Em là nữ, độc thân, sn 96, đã tốt nghiệp và đi làm hơn 1 năm nay.
Trước e học CNTP nhưng sau ra trường thấy ko hợp ngành nên e rẽ trái ngành sang làm sales, làm văn phòng, kinh qua các job sales, CSKH, admin văn phòng.
Nhưng e ko cảm thấy yêu thích cv của mình chút nào, mỗi ngày đến cty là 1 ngày đối phó, làm vì đồng lương sương sương qua ngày vậy thôi. Làm admin VP tuần 5 ngày, 8h/day, tới tháng lãnh 8 chiệu. CSKH thì có tháng 9 tháng 10 chiệu có tháng bơ huơ bâng quơ đỗ nghèo khỉ. Làm sales thì nhỉnh hơn tí, mười mấy chiệu 1th nhưng tháng covid thì khõi nói ko đủ tiền xăng 🤣
Nghĩ về cuộc sống mưu sinh đôi khi e thấy bản thân thất bại quá. Giờ cũng rơi vào tầm dừ dừ ko còn mơn mởn như các e 98 99 mà công việc thì vô định, ko có đường đi cụ thể.
Em bắt đầu suy nghĩ đến thứ bản thân thực sự muốn làm là gì. Lúc e học cấp 2 cấp 3 e đam mê toán tin, lập trình Pascal, điểm môn Tin chưa bao giờ dưới 9.5, có giải thi lập trình Pascal cấp TP. Nhưng sau đến ôn thi đại học lại bỏ vì ba mẹ e bảo con gái làm IT sợ ko được lâu dài. Giờ nghĩ lại e thấy tiếc nuối quá chừng chừng, nếu lúc ấy tiếp tục cố gắng, vào đh lấy được tấm bằng IT thì giờ có khi đã được làm cv mình yêu thích…
Tự dưng giờ e muốn đi học văn bằng 2 tại ĐH UIT HCM, ko biết có quá muộn ko khi giờ e đã sắp bước sang tuổi 25. Là con gái tuổi này nhiều bạn đã lập gia đình, riêng em vẫn còn ất ơ suy ngẫm về cuộc sống mưu sinhhh. Rồi nếu đi học thì ko thể làm fulltime nữa vì sợ ko tập trung học sẽ lại phí phạm tiền bạc, ko có sự ủng hộ hay trợ cấp của gia đình ko biết e có đủ kinh tế để đi học hay ko…
Các a/c ở đây ai đã từng trong hoàn cảnh này, có nhiều trãi nghiệm sống mong có thể cho em lời khuyên chân thành được không ạ.
Em cảm ơn mng, bài hơi dài lan man mong mng thông cảm. ^^50
14 Trả lời
Bạn có thể Gap Year 6-12 tháng:
Thường là 12 tháng mà bạn quyết định “nghỉ giữa hiệp” sau một quá trình học tập hay làm việc để thực hiện những kế hoạch khác so với thường ngày. Mặc dù có ý nghĩa bề mặt là “nghỉ ngơi” nhưng thực ra bạn sẽ được “làm” nhiều thứ trong khoảng thời gian ít vướng bận này. Đối tượng gap year nhiều nhất có lẽ là sinh viên cuối cấp 3, trước khi vào Đại học. Tiếp theo là lực lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học nhưng chưa muốn gia nhập vào thế giới việc làm ngay lập tức mà dành thời gian cho những thú vui và đam mê của bản thân. Tóm lại, gap year là một khoảng dừng chân giữa trường cấp III và Đại học, giữa Đại học và công việc hay giữa những lần nhảy việc trong sự nghiệp của bạn.
Nếu bình thường bạn đi làm với mục đích chính là kiếm tiền trang trải cuộc sống thì trong khoảng thời gian gap year bạn sẽ ưu tiên vị trí công việc cao hơn mức lương nhận được. Thậm chí bạn có thể chọn làm việc không nhận lương để trải nghiệm môi trường mình mong muốn. Lựa chọn này phù hợp cho cả học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 lẫn người đã đi làm một thời gian. Với học sinh cấp 3, bạn sẽ được cọ xát với môi trường làm việc thực tế để thực sự biết mình thích gì. Còn với người đã đi làm, bạn nên tận dụng cơ hội này để tìm hiểu một lĩnh vực mới nếu có mong muốn chuyển ngành. Nếu không thì bạn hoàn toàn có thể chọn làm một công việc bình thường ít phải suy nghĩ vì các công việc trước khiến bạn quá đau đầu.
Trước giờ bạn học cái gì hầu hết đều do sự sắp đặt của người khác hoặc là để kiếm tiền nên trong thời gian gap year bạn có thể đăng ký học một môn đơn giản vì bạn thích. Chẳng hạn như bạn có thể đăng ký học chơi ghi-ta, võ tự vệ, cắm hoa, vẽ tranh, nấu ăn, bình luận phim,… Nói như vậy không có nghĩa bạn muốn học một lớp để nâng cao nghiệp vụ là không phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một khóa học ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm, ở Việt Nam hay nước ngoài, để bổ trợ kiến thức cho ngành nghề mà mình đang theo đuổi.