Tuy là một nghề khá mới nhưng UX Design không còn xa lạ với nhiều người. Hơn hết đây là một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng việc làm cao. Vậy UX Designer là gì? Làm UX Designer cần chú ý những gì? UX và UI Design khác gì nhau?
Mục lục
1. UX Designer là gì?
UX là viết tắt của từ User Experience, hiểu đơn giản là trải nghiệm người dùng. Nói cách khác UX là những đánh giá, cách cảm nhận của người dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ nào đó.
UX Designer chính là cầu nối giữa khách hàng và lập trình viên. Họ sẽ là người nghiên cứu và đánh giá về thói quen của khách hàng khi sử dụng app hoặc website. Sau đó đánh giá về các sản phẩm của app/website về các khía cạnh tính dễ sử dụng, tiện ích cho người dùng, hiệu quả hoạt động.
UX Designer còn là người giải mã những yêu cầu, insight của khách hàng để kết hợp với mục tiêu kinh doanh. Từ đó thiết kế những tính năng, giao diện, khả năng tương tác phù hợp cho sản phẩm.
2. Công việc của một UX Designer
Về cơ bản, một UX Designer sẽ thực hiện các công việc sau:
Nghiên cứu, đưa ra chiến lược và nội dung:
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh
+ Tìm hiểu nhu cầu, thói quen của khách hàng. Sau đó phân tích những yêu cầu này và mô phỏng quá trình thao tác bằng bằng các sơ đồ, đưa ra giải pháp.
+ Xây dựng chiến lược sản phẩm và tiến hành phát triển nội dung.
Xây dựng các công cụ và sản phẩm mẫu:
+ Xây dựng các persona và tình huống sử dụng để đánh giá hành vi, mục tiêu của người dùng. Từ đó dự đoán, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải. Lặp lại kiểm tra để đưa ra kết quả khách quan.
+ Xây dựng bản phác thảo của sản phẩm và kiểm nghiệm chúng. Nếu kết quả ổn, UX Designer sẽ lên kế hoạch phát triển và đưa ra nguyên mẫu.
+ Hoàn thiện, đưa ra sản phẩm cuối cùng.
>> Tuyển dụng graphic designer
Hoàn thiện và phát triển
+ Phối hợp với lập trình viên để đưa sản phẩm ra thực tế
+ Theo dõi và cập nhật
UX Designer không phải làm việc quá nhiều với các công cụ đồ họa mà chủ yếu làm việc với con người, lấy con người là trung tâm. Vì xét đến cùng sản phẩm tạo ra với mục đích để con người sử dụng.
>> 30 tiện ích Chrome cho Designer
3. Nguyên tắc làm việc của UX Designer
Một UX Designer phải luôn cân bằng trách nhiệm với người dùng và công ty phát triển sản phẩm.
Trước hết, UX Designer phải hiểu nhu cầu và thói quen của người sử dụng sản phẩm. Khi sáng tạo, thiết kế sản phẩm, họ phải luôn đặt các giả định và nhìn vấn đến bằng góc nhìn chủ quan. Không nhất thiết phải phản ánh đầy đủ cách nhìn của người dùng nhưng thiết kế phải luôn đặt với mục tiêu liên quan đến người dùng.
Trên thực tế, ngay cả những người sử dụng sản phẩm cũng chưa thực sự hiểu chính họ. Vì thế UX Designer cũng không thể nào hiểu hết tâm lý khách hàng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự sâu sắc của người thiết kế.
Tuy nhiên, không thể phải chỉ đặt việc đáp ứng người dùng lên hàng đầu. Thực chất việc này chính là để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty. UX Designer phải dung hòa được lợi ích của công ty và người dùng. Làm sao để thiết kế sản phẩm hài lòng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
4. Trở thành UX Designer cần tố chất gì?
Sự quan sát và tò mò: “Trong lĩnh vực sáng tạo trải nghiệm người dùng, chúng ta luôn có nhiều hơn một con đường để thành công” – Barry Woodhall (Giám đốc Moken). Việc quan sát và luôn tò mò những thứ xung quanh mình sẽ giúp bạn tìm ra nhiều con đường đến thành công hơn thay vì chỉ cố đi trên 1 lối mòn.
Chú ý đến các chi tiết: Hiểu được những chi tiết nhỏ cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng lớn.
Sáng tạo, luôn đa dạng hóa thiết kế: Có thể nói Designer là những người đòi hỏi sự sáng tạo nhất trong các ngành nghề. Vì thế trở thành UX Designer bạn luôn phải tạo ra những điều mới và thu hút người dùng.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng, thói quen và điều họ mong đợi.
Khiêm tốn: Luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Không cho rằng bản thân luôn đúng và áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
5. UX Designer cần những kỹ năng gì?
Giao tiếp: Bạn cần kỹ năng này để truyền đạt ý tưởng của mình đến đồng đội và khách hàng. Bạn cũng cần phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến để không ngừng phát triển bản thân, hoàn thiện sản phẩm.
Nắm bắt tâm lý: UX Designer cần đào sâu vào các yếu tố tâm lý để hiểu được tâm lý người dùng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với mong muốn của họ.
Coding: UX Designer không cần phải code nhưng phải biết về code. Như vậy công việc sẽ thuận tiện hơn.
Thành thạo các công cụ thiết kế: Các phần mềm, công cụ thiết kế chính là sự hỗ trợ đắc lực cho UX Designer. Ít nhất bạn phải am hiểu các phần mềm cơ bản như Mockplus, Photoshop hay Illustrator…
Kỹ năng thiết kế và tạo prototype: Công việc chính của bạn chính là thiết kế. Vì vậy, bạn phải trang bị cho mình những khả năng chuyên môn như thiết kế sản phẩm, thiết kế giao diện, thiết kế Web… Bên cạnh đó, công việc UX Design yêu cầu bạn còn phải thiết kế sản phẩm mẫu trong thời gian ngắn để thử nghiệm và phát triển nó. Vì thế, không chỉ biết mà bạn còn phải thành thạo kỹ năng này nữa.
Kỹ năng phân tích dữ liệu và tư duy sáng tạo: Khi bắt đầu dự án, bạn cần phải nghiên cứu rất nhiều về khách hàng, đối thủ… phân tích dữ liệu để đưa ra cơ sở, đánh giá là cần thiết. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mới lạ, thú vị riêng cho sản phẩm.
6. Phân biệt UX và UI Design
UI là viết tắt của User Interface, được hiểu là giao diện người dùng. Rất khó để phân biệt UX và UI vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và đều có mục đích chung là tạo sự thoải mái cho người dùng.
UX Designer thiên về đánh giá thói quen và các trải nghiệm của người dùng. Nhiệm vụ chính là tạo ra sản phẩm đảm bảo các yếu tố dễ dùng, tiện ích, sử dụng hiệu quả…
UI Designer thiết kế những gì người dùng có thể nhìn thấy như màu sắc web, bố cục, font chữ, hình ảnh… Nhiệm vụ của chính của UI Designer là đảm bảo tính đồng nhất của giao diện trong tất cả mọi thành phần.
Có thể nói, cả UX và UI đều đóng vai trò quan trọng trong ngành thiết kế. Nếu thiếu đi các nhà thiết kế UX thì các ứng dụng sẽ rất khó dùng. Nếu không có UI thì phần mềm trông sẽ chán ngắt và xấu xí.
7. Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer
Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer sẽ giúp nhà thiết kế có thể đi sâu hơn về chi tiết của sản phẩm thay vì chỉ làm việc với những yếu tố của bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm và thăng tiến của Graphic Designer đang giảm dần ở mức trung bình còn UX Designer vẫn được săn đón. Hơn hết UX Designer còn có mức lương trung bình cao hơn.
Từ Graphic Designer chuyển sang công việc của UX Designer, bạn sẽ có các lợi thế nhất định sau đây:
+ Tính thẩm mỹ:
Nếu bạn nghĩ UX Designer không cần tính thẩm mỹ thì bạn đã làm. Thậm chí tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, bắt mắt sẽ tạo ấn tượng ban đầu tích cực và cải thiện trải nghiệm của người dùng sản phẩm. Graphic Designer có thể làm mọi thứ hấp dẫn hơn khi họ chuyển sang UX Designer.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần báo cáo kết quả khảo sát đến những bên liên quan trong công ty. Những người từng là cựu thiết kế đồ họa sẽ có thể biến những con số khô khan trở nên “lộng lẫy” hơn. Và tất nhiên, cái gì đẹp cũng dễ đi vào lòng người. Đây là bước đầu thành công trong giao tiếp và đồng nghiệp có thể ngồi im lắng nghe bạn nói.
+ Thích nghi nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt các xu hướng
Với nền tảng về design sẵn có, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được các thuật ngữ thiết kế. Thậm chí bạn có thể tìm ra các xu hướng trong thiết kế web/app. Từ đó, công việc của bạn có thể dễ dàng hơn và nhanh chóng thăng tiến hơn những UX Designer không có nền tảng trước đó.
Vậy làm sao để phát triển bản thân hơn nữa khi chuyển sang làm UX Designer? Một vài gợi ý cho bạn là:
– Hãy xây dựng kế hoạch về mục tiêu của bản thân
– Bắt đầu từ điểm mạnh
– Tham gia các khóa học
– Xây dựng mối quan hệ
– Tìm người hướng dẫn
Công việc của UX Designer là công việc thú vị và yêu cầu khá nhiều kỹ năng. Nhưng những kỹ năng này có thể luyện tập và phát triển. Nếu cảm thấy phù hợp và muốn thử sức ở công việc lương cao này, hãy tìm việc tại App tuyển dụng việc làm JobSGO. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)