Tại sao không cố gắng deal lương ứng viên xuống thật nhiều?

Đánh giá post

Hôm nay, Trang ngẩn ngơ tiếc kể cho cô bé trong team rằng: Chị đang có một ứng viên rất tốt, phù hợp kinh nghiệm, năng lực và hứng thú với công việc bên mình, nhưng tiếc rằng lương kỳ vọng của chị ấy cao quá.

Em ấy bèn hỏi rằng: Tại sao chị không cố gắng deal lương của chị ấy xuống?

Trang cười và nói: Điều đó liệu có công bằng với chị ấy không?

Vấn đề lương không đáp ứng được kỳ vọng của ứng viên là niềm đau của biết bao người làm tuyển dụng. Thông thường, chúng mình sẽ gặp rất ít ứng viên rất phù hợp mà lương lại thấp hơn khoảng lương công ty đưa ra trừ khi đó là vị trí chiến lược, vị trí đặc biệt cần phải thu hút bằng mọi giá.

Những năm đầu tiên làm tuyển dụng, mình đã từng nghĩ và thực sự tìm cách thỏa thuận mức lương thấp hơn kỳ vọng của ứng viên mà không suy nghĩ quá nhiều. 

Gần đây, khi bản thân đã từng là ứng viên và cả là tuyển dụng viên thì mình đã bắt đầu cân bằng tư duy, đặt việc win – win làm tiêu chí quan trọng. Vậy, ứng viên mong muốn bao nhiêu cũng trả ư? Không hề, để mình kể cách mình đã thật sự làm khi lương kỳ vọng của ứng viên cao hơn khoảng lương công ty đưa ra nhé! 

  1. Xem xét cùng bên chuyên môn (Hiring manager) về năng lực ứng viên để đưa ra khoảng lương phù hợp.
  2. Xem xét lại cơ chế thu nhập có khả năng gia tăng lương / thưởng hiệu suất theo hiệu quả công việc không? Vì đây là cơ hội để ứng viên tốt gia tăng thu nhập và có cơ sở để thuyết phục ứng viên nhận việc mà không làm giảm thu nhập của họ.
  3. Xem xét và đề xuất cùng bên chuyên môn nếu ứng viên có một hoặc vài năng lực đặc biệt có thể là điểm cộng, điểm tăng thêm có lợi cho công việc để công ty có thể mở rộng khoảng lương ban đầu, hầu hết sẽ thành công khi mình đưa ra được các lập luận hợp lý, rõ ràng, có minh chứng. Có thể từ việc khảo sát thị trường, check tham chiếu hoặc bài test.
  4. Đề xuất ứng viên cân nhắc điều chỉnh phần lương mong muốn dựa trên các lợi ích khác nếu làm việc tại công ty, lợi ích này sẽ xuất phát từ nhu cầu của ứng viên. Ví dụ như: Cơ hội học tập, phát triển tại công ty, cơ hội review lương, thời gian để cân bằng cuộc sống và công việc, các phúc lợi khác… Đương nhiên mức điều chỉnh giảm so với mong muốn ban đầu không quá cách biệt.
  5. Cảm ơn ứng viên và thẳng thắn rằng khoảng lương công ty không thể đáp ứng được nguyện vọng của ứng viên khi đã áp dụng cách 1,2,3,4 không hiệu quả. Khi có sự đồng ý của ứng viên, mình sẽ giới thiệu anh/chị ấy sang một công ty có nhu cầu tuyển dụng và sẵn sàng chi trả mức tốt hơn.

Mình chưa từng nghĩ là nên cố gắng thuyết phục để ứng viên chấp nhận công việc với mức lương cách xa với kỳ vọng ban đầu, bởi những rủi ro sau:

  • Giảm sự gắn bó lâu dài, do không ai cam kết gắn bó với công ty không đáp ứng những mong muốn của mình, đặc biệt khi họ là người có năng lực.
  • Chất lượng công việc và tinh thần ảnh hưởng khi luôn cảm thấy không được đánh giá và chi trả phù hợp.
  • Cuộc sống không thật sự được thoải mái với mức lương thấp hơn kỳ vọng do nhiều ứng viên cần một khoảng thu nhập tối thiểu phục vụ cho nhu cầu bản thân và gia đình. Khi mình là ứng viên và bắt đầu nhiều trải nghiệm hơn, mình mới thật sự nhận ra những điều này.

Đây là câu quan điểm của mình, còn bạn thì sao? Hãy cùng chia sẻ nhé!!!

Mong rằng câu chuyện trên, JobsGO có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề deal lương.

Tác giả: Trang Nguyễn (Rose)

>>>Có thể bạn quan tâm:

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: