Phát Thanh Viên Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Trở Thành Phát Thanh Viên

Đánh giá post

Phát thanh viên – một nghề từng “làm mưa làm gió” trên thị trường, thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Vậy phát thanh viên là gì? Làm những gì? Cần có tố chất nào để trở thành phát thành viên? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp toàn bộ thắc mắc trên bạn nhé.

1. Phát Thanh Viên Là Gì?

Phát thanh viên là người làm công việc biên tập, truyền tải thông tin, tin tức mới về kinh tế, chính trị, xã hội, giải trí,… đến công chúng qua ngôn ngữ nói. Họ thường làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam, kênh radio,…

Phát thanh viên đóng vai trò quan trọng như cầu nối thông tin giữa các nguồn tin tức và thính giả. Họ sử dụng giọng nói truyền cảm, lưu loát để truyền tải thông tin một cách chính xác, khách quan và dễ hiểu đến mọi người. Ngoài ra, phát thanh viên còn tham gia dẫn dắt các chương trình, phỏng vấn khách mời, bình luận về các sự kiện, góp phần tạo nên sự thu hút và kết nối với thính giả.

Với sự phát triển của công nghệ, vai trò của phát thanh viên ngày càng được mở rộng. Họ không chỉ làm phát thanh viên radio còn tham gia vào các nền tảng truyền thông đa phương tiện như truyền hình, internet, mạng xã hội.

Nghề Phát Thanh Viên Radio

2. Phát Thanh Viên Làm Những Gì?

Công việc của phát thanh viên không phải chỉ ngồi và đọc tin tức, họ còn có rất nhiều nhiệm vụ liên quan khác đó là:

2.1 Lên Kịch Bản

Trước kia, kịch bản thường sẽ có đội ngũ biên tập viên phụ trách riêng, phát thanh viên sẽ chỉ cần truyền đạt lại thông tin đến công chúng. Tuy nhiên, giờ đây, công việc này sẽ do phát thanh viên đảm nhiệm. Điều này vừa dễ lại vừa khó với các phát thanh viên. Dễ là họ sẽ chủ động khai thác chủ đề, thông tin, tin tức, truyền đạt theo quan điểm cá nhân. Khó là khối lượng, trách nhiệm công việc của họ sẽ tăng lên khá nhiều. Các phát thanh viên vừa phải tìm hiểu, cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để cho ra một kịch bản hoàn hảo, phù hợp với thực tế, vừa phải đảm bảo truyền tải tin tức một cách hay nhất.

Xem thêm: Biên Kịch Là Gì? Giải Đáp Thắc Mắc Xoay Quanh Nghề Biên Kịch

Phát Thanh Viên Cần Lên Kịch Bản Trước Cho Mỗi Lần Lên Sóng

2.2 Chuẩn Bị Trước Khi Lên Sóng

Để tạo nên sự hấp dẫn cho các bản tin phát thanh, phát thanh viên sẽ cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi lên sóng: Nắm bắt các ý chính, nội dung cần đề cập đến trong bản tin phát thanh. Kiểm tra kỹ các thiết bị âm thanh, ánh sáng. Thống nhất công việc chung với nhân viên hoặc khách mời tham dự (nếu có).

2.3 Lên Sóng Phát Thanh

Trong quá trình lên sóng, phát thanh viên cần thực hiện những công việc sau: Chia nhỏ thời lượng lên sóng, rõ ràng các phần mở – thân – kết. Giới thiệu, gửi lời chào hỏi khán thính giả nghe đài. Dẫn dắt các nội dung sẽ trình bày trong buổi phát sóng. Phỏng vấn trực tiếp khách mời, khán thính giả (nếu có). Đưa ra những cách xử lý tình huống khi chương trình đang được phát sóng. Khẳng định các thông tin đang phát sóng. Gửi lời chào tạm biệt, kết thúc chương trình.

Xem thêm: Diễn Viên Lồng Tiếng Là Gì? Tiêu Chí Tuyển Dụng Diễn Viên Lồng Tiếng

3. Tố Chất Cần Có Để Làm Phát Thanh Viên

Để trở thành phát thanh viên, bạn cần có những kiến thức, kỹ năng cơ bản là:

3.1 Kiến Thức Chuyên Môn Tốt

Để trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải có kiến thức chuyên môn toàn diện. Họ cần nắm vững kỹ năng viết lách, biên tập với khả năng diễn đạt mạch lạc, súc tích. Đồng thời, phát thanh viên phải thường xuyên cập nhật, tích lũy kiến thức mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Sự am hiểu sâu rộng sẽ giúp họ xử lý thông tin một cách chuyên nghiệp, phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ, đưa ra những nhận định tinh tế và thuyết phục.

3.2 Tìm Hiểu Về Chính Trị

Với tư cách là người truyền tải thông tin đến công chúng, phát thanh viên cần có kiến thức vững chắc về tình hình chính trị của đất nước cũng như thế giới. Họ phải nắm rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể thể hiện quan điểm một cách chính xác, chuẩn mực. Ngoài ra, sự am hiểu về chính trị còn giúp phát thanh viên có cái nhìn sâu sắc, bình luận, phân tích các vấn đề nóng hổi một cách khách quan, cân bằng, tránh khỏi những thông tin thiếu chuẩn xác, gây hiểu nhầm cho khán giả.

3.3 Giọng Nói Chuẩn, Rõ Ràng

Giọng nói chính là công cụ then chốt của một phát thanh viên. Vì vậy, họ cần phải rèn luyện để có giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn mực không bị lỗi hay ngọng âm. Bên cạnh đó, âm lượng, tốc độ, ngữ điệu cũng được điều khiển linh hoạt, hợp lý với từng chương trình để đem lại sự truyền cảm, cuốn hút người nghe. Chỉ khi nào nắm vững ngôn ngữ cử chỉ qua giọng nói, phát thanh viên mới có thể trở thành người kể chuyện giỏi, dẫn dắt khán thính giả theo dõi chương trình một cách trọn vẹn.

3.4 Giao Tiếp Tốt

Không chỉ đọc một mình trước ống kính, phát thanh viên còn phải tương tác, giao tiếp nhiều với khách mời và khán thính giả trong suốt quá trình lên sóng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một yêu cầu tối quan trọng đối với nghề này. Phát thanh viên cần biết cách lắng nghe, đặt câu hỏi một cách khéo léo, có khả năng dẫn dắt câu chuyện đi đúng hướng và xử lý khéo léo những tình huống bất ngờ. Đồng thời, họ luôn phải thể hiện sự tự tin, nhiệt tình, lịch sự và tôn trọng đối với tất cả mọi người xung quanh. Những phẩm chất này sẽ giúp phát thanh viên gây được thiện cảm, xây dựng được mối liên hệ tốt đẹp với khán thính giả.

Phát Thanh Viên Cần Trang Bị Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt

3.5 Kỹ Năng Xử Lý Vấn Đề

Phát thanh thường xuyên đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ, khó lường như sự cố kỹ thuật, lỗi hệ thống hay những câu hỏi khó từ phía khách mời, khán giả. Chính vì vậy, phát thanh viên cần rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề linh hoạt, thiện xảo. Họ phải làm chủ tình huống, bình tĩnh xử lý sơ suất ngay lập tức bằng cách lấy lại tinh thần, giữ đúng tác phong chuyên nghiệp. Đồng thời, phát thanh viên cũng phải biết cách đưa ra những câu hỏi ấn tượng, luôn chuẩn bị sẵn một số phương án để xử lý khéo léo các tình huống khó xử có thể xảy ra.

3.6 Sáng Tạo, Không Ngừng Học Hỏi

Sự sáng tạo giúp phát thanh viên tạo nên dấu ấn riêng giữa đám đông. Họ cần không ngừng thay đổi cách thức mới để tìm kiếm những ý tưởng mới lạ trong cách dẫn dắt câu chuyện, xây dựng kịch bản, sử dụng nhịp điệu. Bên cạnh sự sáng tạo, phát hiện thành viên cần không ngừng trau dồi, tích cực tự học, cập nhật thông tin về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để có cái nhìn toàn diện, sâu rộng khi thực hiện nhiệm vụ truyền thông.

3.7 Kiên Trì, Chịu Khó

Nghề phát thanh viên Yêu cầu rất nhiều về trình độ chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc. Đặc biệt là các đơn vị phát thanh của nhà nước, các tiêu chuẩn càng được đặt ra cao. Vì vậy, phát thanh viên cần có tinh thần kiên trì, chịu khó rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân, vượt qua khó khăn, áp lực trong công việc. Chỉ khi có đam mê, nỗ lực không ngừng, họ mới có thể theo đuổi sự nghiệp này đến cùng.

Xem thêm: Stylist Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

4. Cơ Hội Việc Làm Phát Thanh Viên Như Thế Nào?

Nghề phát thanh viên có được ưa chuộng không? Cơ hội việc làm ra sao? Đây là vấn đề được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng JobsGO khám phá ngay qua nội dung dưới đây nhé!

4.1 Nhu Cầu Tuyển Dụng

Thực tế hiện nay, thị trường tuyển dụng phát thanh viên không còn quá sôi động như trước kia. Lý do là bởi sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của báo điện tử. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm trên các công cụ Google, website tuyển dụng,… thì vẫn có khá nhiều kết quả (gần 94.000.000 kết quả cho từ khóa “tuyển dụng phát thanh viên”).

Phát thanh viên không phải chỉ làm việc trong các cơ quan báo đài, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty phát triển mảng youtube, blog radio, truyền thông, giải trí,… Mà số lượng các công ty hoạt động trong những lĩnh vực này lại vô cùng lớn. Điều đó đồng nghĩa cơ hội việc làm dành cho các bạn tốt nghiệp ngành này là rất rộng mở. Vì vậy, nếu bạn yêu thích, đam mê với nghề này thì cứ mạnh dạn theo đuổi nhé.

Tuyển Dụng Phát Thanh Viên

4.2 Mức Lương

Đối với nghề phát thanh viên, tùy vào từng đơn vị, vị trí làm việc mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Thường thì phát thanh viên trên sóng radio, đài sẽ có mức khởi điểm từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Với những ai đã có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng lên theo thâm niên, kinh nghiệm, năng lực và chức vụ đảm nhiệm, có thể đạt hơn 20 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Consultant Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Consultant Mở Rộng

5. Học Gì Để Làm Phát Thanh Viên?

Muốn làm nghề phát thanh viên, bạn có thể chọn học các chuyên ngành như: Phát thanh – Truyền hình Báo chí Truyền thông – Marketing Các ngành thuộc khối Khoa học Xã hội và Nhân văn Có rất nhiều trường đào tạo các ngành trên, nổi bật là một số trường sau: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Khoa học (Đại học Huế) Cao đẳng Truyền hình Cao đẳng Phát thanh Truyền hình …

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi phát thanh viên là gì? JobsGO hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích, giúp các bạn xác định được bản thân có phù hợp để theo đuổi nghề này hay không? Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

1. Cộng Tác Viên Đài Truyền Hình Là Gì?

Cộng tác viên cho đài truyền hình là những cá nhân hoặc tổ chức làm việc tự do, không thuộc biên chế chính thức của đài, nhưng thường xuyên cộng tác với đài để thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất chương trình, truyền thông, quảng bá. 

Hiện nay, nhiều đài truyền hình đang tuyển cộng tác viên phát thanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán thính giả. Bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng đài truyền hình trên website của đài, các mạng xã hội hoặc thông qua các kênh truyền thông khác.

2. Phát Thanh Viên Có Cần Sử Dụng Mạng Xã Hội?

Sử dụng mạng xã hội là một cách hiệu quả để phát thanh viên kết nối với thính giả, xây dựng hình ảnh cá nhân và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, phát thanh viên cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, lịch sự và phù hợp với quy định của nhà đài, công ty.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: