Nghề telesales: Mô tả công việc & những kỹ năng cần có

4.5/5 - (100 votes)

Telesales – cái nghề luôn được gắn với mác “ngồi văn phòng gọi điện thoại”, “ngồi mát hưởng lương cao”,… Vậy sự thật có giống như lời đồn? Nghề telesale nhàn hạ và giàu có như thế sao? Cùng JobsGO tìm hiểu và khám phá ngay bạn nhé!

Nghề telesale là gì?

Nghề telesales là gì?

Telesales là danh từ được ghép lại bởi 2 tiền tố là “tele” – viễn thông và “sales” – kinh doanh/bán hàng. Như vậy, nghề telesales chính là hoạt động kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ thông qua điện thoại. Và nhân viên telesales sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với công việc này.

Hiện nay, nghề telesales có thể hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, các loại hình sản phẩm, dịch vụ,…

Công việc của nhân viên telesale

Đúng như tên gọi, nghề telesale gắn liền với việc gọi điện thoại cho khách hàng. Cũng bởi vậy mà có nhiều người lầm tường rằng nghề này chỉ đơn giản, dễ dàng như vậy. Thế nhưng, sự thật phía sau những cuộc gọi đó là gì? Cùng JobsGO khám phá chi tiết về công việc này nhé!

  • Nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt toàn bộ thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
  • Thực hiện các cuộc điện thoại, kết nối với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ cũng như thuyết phục họ mua hàng.
  • Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, lưu trữ các cuộc gọi với khách để tổng hợp thông tin, dữ liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
  • Tiếp nhận các cuộc gọi, phản hồi, ý kiến của khách hàng để giải quyết thắc mắc, khiếu nại của họ về sản phẩm, dịch vụ.
  • Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến khách hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Làm báo cáo về tiến độ, kết quả công việc theo định kỳ gửi lên cấp trên.

Như vậy, công việc của nhân viên telesales không đơn thuần chỉ là gọi điện cho khách. Đằng sau những cuộc trò chuyện đó là rất nhiều nhiệm vụ liên quan cần họ xử lý.

Công việc của nhân viên telesales

Trách nhiệm chính của nghề telesale là gì?

Đối với nghề telesales, không chỉ có khối lượng công việc nhiều mà trách nhiệm cũng vô cùng lớn. Hiệu suất của các nhân viên telesales sẽ được đánh giá dựa trên KPI đạt được. Dù là người mới vào nghề hay đã làm lâu năm thì đều có trách nhiệm đảm bảo những KPI như sau:

  • Số lượng các cuộc gọi được giao hàng tháng.
  • Số lượng đơn hàng được chốt thành công.
  • Doanh thu tổng cả tháng.
  • Số lượng khách hàng tiềm năng.
  • Thời gian trung bình nhân viên trao đổi, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và chốt đơn với khách hàng.
  • Tỷ lệ giũa số lượng cuộc gọi bị từ chối với tổng số cuộc gọi được thực hiện.

Kỹ năng cần có của một người telesale

Telesales là nghề không đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, để có thể làm cũng như phát triển sự nghiệp với nghề này, bạn sẽ cần có một số kỹ năng như:

Giao tiếp tốt

Tính chất công việc của telesales là gọi điện, trao đổi, thuyết phục cũng như xây dựng mối quan hệ tốt khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng, nhất là qua điện thoại.

Kỹ năng cần có của một người telesale

Cụ thể, những điều mà nhân viên telesales nên làm khi nói chuyện với khách hàng là:

  • Nói chậm và rõ ràng, đảm bảo khách hàng có thể nghe đủ thông tin, không bị vội vàng.
  • Khéo léo khai thác nhu cầu, thông tin từ khách hàng để chuyển hướng tư vấn cho phù hợp.
  • Nhiệt tình, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của khách hàng để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tăng cơ hội chốt đơn.
  • Lịch sự kết thúc cuộc gọi, gửi lời cảm ơn đến khách hàng dù họ có mua hay không mua sản phẩm, dịch vụ.

>> Tham khảo thêm: Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại

Tư duy sáng tạo

Đối với nghề telesales, mỗi sản phẩm, dịch vụ thường sẽ có nội dung giới thiệu riêng để nhân viên nắm bắt, học thuộc. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào bạn cũng sẽ truyền đạt đúng như kịch bản, điều này sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên cứng nhắc, khó đạt hiệu quả cao.

Bởi vậy, khi làm công việc này, các bạn cần phải có khả năng tư duy sáng tạo, biết cách để dẫn dắt câu chuyện, thay đổi kịch bản sao cho phù hợp với từng trường hợp, tình huống. Tất nhiên, dù bạn sáng tạo như thế nào thì vẫn cần đảm bảo thông tin cung cấp đến cho khách hàng thật chính xác.

Kỹ năng sales tốt

Để có thể làm việc cũng như phát triển trong nghề này, bạn chắc chắn không thể thiếu đi kỹ năng sales.

