Bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Đánh giá post

Theo luật Giáo dục đại học sửa đổi mới đây thì sẽ phân biệt 2 loại bằng cử nhân và kỹ sư. Vậy bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào? Hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Quy định mới nhất về việc cấp bằng kỹ sư và cử nhân

Quy định mới nhất về việc cấp bằng kỹ sư và cử nhân

Theo Luật giáo dục năm 2012 cũ, sẽ không có sự phân biệt giữa bằng cử nhân và kỹ sư, trường nào đào tạo kỹ sư thì cấp bằng kỹ sư. Tuy nhiên, do không có sự thống nhất giữa các trường cùng đào tạo về khối ngành này, mà dẫn tới tình trạng cùng đào tạo 1 ngành nhưng học ở trường này thì cấp bằng kỹ sư, còn ở trường khác lại cấp bằng cử nhân.

Vì thế, Chính phủ đã ban hành quy định về việc cấp văn bằng và chứng chỉ trong Luật giáo dục năm 2018. Trong đó có quy định về việc cấp bằng kỹ sư và phân biệt bằng cử nhân với kỹ sư. Các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật không đủ 150 tín thì sẽ không được phép cấp bằng kỹ sư.

Bằng cử nhân là gì?

Cử nhân là học vị để chỉ người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học. Bằng cử nhân sẽ cấp cho những sinh viên tốt nghiệp đại học những khối ngành về kinh tế, tự nhiên, sư phạm, luật, nhân văn,…

Thời gian đào tạo chương trình cử nhân thường là 4 năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ, khả năng mà thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn dự kiến.

Bằng cử nhân là gì?

Phân loại bằng cử nhân: Bằng cử nhân hiện nay được phân thành 3 loại

  • Bằng BA: Được cấp cho sinh viên theo học chuyên ngành về nhân văn, ngoại ngữ, kinh tế, truyền thông,…
  • Bằng BS: Được cấp cho sinh viên theo học chương trình đào tạo và nghiên cứu với mức độ chuyên sâu hơn. Chẳng hạn như máy tính, công nghệ, toán học, điều dưỡng,…
  • Bằng BFA: Là loại bằng chuyên đào tạo về những môn nghệ thuật như diễn xuất, nhảy, hát, điêu khắc,….

Trong đó, bằng BA và BS là 2 loại bằng cử nhân được trao phổ biến hiện nay.

👉 Xem thêm: Tuyển cử nhân luật – Cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ

Bằng kỹ sư là gì?

Kỹ sư là học vị dành cho người đã tốt nghiệp trường đại học liên quan tới chuyên ngành kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, điện tử, hàng hải, môi trường, nông nghiệp,… Và sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư khi hoàn thành đủ chương trình đào tạo.

Bằng kỹ sư là gì?

Điều kiện để được cấp bằng kỹ sư:

  • Sinh viên cần đi thực tập tại các đơn vị trước khi làm đồ án. Và đồ án cần phải có nội dung phản ánh kết quả ứng dụng những kiến thức đã học tại trường và được hội đồng thông qua.
  • Hoàn thành hết toàn bộ các chương trình đào tạo từ 150 tín trở lên và làm đồ án tốt nghiệp. Nếu sinh viên học dưới 130 tín thì sẽ chỉ được cấp bằng cử nhân.

👉 Xem thêm: Kỹ sư là làm gì? Tổng hợp kiến thức cần biết cho người kỹ sư tương lai

Vậy, bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về bằng cử nhân và kỹ sư thì bạn đã hiểu sự khác nhau giữa 2 loại bằng này chưa?

Về chương trình đào tạo

Sự khác nhau đầu tiên giữa bằng kỹ sư và cử nhân đó chính là chương trình đào tạo. Thông thường, ngành đào tạo cử nhân thường thiên về việc nghiên cứu. Còn chương trình đào tạo kỹ sư sẽ thiên về những vấn đề kỹ thuật, và việc ứng dụng, thực hành trong thực tế.

Thời gian đào tạo

Thông thường, thời gian đào tạo bằng kỹ sư sẽ dài hơn bằng cử nhân. Nếu như chương trình đào tạo cử nhân là 4 năm thì bằng đào tạo kỹ sư sẽ là 5 năm.

Cơ hội việc làm

Vậy, bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Theo những đánh giá chuyên môn, các sinh viên ra trường có bằng kỹ sư thường có trình độ cao hơn bằng cử nhân kỹ thuật 1 bậc. Và bậc lương giữa 2 loại bằng này cũng có sự khác nhau. Do đó, nếu có bằng kỹ sư thì sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. 

Như vậy là chúng ta đã biết được cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào. Các bạn nếu có nhu cầu theo học chương trình đào tạo kỹ sư hay cử nhân thì có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn. Và cũng đừng quên theo dõi jobsgo.vn trong những bài viết tiếp theo nhé!

👉 Xem thêm: Văn bằng 2 là gì? Các thắc mắc thường gặp về văn bằng 2

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: