Content Angle là gì? Cách tạo Content Angle thu hút, lôi cuốn

Đánh giá post

Với những người làm trong lĩnh vực marketing chắc chắn không còn quá xa lạ với Content Angle nữa. Bởi vì nó là yếu tố quyết định nhiều đến sự thành công của một chiến lược marketing. Vậy bạn có biết content angle là gì? Những yếu tố nào xây dựng nên nó? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung bài này.

TUYỂN DỤNG Content MARKETING

1. Content Angle là gì?

Content Angle là gì? Content Angle chính là cách tiếp cận, góc nhìn của một người về vấn đề trước khi bắt đầu xây dựng nội dung bài viết thể hiện quan điểm về thương hiệu của công ty. Content Angle thường được thể hiện thông qua những tình huống, ý tưởng và nhân vật khác nhau nhằm thể hiện sự độc đáo, hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, Content Angle có một vai trò quan trọng. Nó quyết định cốt truyện bài viết, giúp bài viết nổi bật hơn và có độ unique thấp hơn các bài cùng chủ đề khác. Khi xây dựng được Content Angle thu hút, nó sẽ trở thành xương sống cho toàn bài viết đó giúp khơi gợi sự tò mò và tạo trải nghiệm đáng nhớ cho người đọc.

Xem thêm: Content là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về nghề Content

Content Angle là gì?

2. Phân biệt Content Angle với Content Pillar

Hiện nay, có không ít người nhầm lẫn giữa Content Angle và Content Pillar. Vậy nên, hãy tham khảo nội dung dưới đây để có thể phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nhé!

  • Content Angle: Content Angel cho biết nhóm chủ đề lớn nhằm thể hiện thông điệp chủ đạo của chiến lược, thương hiệu
  • Content Pillar: Content Angle lại là hướng đi mới để tạo sự khác biệt cho từng nhóm chủ đề lớn đó

3. Những yếu tố xây dựng nên Content Angle

Với người mới hay người có kinh nghiệm, muốn tạo ra bài viết chất lượng, điều đầu tiên họ phải nắm chắc đó là yếu tố xây dựng nên Content Angle.

3.1 Yếu tố độc đáo

Độc đáo ở đây không phải là cuốn hút mà là độc nhất của content direction và Content Angle. Với vai trò là nhà sáng tạo nội dung, bạn luôn luôn phải tìm kiếm ý tưởng mới, hấp dẫn người đọc, cung cấp nhiều giá trị cho họ hơn.

3.2 Yếu tố liên quan đến khách hàng, người đọc

Đối với một Content Angle và content pillar điều cần thiết đó là sự liên quan và đồng điệu với đối tượng hướng đến. Khách hàng tiềm năng sẽ quyết định mức độ hiệu quả của bài viết. Đặc biệt vấn đề sẽ không được xử lý nếu như bài content đó không khiến họ thú vị. Cũng chính vì thế, để truyền tải thông điệp hiệu quả cần câu từ mạch lạc, dễ hiểu nhất.

3.3 Yếu tố giải quyết vấn đề cho khách hàng

Điều quan trọng với Content Angle là góc độ hỗ trợ, giải quyết vấn đề cho khách hàng. Khi người đọc đang đầu tư cho content của bạn thì chính bạn phải đem đến cho họ giá trị tương xứng, đề xuất cách xử lý hiệu quả, hữu ích.

3.4 Yếu tố có thể chia sẻ

Một Content Angle và content pillar cần có nội dung khiến nhiều người đọc xong muốn chia sẻ ngay lập tức trước vô vàn chủ đề khác. Đặc biệt nó còn phải có sự kết hợp cùng visual để thu hút.

Những yếu tố xây dựng nên Content Angle

3.5 Yếu tố tìm kiếm

Nếu bạn đã có nội dung hấp dẫn thế nhưng lại không dễ tìm kiếm với người dùng thì điều đó thật vô nghĩa. Khi nội dung được tìm kiếm tại các công cụ tìm kiếm, nó giúp tăng độ nhận dạng thương hiệu và content được quảng bá nhiều.

Xem thêm: Các công thức viết Content Marketing hiệu quả dành cho tân binh

4. Cách tạo nên Content Angle hiệu quả

Để tạo một Content Angel hiệu quả, chất lượng, bạn không thể bỏ qua những cách sau đây:

4.1 Bài viết hỏi đáp

Ưu điểm của dạng bài hỏi đáp là cung cấp câu trả lời, giải đáp thắc mắc của người đọc. Nếu bài viết bạn xây dựng giải quyết được câu hỏi khó, phức tạp thì chắc chắn sẽ được nhiều người theo dõi. Từ đó đẩy lượng truy cập cho bài viết lên.