Kỹ năng sales ở đây bao gồm rất nhiều yếu tố như: nhận biết khách hàng tiềm năng, nắm bắt nhanh tâm lý, nhu cầu khách hàng, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách,…

>> Xem thêm: Chốt sale là gì?

Kỹ năng tin học văn phòng

Làm sales chủ yếu là gọi điện cho khách, song bạn vẫn cần phải có kỹ năng tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính. Bởi trong quá trình làm việc, bạn sẽ cần thường xuyên tìm kiếm, cập nhật thông tin khách hàng, sản phẩm công ty vào hệ thống. Hay cuối tháng bạn cũng cần làm báo cáo để gửi lên cấp trên,…

Vậy nên, trước khi theo đuổi nghề telesales, bạn hãy rèn luyện thật tốt kỹ năng này nhé.

Tính kiên trì

Tính kiên trì – kỹ năng cần có của nghề

Làm nghề telesales không hề đơn giản, bạn có thể sẽ rơi vào stress nếu khách hàng liên tục từ chối, không đạt KPI. Tuy nhiên, tính chất công việc là vậy, muốn thành công, bạn sẽ cần có sự kiên trì, nhẫn nại.

Bên cạnh đó, khi phải làm việc với nhiều kiểu khách hàng khác nhau, sự kiên trì này cũng giúp bạn không khó chịu, cáu gắt khi phải giải đáp những thắc mắc từ khách hàng. Từ đây, bạn cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp, tạo thiện cảm tốt trong lòng khách.

Kỹ năng làm việc nhóm

Thông thường, số lượng nhân viên telesales của các công ty sẽ khá nhiều. Và tất nhiên một người trưởng phòng sẽ không thể quản lý được hết tất cả, họ sẽ phân chia thành từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ đều có KPI và từng thành viên sẽ phải cố gắng kết hợp, làm sao đạt được mức KPI chung cho cả team. Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng đối với nghề telesale.

Mức lương của công việc telesale

Lương của nhân viên telesales thường sẽ có 2 loại là:

  • Lương cứng: khoản lương cố định hàng tháng, tuy nhiên mức này sẽ không cao, chỉ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Lương mềm: khoản phần trăm hoa hồng khi chốt đơn thành công + thưởng nếu đạt, vượt KPI. Mức lương này thì không cố định, tùy vào năng lực của mỗi người mà lương mềm sẽ khác nhau.
Mức lương của nghề telesale

Như vậy, tổng thu nhập của nhân viên telesales sẽ là lương cứng + lương mềm và phổ biến ở mức 7 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào lĩnh vực, kinh nghiệm làm việc (Theo Salaryexplorer mức lương của nhân viên telesales ở Việt Nam là khoảng 9.3000.000 VNĐ). Đây là mức thu nhập khá hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay.

Có nên làm nghề telesales không?

Nghề telesales thường được đánh giá là không ổn định. Bởi vậy mà cũng ít người băn khoăn có nên làm nghề này hay không?

Thực chất, bất kề ngành nghề nào cũng có những vất vả, khó khăn nhất định. Telesales nhiều áp lực nhưng cũng mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Có cơ hội phát triển toàn diện: Công việc telesales thường xuyên phải làm việc với khách hàng, đôi khi là áp lực, stress. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được những giai đoạn đó, bạn sẽ có được rất nhiều kỹ năng và bản thân trở nên hoàn thiện, phát triển hơn.
  • Thu nhập không giới hạn: nếu làm việc trong các lĩnh vực hot (bất động sản, bảo hiểm, ô tô,…) thì thu nhập dành cho các bạn là vô cùng lớn, thậm chí còn có thể lên đến 30 – 50 triệu đồng/tháng.
  • Mở rộng các mối quan hệ: làm nghề telesale, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người trong xã hội. Điều này sẽ giúp bạn mở mang tầm hiểu biết, phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Được tham gia nhiều chuyên đề, chương trình đào tạo, phát triển chuyên môn: để đảm bảo công việc đạt hiệu quả, các công ty thường tổ chức cho nhân viên tham gia vào nhiều buổi huấn luyện, hội thảo,… để thu nạp thêm kiến thức. Đây là cơ hội để bạn có thể trau dồi kiến thức, phát triển bản thân nhiều hơn.
Có nên làm nghề telesale không?

Làm nghề telesale cũng giống như việc bạn tập đi xe đạp, sau những lần vấp ngã sẽ là bài học, trải nghiệm giúp bản thân lớn lên, trưởng thành hơn. Bởi vậy, nếu bạn là người thích thử thách, có khả năng chịu được những áp lực lớn trong công việc thì telesales là một nghề rất phù hợp. Ngược lại, nếu bạn yêu thích sự tự do, không chịu được gò bó thì hãy lựa chọn một hướng đi khác nhé.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của JobsGO sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, đúng đắn nhất về nghề telesales. Chúc các bạn sẽ phát triển, thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: