Trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là khởi nghiệp, chắc hẳn bạn đã nghe nhắc đến từ Founder rất nhiều. Vậy bạn đã hiểu rõ Founder là gì? Công việc chính của Founder là gì? Co-Founder là gì? và Owner đóng vai trò như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy cùng JobsGO khám phá bài viết dưới đây.
Mục lục
Định nghĩa Founder là gì?
Founder là gì? Founder có nghĩa là người sáng lập. Founder hay nhà sáng lập là người đưa ra ý tưởng và tạo dựng nền móng, cơ sở cho một tổ chức.
Họ được ví như “cha đẻ” của một công ty. Họ có trách nhiệm vụ đưa công ty đi vào hoạt động và duy trì sự tồn tại, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Đây cũng là người chịu toàn bộ trách nhiệm về những rủi ro có thể xảy ra, vấn đề liên quan đến quá trình công ty hoạt động.
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, Founder được biết đến như Giám Đốc của một bộ phận nào đó trong một công ty.
Các thuật ngữ liên quan đến Founder
Bên cạnh Founder còn có rất nhiều thuật ngữ, khái niệm xoay quanh. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc tiếp nội dung này nhé.
Co-Founder là gì?
Co Founder là gì? Đó là người đồng sáng lập. Một doanh nghiệp có thể có từ 2 người cùng sáng lập trở lên. Những người đó được gọi là Co – founder bên cạnh Founder chính của công ty. Ví dụ: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak là những người đồng sáng lập (co-founder) của Apple.
Owner và Co-owner là gì?
Owner hay Owner Company được hiểu là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu là người góp vốn để thành lập công ty. Khi một Founder muốn thành lập công ty họ phải bỏ tiền vốn, khi đó cũng có thể gọi Founder là Owner. Nếu người chủ sở hữu có thêm cộng sự cùng góp vốn trong việc xây dựng tổ chức thì được gọi là Co-owner (đồng chủ sở hữu). Tuy nhiên một người Owner không nhất thiết phải là Founder của công ty đó. Chủ sở hữu có thể chỉ là người góp vốn nhưng không xây dựng hay điều hành công ty.
CEO là gì?
CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer dịch sang tiếng việt là giám đốc điều hành. Người giữ vị trí CEO có thể là người sáng lập ra công ty hoặc là người được thuê để điều hành công ty. Công việc của tổng giám đốc là quản lý quy trình vận hành, tổ chức của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò lên kế hoạch, định hướng cho sự phát triển của tổ chức. CEO và Founder trở thành cộng sự, hợp tác với nhau để quản lý và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra tùy theo sự phân công và quy mô của từng công ty, trách nhiệm của CEO lại khác nhau đôi chút.
Các chức vụ khác hỗ trợ Founder bên cạnh:
- CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính
- CIO (Chief Information Officer): Giám đốc khối công nghệ thông tin
- CTO (Chief Technology Officer): Giám đốc kỹ thuật
- CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc marketing
- COO (Chief Operating Officer): Giám đốc vận hành
- CPO (Chief People Officer ):Giám đốc nhân sự
- HRD (Human Resources director): Giám đốc nhân sự
- HRM (Human Resources Manager) : Giám đốc nhân sự
Startup là gì?
Start – up dịch sang tiếng việt là công ty khởi nghiệp. Khởi nghiệp là thuật ngữ chuyên để chỉ các công ty mới thành lập, mới bắt đầu kinh doanh nói chung. Theo Investopedia, startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình đi vào hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được đầu tư vốn bởi chính những người Founder, Owner để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ sáng lập ra. Do nguồn thu hạn hẹp, cùng với quy mô nhỏ chưa thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên theo thống kê 80% startup thất bại trên thị trường.
Startup là môi trường tuyệt vời để những Founder tập sự có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức thành lập công ty. Bởi vì, các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu gặp khá nhiều trắc trở, nhiều việc phải làm và nhiều vấn đề phải lo lắng hơn các công ty lớn, lâu năm. Việc học hỏi từ các doanh nhân khác cách họ xử lý vấn đề, đối mặt với khủng hoảng của giai đoạn này là vô cùng đáng giá. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những chuyện khó khăn, phức tạp khi mới thành lập công ty. Những công việc tưởng chừng như nhỏ nhất cũng phải bắt tay vào làm mới hiểu ra vấn đề. Nó cũng mang lại cho bạn một trải nghiệm quý giá khi đảm nhận vị trí trong công ty Startup, xem cách Founder trước đã làm và học hỏi từ họ.
👉 Xem thêm: Startup và Tập đoàn lớn có gì khác nhau?
Phân biệt sự khác nhau giữa CEO và Founder
Khái niệm về CEO và Founder đôi lúc vẫn gây ra sự nhầm lẫn đối với mọi người. Có người cho rằng CEO và Founder có thể gộp chung thành một chức vụ. Một vài ý kiến khác cho rằng CEO và Founder hoàn toàn không giống nhau. Vậy điểm khác biệt căn bản của hai khái niệm này là gì?
Trách nhiệm với công ty
Xét trên khía cạnh một công ty có cả vị trí CEO và Founder, chúng ta sẽ làm rõ được yếu tố này. Founder là người thành lập doanh nghiệp nên họ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm khi công ty gặp vấn đề. Thậm chí nhiều người mất vốn, chịu nhiều tổn thất nặng nề, mất nhiều tâm sức. Trong khi đó CEO là người lãnh đạo của công ty, có thể họ được Founder thuê để trở thành người điều hành nên chưa chắc họ đã có mối quan tâm, trách nhiệm với công ty lớn như Founder.
Công việc của Founder và CEO
Founder là người lên ý tưởng về sản phẩm, về thành lập và kiến tạo tầm nhìn của công ty. Tuy nhiên chưa chắc họ đã giỏi về tất cả các lĩnh vực như điều hành bộ máy nhân sự, hay quản lý công việc. Chính vì thế, nhiều Founder đã tuyển dụng người khác vào làm CEO, còn họ thì tập trung chính vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Khi đó CEO sẽ đảm nhiệm nhiều công việc về quản lý hoạt động kinh doanh, đối nội – đối ngoại, quản lý nhân sự… CEO và Founder là trụ cột chính trong công ty.
Làm sao để trở thành một Founder?
Để trở thành một Founder thành công, bạn cần chuẩn bị và lên kế hoạch ngay bây giờ. Sau đây là một vài đề xuất từ JobsGO những cách để trở thành Founder:
Trải nghiệm làm việc, thực tập tại các công ty khởi nghiệp
Làm việc tại công ty Startup là bước đầu tiên cần thiết trước khi bạn khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có nhiều điểm khác biệt so với các công ty lớn hơn. Tham gia vào bộ máy vào công ty này sẽ cho bạn trải nghiệm đáng giá. Bạn sẽ học hỏi được cách người Founder giải quyết khó khăn, quản lý công việc trong từng giai đoạn thăng trầm. Thêm vào đó, làm việc tại Startup sẽ mang đến nhiều cơ hội để bạn đảm nhiệm vai trò quan trọng, làm việc đa tác vụ, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Từ đó, vốn hiểu biết, kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được nâng cao, chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Tìm người cố vấn phù hợp
Một người cố vấn phù hợp mà bạn có thể tham vấn mỗi khi gặp khó khăn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai. Bạn có thể tìm người cố vấn là đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc tham gia các khóa học, khóa huấn luyện về kinh doanh.
Lập bản kế hoạch chi tiết
Trước khi trở thành chủ công ty, bạn cần phải lập kế hoạch chi tiết từng bước, từng công việc cần làm. Một bản kế hoạch giống như bản đồ, dựa vào nó bạn sẽ biết từng bước cần làm gì. Bắt tay thực hiện theo kế hoạch sẽ giúp bạn biết mình còn thiếu sót ở điểm nào, từ đó tìm ra phương án bổ sung thích hợp.
Ví dụ: Ở bước tung sản phẩm ra thị trường, bạn cần marketing để thu hút khách mục tiêu. Nhưng bạn không có kiến thức gì về marketing hết, khi đó bạn cần phải tự học hoặc đi học thêm về marketing, tìm kiếm nhân viên hỗ trợ công ty.
Tham gia lớp học online/ offline
Điều hành doanh nghiệp, công ty có nghĩa là bạn phải học cách làm rất nhiều việc. Nó có thể vượt ra ngoài điểm mạnh, sở thích cá nhân của bạn. Bạn phải quản lý, đánh giá thị trường tiềm năng, theo dõi tài chính,… Để làm tốt những điều đó, bạn hãy tham gia vào các lớp học. Tuy điều đó không cho bạn trải nghiệm thực tế nhưng chúng giúp bạn có kỹ năng, quy trình cơ bản mà bất kỳ một doanh nhân nào cũng nên biết.
Nếu như bạn đã ra trường thì có thể học thêm các khóa trên mạng để phát triển kỹ năng của bản thân tốt hơn.
Không ngại khó khăn
Nếu như bạn chỉ giỏi mặt lý thuyết thì chắc chắn không thể trở thành một Founder thành công. Vì trong bất kỳ lĩnh vực nào thì Founder cũng đều cần kinh nghiệm thực tiễn. Để doanh nghiệp của bạn cạnh tranh được trên thị trường nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Tuy nhiên, quan trọng nhất đó chính là những cố gắng, nỗ lực, không ngại gian khổ của bạn. Một Founder có thể làm mọi việc, không quản vất vả, chắc chắn sẽ làm nên thành quả.
Theo dõi tin tức đa kênh
Là người sáng lập doanh nghiệp, bạn cũng phải biết cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường một cách đa kênh nhất. Khi theo kịp với xu hướng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn, biết các công ty đối thủ đang làm gì để có chiến lược phù hợp. Đặc biệt, nó còn giúp bạn tìm thấy cơ hội kinh doanh nhiều hơn.
👉 Xem thêm: 6 Lời khuyên của VC cho các start-up chuẩn bị Pitching
Những câu hỏi thường gặp về Founder
Con đường trở thành một Founder không đơn giản chút nào. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, trắc trở. Xoay quanh vấn đề này còn có rất nhiều câu hỏi khác, cùng tìm hiểu để rõ hơn nhé.
Có nên thành lập startup 1 người không?
Không nên. Vì cho dù bạn có giỏi đến đâu thì cũng không thể làm tất cả mọi việc cùng lúc. Từ người điều hành đến người thực hiện. Nếu như có thể, bạn hãy tìm kiếm cho mình những người bạn đồng hành để chia sẻ gánh nặng về chuyên môn và tinh thần.
Tại sao nhiều dự án startup hay, ý nghĩa những không được đầu tư?
Đa phần dự án hay, ý nghĩa nhưng không được đầu tư là vì:
- Đội ngũ dự án chưa thật sự thuyết phục.
- Khả năng sinh lời của dự án vẫn còn kém hiệu quả.
- Dự án đó quá dễ sao chép bởi đối thủ.
Mất bao lâu để có thể tìm được Co- Founder?
Với câu hỏi này thì không có câu trả lời cụ thể. Theo quan điểm cá nhân mỗi người, để tìm được một Co- Founder có thể mất nhiều thời gian, ít thời gian khác nhau, tùy thuộc vào “duyên” nữa. Chính vì vậy, bạn nên mở rộng mối quan hệ của mình vì biết đâu trong số đó có người bạn muốn tìm.
Trong thực tế, để tìm được một người cùng chí hướng, cùng quan điểm là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên bạn hãy cứ cố gắng và đừng bỏ cuộc nhé.
Có mất gì khi khởi nghiệp hay không?
Có, bạn gần như mất tất cả mọi thứ có thể nghĩ ra được. Nếu bạn đang tham gia khởi nghiệp, lắng nghe câu chuyện chia sẻ của nhiều nhà sáng lập khác bạn sẽ thấy việc khởi nghiệp mất nhiều hơn cái bạn nghĩ:
- Tình cảm gắn kết gia đình.
- Mất người yêu, vợ, chồng.
- Mất tiền, mất các mối quan hệ, mất thời gian và cả công sức.
Bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ chỉ để nhận ra mình cạnh tranh cho vị trí 1/10 doanh nghiệp startup có thể “sống sót” qua 1 vài năm đầu.
Bài viết trên đây là toàn bộ chia sẻ của JobsGO về công việc của một Founder là gì, Co-Founder là gì và các chức vụ khác liên quan đến Founder. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về công việc, khởi nghiệp, kinh doanh, hãy theo dõi trang blog của JobsGO.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)