Phóng viên ảnh là một trong những công việc thu hút được sự quan tâm và chú ý của rất nhiều bạn trẻ bởi sự thú vị, có thể di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau, không gò bó hay khuôn mẫu. Vậy còn điều gì hấp dẫn xoay quanh nghề này tại Việt Nam hiện nay? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.
Mục lục
- Phóng viên ảnh là gì?
- Phân loại các nhóm phóng viên ảnh
- Ai có thể làm nghề phóng viên ảnh?
- Khác biệt giữa nghề phóng viên ảnh, nhà báo và nhiếp ảnh gia
- Công việc của phóng viên ảnh
- Phóng viên ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?
- Để trở thành phóng viên chuyên nghiệp cần những tố chất nào?
- Cơ hội việc làm phóng viên ảnh tại Việt Nam hiện nay
- Những khó khăn của nghề phóng viên ảnh
Phóng viên ảnh là gì?
Phóng viên ảnh là cụm từ được sử dụng để chỉ những phóng viên làm việc trong các tòa soạn báo, cơ quan báo chí, tạp chí, đài truyền hình,… của nước ta. Tuy nhiên, thay vì biên tập, viết bài,… thì công việc của họ lại là chụp và biên tập hình ảnh theo yêu cầu và kế hoạch đã đặt ra.
Có thể nói, nghề phóng viên ảnh có quan hệ mật thiết và chặt chẽ đối với các vị trí khác của tòa soạn như phóng viên, biên tập viên,…
👉 Xem thêm: Biên tập viên là gì? Học ở đâu để làm biên tập viên?
Phân loại các nhóm phóng viên ảnh
Hiện nay, phóng viên ảnh được phân chia thành 3 nhóm cơ bản như sau:
Phóng viên không biên giới
Phóng viên không biên giới hay còn được gọi là ký giả không biên giới. Nhóm này được thành lập vào năm 1985 bởi một nhà báo người Pháp tên Robert Mesnard., hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Nhóm phóng viên không biên giới bảo vệ cho quyền tự do về báo chí khắp thế giới, chống lại việc kiểm duyệt, tạo nên những áp lực để giúp đỡ các nhà báo bị giam giữ.
Phóng viên chiến trường
Phóng viên chiến trường là nhóm nguy hiểm, tuy nhiên nó cũng được xem là “danh giá” nhất trong nghề làm báo. Nghề này đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ khi ngành báo chí ra đời.
Công việc của một phóng viên chiến trường là viết chụp, ghi lại những cuộc xung đột, chiến tranh đã đi qua. Người phóng viên chiến trường đầu tiên xuất hiện trong cuộc chiến tranh La Mã – Ba T và cuộc cách mạng Mỹ thế kỷ 18. Đến năm 1953, ông tiếp tục đến vùng biển để quan sát trận hải chiến giữa người Hà Lan với người Anh. Thời gian sau này, ngày càng nhiều phóng viên dám “xông pha’ ra chiến trường để thực hiện nhiệm vụ ghi lại những sự việc diễn ra trong chiến tranh.
Phóng viên truyền hình
Phóng viên truyền hình là nhóm phổ biến nhất hiện nay. Họ chính là những người phụ trách săn tin, chụp ảnh, làm nội dung cho các đài truyền hình. Tùy vào từng cơ quan, người phóng viên sẽ được phân công nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như các mảng văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí,…
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Phóng viên
Ai có thể làm nghề phóng viên ảnh?
Trên thực tế, mỗi tòa soạn, tạp chí sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau đối với vị trí phóng viên ảnh. Một số nơi thường yêu cầu phóng viên ảnh phải tốt nghiệp các trường liên quan như Báo chí, Nghệ thuật, Điện ảnh, Văn học,… Trong khi đó, số khác lại yêu cầu về kỹ năng, tư duy hình ảnh, báo chí cũng như kinh nghiệm làm việc trên thực tế.
