Dân công sở nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn để thể hiện sự chăm chỉ?

Đánh giá post

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn tăng ca về muộn để thể hiện cho sếp thấy mình chăm chỉ, có sự cống hiến, nhiệt huyết trong công việc. Tuy nhiên, có những người lại cho rằng không nên làm như thế? Vậy dân công sở nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn? Hãy cùng JobsGO bàn luận sâu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn? – vấn đề gây tranh cãi nơi công sở

Không riêng ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, có rất nhiều nhân viên có thói quen ở lại văn phòng muộn để tăng ca, hoàn thành công việc. Tuy nhiên, trên cộng động mạng lại xuất hiện những lời bán tán, ý kiến trái chiều, cho rằng mọi người nên về đúng giờ.

Dân công sở nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn?

Thực tế, hầu hết các cơ quan Nhà nước hay các tập đoàn, công ty tư nhân, lãnh đạo thường lấy thời gian, giờ làm việc để đánh giá về thái độ, năng suất công việc. Nếu bạn là một người chăm chỉ, hay đi sớm về muộn, tăng ca đến đêm,… thì chưa cần biết kết quả như thế nào, công việc có hoàn thành 100% và đạt chất lượng tốt hay không, bạn vẫn sẽ được đánh giá cao, trở thành nhân viên gương mẫu.

Ngược lại, bạn là một người đi – về đúng giờ, thậm chí là đi muộn về sớm thì kể cả bạn có hoàn thành công việc nhanh đến đâu, kết quả tốt như thế nào thì vẫn bị bàn tán, xì xào lời ra tiếng vào. Tất nhiên, một nhà lãnh đạo cũng sẽ không mấy thiện cảm với những nhân viên kiểu như vậy.

Thế nhưng, cách đánh giá trên lại có phần cảm tính, chưa thực sự đúng cho tất cả các trường hợp. Cũng chính điều này đã tạo nên cuộc tranh cãi, gây dậy sóng mạng xã hội về vấn đề giờ giấc đi làm – tan sở. Vậy dân công sở liệu có nên rời văn phòng đúng giờ hay phải về muộn để thể hiện sự chăm chỉ? Để giải đáp cho câu hỏi này, các bạn đừng rời mắt khỏi bài viết, hãy tiếp tục theo dõi phần 2 nhé.

👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ trong doanh nghiệp

Dân công sở: hãy rời văn phòng đúng giờ

Sẽ không có quy định nào cho việc nên rời văn phòng sớm hay muộn. Có chăng đó chỉ là quan điểm, suy nghĩ riêng của từng người. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng, dân công sở nên về đúng giờ bởi:

Làm việc trong nhiều giờ liền không mang lại hiệu quả cao

Làm việc trong nhiều giờ liền không mang lại hiệu quả cao

Rất nhiều người cho rằng, việc rời văn phòng muộn chính là thước đo để đánh giá sự chăm chỉ, nhiệt huyết, cống hiến của một nhân viên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy, khi làm việc trong nhiều giờ liền và liên tục chưa chắc sẽ hiệu quả hay mang lại lợi ích cho bạn, cho công ty. Thậm chí, nó còn khiến cho các bạn bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần không đủ tỉnh táo để giải quyết công việc.

Thật vậy, sức khỏe của con người luôn có hạn. Không phải tự nhiên có quy định về giờ làm việc chung cho các ngành nghề, tổ chức, doanh nghiệp. Sau một thời điểm nhất định trong ngày, dù bạn làm thêm giờ hay không thì kết quả vẫn sẽ tương tự nhau. Điều này có nghĩa là, việc bạn tăng ca, về muộn sẽ có thể khiến hiệu quả công việc kém hơn.

👉 Xem thêm: Dân công sở làm gì để cân bằng công việc và cuộc sống?

Rời văn phòng đúng giờ giúp bạn khỏe mạnh hơn

Như đã đề cập ở trên, việc thường xuyên làm việc liên tục trong nhiều giờ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra một số hội chứng căng thẳng nghiêm trọng như thiếu ngủ, lạm dụng các chất kích thích, trầm cảm,…

Rời văn phòng đúng giờ giúp bạn khỏe mạnh hơn

Theo một nghiên cứu của trường Đại học tại London được thực hiện với người lao động tại Mỹ, Úc, châu Âu thì những người rời văn phòng muộn, làm việc từ 55 tiếng trở lên/tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn đến 33% so với người về sớm, làm ít hơn 40 tiếng/tuần. Cũng trong nghiên cứu này, những nhân viên tăng ca nhiều, làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 13%.

Có thể thấy, tiền bạc, danh vọng sự nghiệp rất quan trọng, song nó không phải là tất cả, không thể thay thế cho sức khỏe của các bạn. Vậy nên, hãy biết cân bằng công việc và cuộc sống, đừng bán mạng làm việc để đổi lấy sự tiếc nuối trong phòng bệnh sau này nhé.

Rời văn phòng đúng giờ tức là bạn kiểm soát công việc tốt

Thói quen tăng ca, về muộn sẽ khiến bạn trở nên đủng định, làm việc chậm chạp hơn trong giờ làm việc. Bạn không biết cách kiểm soát khối lượng công việc của mình nên luôn ở trong tình trạng phải ở lại, làm thêm giờ. Hãy thử thay đổi thói quen này và về sớm trong 1 vài tuần, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt.

Bởi khi đã cố định được giờ về, bạn sẽ không có nhiều thời gian để ngồi chơi, lãng phí trong lúc làm việc. Bạn sẽ cố gắng để hoàn thành yêu cầu, KPI trước 5h chiều. Lúc đó, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn trước rất nhiều. 

Rời văn phòng đúng giờ tức là bạn kiểm soát công việc tốt

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, kiểm soát công việc khi làm việc làm nhân viên văn phòng thì có thể tìm kiếm các ứng dụng hay bắt đầu bằng 1 cuốn sổ để ghi chép, lên kế hoạch làm việc cho bản thân.

👉 Xem thêm: 13 điều chỉ dân văn phòng mới hiểu – Bạn đã trải qua điều nào?

Một cuộc sống bắt đầu sau khi công việc kết thúc

Thời điểm kết thúc công việc trong ngày cũng chính là lúc mà bạn có thể bắt đầu tận hưởng cuộc sống riêng cho bản thân mình. Bạn có thể rất yêu công việc, không cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi tăng ca nhưng hãy thử tan làm đúng giờ, trở về nhà, gặp gỡ bạn bè, người thân,… bạn sẽ thấy cuộc sống tuyệt vời, thú vị hơn rất nhiều.

Hãy tưởng tượng, khi bạn về đúng giờ, những đứa trẻ sẽ có thêm thời gian tâm sự, chơi cùng bố mẹ; vợ chồng, gia đình có thể cùng nhau dùng bữa tối; bạn bè, người yêu có thể cùng nhau đi ăn, xem phim,… Tất cả những điều đó đều rất cần thiết trong cuộc sống của bạn.

Một cuộc sống bắt đầu sau khi công việc kết thúc

Như vậy, “dân công sở nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn?”, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi phải không? Hãy sắp xếp, quản lý thời gian, công việc thật hợp lý, khoa học để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không phải tăng ca, làm việc trong thời gian quá dài/ngày các bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: