C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh Như Thế Nào?

Đánh giá post

C2C là gì? Đây vốn là mô hình điển hình ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong kinh doanh. Quan tâm đến C2C và tiềm năng phát triển của mô hình này trong tương lai, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

1. C2C Là Gì?

C2C Là Gì?

C2C (Customer to Customer), được dịch nôm na là từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Đúng như tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh đặc biệt với cả bên bán và bên mua đều là cá nhân. Giao dịch trong C2C thường được thực hiện thông qua bên thứ ba, thường là các nền tảng bán hàng trực tuyến hoặc trang web đấu giá trung gian.

Xem thêm: Business là gì? Khái niệm, phân loại các loại hình business hiện nay

2. Đặc Điểm Của Mô Hình C2C

Sau khi giải đáp C2C là gì, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm nổi bật của mô hình này:

  • Cạnh tranh về sản phẩm: Với C2C, các cá nhân dễ dàng mua bán, trao đổi hàng hóa mà không cần lo lắng về chính sách từ nhà sản xuất.
  • Tỷ suất lợi nhuận cao hơn: Không còn bị chi phối bởi nhà bán lẻ, người bán sẽ được hưởng lợi nhuận cao khi áp dụng mô hình C2C.
  • Không thống nhất trong chất lượng và thanh toán: Các khâu thanh toán không được đồng nhất và kiểm soát chặt chẽ bởi nhà sản xuất gây khó khăn ít nhiều cho các cá nhân.

3. Tiềm Năng Phát Triển Mô Hình C2C

Ở thời điểm hiện tại, C2C đã khẳng định được vị thế nhất định và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Thành quả này đến từ việc số lượng cá nhân bán sản phẩm chất lượng không ngừng tăng lên. Trong khi đó, chi phí phát sinh từ bên thứ ba ngày một nhiều và cao khiến người bán không thể gồng gánh nổi. Bên cạnh đó, sự phát triển của các kênh truyền thông cũng giúp C2C trở nên dễ tiếp cận với khách hàng hơn.

Tiềm Năng Phát Triển Mô Hình C2C

4. Các Nền Tảng C2C Phổ Biến Hiện Nay

Ngày nay, C2C không chỉ phổ biến mà còn được phát triển đa dạng với các nền tảng khác nhau như:

4.1. Nền Tảng Đấu Giá

Các trang web đấu giá trực tuyến cho phép người bán niêm yết hàng hóa ở mức tối thiểu rồi để nhiều khách hàng đấu giá. Việc đấu giá sẽ giúp giá bán sản phẩm tăng cao hơn so với chỉ đặt một mức cố định.

4.2. Trao Đổi Vật Phẩm

Nhu cầu trao đổi hàng hóa, đồ nghệ thuật, nội thất tăng cao đã khiến cho nền tảng trao đổi vật phẩm tăng lên. Hầu hết các nền tảng tồn tại ở dạng website và ứng dụng, chúng cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm theo vị trí địa lý.

4.3. Trao Đổi Dịch Vụ

Trao đổi dịch vụ, điều dường như không tưởng nay đã được hiện thực hóa với C2C. Theo đó, bạn có thể dễ dàng thuê người dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối, thuê nhà,… theo nhu cầu mà không cần thông qua bên trung gian.

4.4. Cổng Thanh Toán Điện Tử

Cổng thanh toán điện tử C2C ra đời nhằm mục đích liệt kê hàng hóa và dịch vụ giúp quá trình thanh toán thuận tiện hơn. Một số nền tảng thanh toán điện tử sẽ tính phí người dùng.

5. Lợi Ích Khi Áp Dụng Mô Hình C2C

Việc áp dụng mô hình C2C trong kinh doanh đem đến cho người bán nhiều lợi ích khác như:

Lợi Ích Khi Áp Dụng Mô Hình C2C

5.1. Lợi Nhuận Cao, Chi Phí Thấp

Việc loại bỏ hoàn toàn bên trung gian khỏi giao dịch giúp người bán dễ kiếm lợi nhuận hơn. Không những vậy, người mua cũng được hưởng lợi khi bớt một số khoản chi phí phát sinh từ bên trung gian.

5.2. Đăng Tin Giao Bán Dễ Dàng

Hàng ngày, chúng ta có rất nhiều các món đồ không còn nhu cầu sử dụng. Đăng bán trên các sàn thương mại C2C sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, bán được nhiều món cùng lúc và tận dụng tối đa giá trị sản phẩm.

5.3. Sản Phẩm Đa Dạng

C2C giúp bạn tìm kiếm những món đồ từ độc đáo, khó tìm đến quý hiếm – điều mà các mô hình khác không làm được. Theo đó, nếu có đam mê sưu tầm những vật dụng, đồ dùng độc đáo, bạn đừng bỏ qua C2C nhé.

5.4. Thuận Tiện Cho Cả Hai Bên

Mô hình C2C loại bỏ tương đối nhiều rào cản cho người bán như chi phí vận hành, phí sàn,… Về phía người mua, C2C giúp việc tìm kiếm hàng hóa, thanh toán,… dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

6. Rủi Ro Khi Áp Dụng Mô Hình C2C

Mặc dù được đánh giá cao nhưng C2C không phải mô hình hoàn hảo. Nó vẫn tồn tại một số rủi ro như:

  • Quản lý chất lượng kém do không có quy định cụ thể với bên bán cũng như từng nhóm sản phẩm.
  • Bước thanh toán có thể gặp khó khăn do không phải tất cả các bên C2C đều có hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng.
  • Tỷ lệ lừa đảo cao và có nhiều thủ đoạn tinh vi qua mắt cả người mua và người bán.

7. C2C Khác Gì B2C?

C2C và B2C là hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Dù tên gọi na ná nhưng chúng vẫn có rất nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là phần phân biệt chi tiết, bạn có thể theo dõi:

Tiêu chí C2C B2C
Định nghĩa C2C (Customer to Customer) là mô hình kinh doanh đặc biệt với cả bên bán và bên mua đều là cá nhân. B2C (Business to Customer) là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Đối tượng tham gia Cá nhân Doanh nghiệp và cá nhân
Ưu điểm
  • Thuận tiện cho cả hai bên.
  • Lợi nhuận cao.
  • Sản phẩm đa dạng.
  • Dễ dàng đăng tin bán.
  • Chất lượng hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ.
  • Hạn chế tình trạng lừa đảo.
  • Thanh toán dễ dàng.
  • Chính sách hỗ trợ, bảo hành minh bạch.
Nhược điểm
  • Quản lý chất lượng kém.
  • Dễ xảy ra tình trạng lừa đảo.
  • Thanh toán có thể gặp khó khăn.
  • Thủ tục phức tạp.
  • Nhiều chi phí.
  • Khó tiếp cận với một số nhóm đối tượng nhất định.

Xem thêm: B2C là gì? Tìm hiểu các mô hình kinh doanh B2C phổ biến

8. Ví Dụ Về Ứng Dụng Mô Hình C2C trong kinh doanh

Ví Dụ Về Ứng Dụng Mô Hình C2C trong kinh doanh

Mô hình C2C hiện đã được áp dụng tương đối rộng rãi bởi các thương hiệu lớn như:

8.1. Amazon

Amazon chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển lớn mạnh của mô hình C2C trên thực tế. Hiện nay, Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới cho phép người tiêu dùng tự trao đổi hàng hóa với nhau.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đồng thời áp dụng song song mô hình B2C bên cạnh C2C để cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn, không chỉ qua website mà còn thông qua các retail store để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.

8.2. Tiki

Tiki chắc hẳn không còn xa lạ với những ai yêu thích sách, văn phòng phẩm và các sản phẩm công nghệ. Thời gian trước đây, Tiki đã từng triển khai mô hình B2C để đảm bảo vấn đề bản quyền. Nhưng trước xu hướng kinh doanh mới, thương hiệu đã mở rộng nhiều danh mục hàng hóa với mô hình C2C. Số lượng đi kèm với chất lượng, Tiki vẫn kiểm soát chặt chẽ giấy tờ kinh doanh, chứng minh sản phẩm,… của người bán nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem thêm: Tiki là gì? Những điều bạn cần biết về Tiki

8.3. Shopee

Ở thời điểm hiện tại, Shopee là kênh thương mại điện tử C2C có số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Chính sách hỗ trợ người bán, số lượng gian hàng lớn, hệ thống đối tác đa dạng,… là những ưu điểm tuyệt vời của Shopee. Học hỏi các “ông lớn” như Amazon, eBay, Shopee đã phát triển hình thức B2B với các gian hàng Shopee Mall. Toàn bộ các gian hàng được kiểm soát chặt chẽ đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.

Xem thêm: Review, đánh giá môi trường làm việc tại Shopee

Như vậy, thông qua nội dung chia sẻ trong bài viết, chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi C2C là gì? Nếu thực sự có đam mê kinh doanh, bạn đừng bỏ qua cơ hội tuyệt vời để phát triển cùng C2C nhé. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cũng nên tham khảo 5 Force Model của Michael E. Porter, giúp bạn phân tích và đánh giá tình hình cạnh tranh trong ngành mà bạn đang hoạt động.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: