,…
Kế toán chi phí sử dụng tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp” (TK 622) để phản ánh.
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Xem thêm: Công việc của kế toán tài sản cố định
5.3 Chi Phí Sản Xuất Chung
Đây là các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sản xuất như chi phí nhân viên xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí công cụ, vật liệu sản xuất,…
Nội dung của các khoản chi phí được theo dõi bằng các tài khoản cấp 2:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng (Lương, cấp dưới của quản trị viên, nhân viên kỹ thuật).
- TK 6272: Chi phí nguyên liệu, vật liệu sản xuất.
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định (Khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất,…).
- TK 6273: Chi phí dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, phí điện thoại, bảo trì máy móc,..).
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác (Chi phí bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy).
5.4 Chi Phí Sử Dụng Máy Thi Công
Chi phí này thường được doanh nghiệp xây lắp sử dụng. Khi hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí sử dụng tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công” (TK 623) để phản ánh.
Nội dung của các khoản chi phí được theo dõi bằng các tài khoản cấp 2 sau:
- TK 6231: Chi phí nhân công (lương, phụ cấp cần phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy thi công).
- TK 6232: Chi phí vật liệu (chi phí nhiên vật liệu như xăng, dầu, máy móc).
- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất (công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của máy móc thi công).
- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công (chi phí mà xe, máy móc bị khấu hao trong quá trình thi công)
- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền sửa chữa và bảo dưỡng xe, máy móc).
- TK 6237: Chi phí bằng tiền khác.
5.5 Chi Phí Khác
- Chi phí thanh lý, tặng bán tài sản sản cố định: Chi phí phát sinh khi thanh lý tài sản.
- Các khoản phạt: Phạt vi phạm hành chính, phạt chậm thuế.
- Các tài khoản chi phí bất thường khác: Chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Trên đây là thông tin giải đáp kế toán chi phí là gì, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Mong rằng qua bài viết của JobsGO bạn có thể hiểu hơn về công việc này và có những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Để tìm kiếm cơ hội việc làm ở vị trí kế toán, bạn có thể truy cập ngay trang web jobsgo.vn. Chúc bạn sớm tìm được công việc tốt trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp
1. Có Mấy Loại Kế Toán Chi Phí?
Có tổng cộng 4 loại kế toán chi phí:
- Kế toán chi phí tiêu chuẩn: kế toán chi phí thực hiện tính toán các chi phí sản xuất dựa trên hiệu quả và tiêu chuẩn sản xuất.
- Kế toán chi phí dựa trên hoạt động: ở vai trò này, kế toán chi phí sẽ tích lũy chi phí chung từ mỗi bộ phận và phân bổ chúng cho các đối tượng chi phí, nguồn lực cụ thể, chẳng hạn như sản phẩm, nhân công, dịch vụ, khách hàng.
- Kế toán tinh gọn: Kế toán tinh gọn tiết kiệm thời gian, chi phí bằng cách tập trung vào các hoạt động gia tăng giá trị sản phẩm, loại bỏ những hoạt động dư thừa không cần thiết.
- Chi phí cận biên: Cung cấp cho ban quản trị cái nhìn tổng quan về lợi nhuận tiềm năng, giá bán có lợi nhất và loại hình tiếp thị cần thiết.
2. Tài Khoản Kế Toán Chi Phí Bán Hàng Là Gì?
Tài khoản kế toán chi phí bán hàng sử dụng là TK 641 – Chi phí bán hàng để tập hợp, thực hiện kết chuyển những chi phí phát sinh trong thực tế ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lao vụ và TK 641 có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể:
Số thứ tự | Tài khoản | Chi phí. |
1 | TK6411 | Chi phí nhân viên. |
2 | TK6412 | Chi phí vật liệu. |
3 | TK6413 | Chi phí dụng cụ, đồ dùng. |
4 | TK6414 | Chi phí khấu hao tài sản cố định. |
5 | TK6415 | Chi phí bảo hành. |
6 | TK6416 | Chi phí dịch vụ mua ngoài. |
7 | TK6417 | Chi phí bằng tiền khác. |
3. Tài Khoản Của Kế Toán Chi Phí Doanh Nghiệp Là Gì?
Tài khoản kế toán chi phí doanh nghiệp sử dụng là TK 642 với 8 tài khoản cấp 2, cụ thể đó là:
Số thứ tự | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK6421 | Chi phí nhân viên quản lý. |
2 | TK6422 | Chi phí vật tư quản lý. |
3 | TK6423 | Chi phí đồ dùng văn phòng. |
4 | TK6424 | Chi phí khấu hao tài sản cố định. |
5 | TK6425 | Các khoản thuế, phí, lệ phí. |
6 | TK6426 | Chi phí dự phòng. |
7 | TK6427 | Chi phí dịch vụ mua ngoài. |
8 | TK6428 | Chi phí bằng tiền khác. |
4. Chi Phí Kế Toán Là Gì?
Chi phí kế toán là tổng hợp các chi phí thực tế mà một doanh nghiệp phải chi trả trong quá trình sản xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ (gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương cho nhân viên, các khoản lãi cần trả khi vay vốn).
5. Kế Toán Quản Trị Chi Phí Là Gì?
Kế toán quản trị chi phí là một kênh cung cấp thông tin quan trọng về các chi phí quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho việc đánh giá, kiểm soát tài chính và đưa ra các quyết định tối ưu ở cấp quản lý.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)