Tuy nhiên, dù bạn là ai đi nữa, có có đang học tập tại môi trường nào thì tư duy linh hoạt giữa hình ảnh và nội dung báo chí mới là vấn đề quan trọng nhất. Do vậy, nếu bạn đang không học tập tại các trường hay chuyên ngành kể trên thì cũng không cần quá lo lắng bởi chỉ cần đam mê, nhanh nhạy và chăm chỉ học tập thì cơ hội trở thành một phóng viên ảnh cũng không phải điều gì quá xa vời.
Khác biệt giữa nghề phóng viên ảnh, nhà báo và nhiếp ảnh gia
Do có tính chất tương tự và liên quan nhiều đến hình ảnh nên nghề phóng viên ảnh, nhà báo và nhiếp ảnh gia thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy vậy, trên thực tế, đây lại là những công việc, chức vụ khác nhau.
- Nhiếp ảnh là công việc liên quan đến chụp hình có thiên hướng nghệ thuật, bay bổng hơn. Hình ảnh trong nhiếp ảnh cũng được trau chuốt và chỉnh sửa tỉ mỉ hơn trước khi đang tải hay chuyển đến người xem.
- Phóng viên không phải chỉ chạy theo những hình ảnh đầy chất thơ mà phải theo dòng sự kiện, tin tức hàng ngày để bắt được những hình ảnh chân thực và mang tính thời sự, kịp thời, khách quan nhất. Nói cách khác, hình ảnh bị chỉnh sửa, bóp méo hay thay đổi bất cứ chi tiết nào là vô giá trị trong báo chí.
- Nhà báo cũng làm các công việc liên quan đến cung cấp, cập nhật thông tin báo chí. Tuy nhiên, họ lại có điểm khác biệt là được nhà nước cấp Thẻ nhà báo theo Luật báo chí ban hành năm 2016.
Công việc của phóng viên ảnh
Công việc của phóng viên ảnh có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức nhưng đều xoay quanh các đầu việc phổ biến như:
- Nghiên cứu kế hoạch báo chí, hình ảnh cấp trên giao phó.
- Tìm kiếm, nghiên cứu các nguồn thông tin nổi bật, cấp thiết và phục vụ nhu cầu của độc giả.
- Tìm kiếm các nguồn thông tin, nguồn tư liệu phục vụ cho quá trình tác nghiệp trên thực tế.
- Kiểm chứng các nguồn cung cấp hình ảnh, tư liệu để chuẩn bị bắt tay vào thực hiện trên thực tế.
- Liên hệ với các bên liên quan để có thể hỗ trợ, hợp tác,… hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Chụp hình theo kế hoạch một cách chân thực, chính xác, khách quan để phục vụ tốt nhất cho những nội dung đã được định sẵn.
- Luôn sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ tại nơi tác nghiệp.
- Kết hợp cùng biên tập viên để nội dung và hình ảnh có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc và ấn tượng nhất.
>>>Xem thêm: Thông cáo báo chí là gì?
Phóng viên ảnh được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Làm nghề phóng viên nói chung và phóng viên ảnh nói riêng, bạn sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của nhà nước. Toàn bộ những hành vi đối với phóng viên sau sẽ bị nghiêm cấm, xử lý:
- Uy hiếp, đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng của phóng viên.
- Xúc phạm về nhân phẩm, danh dự.
- Thu giữ, phá hủy các tài liệu, phương tiện tác nghiệp của phóng viên.
- Cản trở hoạt động tác nghiệp đúng quy định của phóng viên.
Ngoài ra, từ năm 2014, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP đã đưa ra quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những cá nhân có hành vi gây hại đến phóng viên, người hoạt động trong nghề báo. Đây được xem là hành lang pháp lý, bảo vệ tốt nhất những quyền lợi cho người làm nghề này. Cụ thể, mức phạt sẽ là:
- Phạt từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi cản trở phóng viên tác nghiệp.
- Phạt từ 10 – 20 triệu đồng với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự phóng viên.
- Phạt từ 20 – 30 triệu đồng với hành vi uy hiếp tính mạng phóng viên, cố tình hủy hoại phương tiện tác nghiệp của họ.
Để trở thành phóng viên chuyên nghiệp cần những tố chất nào?
Làm nghề phóng viên ảnh không hề đơn giản, dễ dàng. Ngoài những yêu cầu về kiến thức, sự thông minh,… thì các bạn còn cần có những tố chất sau:
Không ngại gian nan, vất vả
Tính chất của nghề phóng viên đã rất khó khăn, gian khổ. Bạn sẽ phải chịu khá nhiều sức ép về thời gian, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, những nguy hiểm lại luôn rình rập trong quá trình tác nghiệp (mưa lũ, sạt lở đất, chiến tranh, gặp phải côn đồ, xã hội đen,…).
Do đó, muốn theo đuổi nghề này, bạn phải là người dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ, chấp nhận thường xuyên di chuyển xa xôi, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt thì mới đi được đến cùng.
Phản ánh khách quan và trung thực
Xã hội vốn rất nhiều góc tối chờ người phóng viên bước vào, tìm ra sự thật. Tuy nhiên, nếu bạn không kiên định, ngay thẳng, trung thực thì chắc chắn sẽ khó thoát ra được những cám dỗ đó.
Thực tế, đã từng có không ít phóng viên không giữ vững bản chất đạo đức nghề nghiệp, cố tình che lấp đi sự thật, thông đồng với những kẻ phạm tội, nhận tiền đút lót, hối lộ,…
Bởi vậy, khi đã xác định làm nghề này, bạn cần phải cố gắng chiến thắng mọi cám dỗ, góc tối trong xã hội.
Nhiệt huyết, ham học hỏi, có ý thức trau dồi kiến thức không ngừng
Đối với nghề phóng viên, bạn không thể chỉ áp dụng những kiến thức học được từ trường học. Thời đại thay đổi, xã hội phát triển, bạn sẽ phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng,… thì mới nhanh chóng nắm bắt tin tức, cập nhật đến công chúng.
Khi làm một người phóng viên, bạn phải học ngay từ chính cuộc sống, mọi người xung quanh. Bạn cần nhiệt huyết, đam mê, chủ động, đừng chỉ mãi chờ đợi người khác giao việc rồi mới làm mà hãy tự đi tìm nhiệm vụ cho chính mình.
>>>Xem thêm: Người thuộc nhóm tính cách estp có phù hợp với nghề phóng viên?
Cơ hội việc làm phóng viên ảnh tại Việt Nam hiện nay
Có thể nói, với số lượng gần 900 cơ quan báo chí, 120 tạp chí điện tử tại Việt Nam hiện nay thì cơ hội việc làm với nghề phóng viên ảnh là vô cùng rộng mở. Không những vậy, số lượng này ngày càng tăng nhanh khiến cho nhu cầu tìm kiếm phóng viên ảnh lại càng tăng cao. Do vậy, nếu bạn thực sự có đam mê với nghề, hãy nghiêm túc ngay từ hôm nay để chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai phía trước nhé.
Bạn có thể tham gia các khóa học nhiếp ảnh, báo chí để xây dựng tư duy với nghề. Cùng với đó, đừng quên tham khảo những Group việc làm báo chí hay trang tìm kiếm việc làm JobsGO bởi đó là địa chỉ tốt hỗ trợ bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
>>>Xem thêm:Thông cáo báo chí là gì?
Những khó khăn của nghề phóng viên ảnh
Bên cạnh những cơ hội việc làm tuyệt vời, nghề phóng viên ảnh cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:
- Thường xuyên phải di chuyển giữa các địa điểm khác nhau về thời tiết, khí hậu,… khá giống ngành tiếp viên hàng không.
- Làm việc trong điều kiện ngoài trời chủ yếu nên có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
- Đối tượng chụp hình không hợp tác, bị đe dọa, gây khó dễ trong quá trình tác nghiệp,…
Hy vọng các thông tin chia sẻ của JobsGO về nghề phóng viên ảnh trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)