4.2 Bài viết chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài viết chuyên gia, người nổi tiếng để xây dựng thương hiệu website của mình. Bởi nó sẽ thu hút được fan ủng hộ nhiệt tình từ đối tượng đó. Không chỉ vậy, những người hâm mộ sẽ giúp nội dung bài viết đến gần với khách hàng tiềm năng hơn.

4.3 Bài viết giải quyết vấn đề

Nội dung bài viết cần có khả năng đưa ra giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề. Như vậy sẽ có tiềm năng trong việc tăng lượng truy cập, chia sẻ từ người đọc.

4.4 Bài viết so sánh

Thông thường bài viết so sánh hay đánh giá sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định chính xác. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn dễ dàng hơn khi tìm kiếm thông tin. Chính vì thế, hãy dành một chút thời gian đọc, nghiên cứu và đánh giá khách quan về sản phẩm, dịch vụ.

4.5 Bài viết hướng dẫn

Trên thực tế bài viết hướng dẫn đem lại nhiều lợi ích cho người đọc, họ luôn có xu hướng đọc bài đó để hoàn thành nốt công việc, nhiệm vụ. Những dạng bài này hỗ trợ người đọc cách tiết kiệm thời gian, làm việc nhanh, hiệu quả. Bạn cũng có thể kết hợp cùng video, hình ảnh trực quan để tăng độ tin cậy.

4.6 Bài viết dựa trên các cuộc khảo sát, nghiên cứu

Cách để tạo ra Content Angle hiệu quả

Nếu bạn là người đọc, khi muốn tìm hiểu về thực trạng vấn đề nào đó chắc chắn sẽ tin tưởng hơn với số liệu thực tế, người dùng cũng sẽ như vậy. Vì thế, các thông tin bạn đưa ra cần dựa trên nghiên cứu, khảo sát thực tế thì mới nhận được tin tưởng của người dùng.

4.7 Bài viết trích dẫn

Các bài viết trích dẫn có nội dung quan trọng sẽ thường được tái xuất trên blog của bạn. Khi sử dụng bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích, giúp bài viết tăng số lượng tải xuống.

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề trong Startup dưới góc độ Content Marketing

5. Một số loại Content Angle ấn tượng, lôi cuốn

Dưới đây là gợi ý một số dạng Content Angle dễ thu hút được độc giả mà bạn có thể tham khảo:

5.1 Content Angle nêu rõ lợi ích cho khách hàng

Để có thể ra quyết định mua bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào đó, khách hàng luôn muốn tìm hiểu rõ ràng về lợi ích mà họ có thể nhận được. Vì vậy, dạng Content Angle nêu rõ lợi ích sản phẩm chắc chắn có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng. Có 2 dạng lợi ích chính mà bạn có thể làm bật trong Content Angle là:

  • Lợi ích lý tính: đến từ cấu tạo/ chức năng của sản phẩm
  • Lợi ích cảm tính: đến từ cảm nhận của khách hàng

5.2 Content Angle với nội dung hướng dẫn cụ thể

“Làm thế nào”, “Hướng dẫn cách” luôn là những cụm từ khóa nổi bật trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, bạn có thể khai thác dạng nội dung này trong Content Angle của mình với các dạng bài cụ thể như hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay hướng dẫn các bước thực hiện một công việc nào đó… Đặc biệt những bài hướng dẫn dưới dạng video sẽ rất được khách hàng chú ý.

5.3 Content Angle dạng câu chuyện thương hiệu

Content Angle dạng câu chuyện thương hiệu

Không ít sản phẩm dịch vụ hiện nay ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng nhờ những câu chuyện ấn tượng về thương hiệu. Đó có thể là về người sáng lập thương hiệu, về lịch sử hình thành hay về văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. Vậy nên, bạn hãy khéo léo khai thác dạng Content Angle này để có thể chạm tới cảm xúc khách hàng nhằm kích thích họ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhé!.

5.4 Content Angle dạng chia sẻ từ chuyên gia

Khi sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được chia sẻ bởi các chuyên gia thì sẽ tạo dựng được niềm tin trong tâm trí khách hàng vì chuyên gia là những người có kinh nghiệm và chuyên môn, rất được khách hàng tin tưởng. Đặc biệt là với các sản phẩm, dịch vụ liên uan đến sức khỏe thì chắc chắn không thể bỏ qua dạng Content Angle này.

5.5 Content Angle về so sánh

Khách hàng luôn có sự so sánh giữa các sản phẩm, dịch vụ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình. Vậy nên, sẽ thật ấn tượng nếu Content Angle của bạn đưa ra những so sánh cụ thể cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với nhau.

Tuy nhiên, với loại Content Angel này, bạn cần triển khai dựa trên những góc nhìn đa chiều, tập trung vào lợi ích của người đọc để tránh tình trạng thiếu tính khách quan và mang tính cá nhân quá cao.

Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn tổng hợp các thông tin và hiểu rõ Content Angle là gì? Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Jobsgo.vn để cập nhật bài viết mới nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: