Nắm trọn kịch bản phỏng vấn xin việc Content Marketing

Đánh giá post

Content Marketing là một ngành khá “hot” hiện nay nên được đông đảo người lao động lựa chọn. Bởi vậy mà thị trường việc làm có sự cạnh tranh tương đối lớn. Hiểu được vấn đề đó, JobsGO sẽ chia sẻ với bạn kịch bản phỏng vấn xin việc Content Marketing để bạn có thể dễ dàng chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính trong buổi phỏng vấn xin việc

Kịch bản phỏng vấn xin việc Content Marketing

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing, bạn hãy tham khảo kịch bản dưới đây của JobsGO nhé!

Bộ câu hỏi về cá nhân thể hiện sự am hiểu với công ty và vị trí ứng tuyển

Thông qua bộ câu hỏi này bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức độ mong muốn làm việc tại công ty của ứng viên.

Hãy giới thiệu sơ qua về bản thân bạn

Chắc chắn đây sẽ là câu hỏi xuất hiện trong tất cả những buổi phỏng vấn mà bạn tham gia. Trả lời câu hỏi này như là một lời chào bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Đây là câu hỏi với mục đích khai thác thông tin nên khá dễ dàng để trả lời. Tuy vậy, đừng lặp lại những gì bạn đã viết trong CV ứng tuyển mà hãy đi sâu hơn một chút về bản thân mình. Ngoài việc giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, học vấn thì bạn có thể nói thêm về điểm mạnh, điểm yếu cũng như mong muốn của bạn khi đến với buổi phỏng vấn này. Nói thật khái quát, ngắn gọn để đảm bảo nhà tuyển dụng nắm được khái quát thông tin về bạn.

? Xem thêm: Copywriter là gì? Copywriter và Content Writer có gì khác biệt?

Trước khi đến với buổi phỏng vấn này, bạn đã tìm hiểu gì về công ty cũng như vị trí đang ứng tuyển chưa?

Câu hỏi này nhằm xác định sự chủ động cũng như đam mê với công việc của bạn. Sẽ chẳng có một nhà tuyển dụng nào lại lựa chọn những nhân viên không hiểu gì về công ty cũng như vị trí ứng tuyển cả. Vậy nên để có thể thành công ghi điểm với nhà tuyển dụng thì bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu một vài thông tin về công ty cũng như vị trí mình đang ứng tuyển, cụ thể là:

  • Tên công ty
  • Sứ mệnh và chiến lược
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Sản phẩm, dịch vụ của công ty
  • Thành tích nổi bật
  • Vị trí Content Marketing sẽ nằm dưới sự giám sát của Bộ phận nào và đảm nhiệm công việc gì,…

Chắc hẳn với sự chuẩn bị này, bạn có thể bước đầu tạo dựng niềm tin nơi nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bạn nên biết

Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí Content Marketing?

Tiếp đến, nhà tuyển dụng sẽ đi sâu khai thác đam mê dành cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Có thể thấy, Content Marketing là một vị trí đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng viết lách. Vậy nên hãy tập trung nhấn mạnh ưu điểm của bản thân có liên quan tới công việc.

Chẳng hạn, bạn có thể trả lời như: “Em nhận thấy bản thân mình là một người nắm bắt xu hướng tốt, có khả năng sáng tạo nội dung và có kỹ năng viết bài. Em có thể sáng tạo nhiều nội dung ở các lĩnh vực khác nhau. Vậy nên, Content Marketing là vị trí phù hợp giúp em được thỏa sức với đam mê của chính”.

? Xem thêm: Digital Marketing là gì? Sơ đồ nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Bạn đã tham gia dự án hay hoạt động nào liên quan đến Content Marketing chưa?

Bạn đã tham gia hoạt động nào liên quan đến Content Marketing chưa?

Đây sẽ là câu hỏi giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những thành tích cũng như kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. 

Nếu bạn đã từng tham gia nhiều hoạt động về sáng tạo nội dung như chạy các dự án hay tham gia cuộc thi viết,… thì hãy trình bày về một hoạt động mà bạn thấy tâm đắc nhất. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những công việc bạn đã làm và sau dự án ấy bạn rút ra được bài học, kinh nghiệm gì cho bản thân. Còn nếu bạn là ứng viên với kinh nghiệm hạn chế thì cũng hãy thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Đừng cố thổi phồng bản thân. Điều đó sẽ chẳng có lợi cho bạn đâu.

Bạn hay theo dõi và đọc tin tức ở những kênh thông tin nào?

Nếu bạn khéo léo diễn đạt thì đây sẽ là câu hỏi ăn điểm dành cho bạn. Bạn nên bộc lộ mình là một người thường xuyên theo dõi tin tức. Bạn có thể nói rõ bạn hay theo dõi những loại tin tức như thế nào. Tiếp đó, hãy liệt kê ra một vài kênh thông tin lớn, uy tín và đảm bảo rằng nhà tuyển dụng cũng biết đến chúng nhé!

Bạn hay theo dõi và đọc tin tức ở những kênh thông tin nào?

Bộ câu hỏi xác định khả năng nắm bắt xu hướng thị trường khách hàng của ứng viên

Một kỹ năng vô cùng quan trọng của người làm Content Marketing là nắm bắt xu hướng, nắm bắt “trend” nhanh nhất.

Theo bạn, xu hướng của năm vừa rồi là gì?

Hằng năm, sẽ đều có những trào lưu, xu hướng nổi lên và được nhiều người quan tâm. Nhà tuyển dụng muốn khai thác khả năng cập nhật thông tin và nắm bắt xu hướng thị trường của bạn. Vậy nên việc của bạn là hãy nắm bắt trào lưu đó để rồi trình bày lại một cách trọng tâm, trọng điểm với nhà tuyển dụng

Làm thế nào để bạn xác định được chủ đề cần tập trung?

Những câu hỏi đi sâu vào chuyên môn thế này chắc hẳn không thể thiếu trong những buổi phỏng vấn vị trí Content Marketing. 

Làm thế nào để xác định chủ đề cần tập trung?

Tuy nhiên, trước khi định hướng được chủ đề bao quát, thì bạn cần phải tìm hiểu xem đối tượng mình hướng đến là ai, đối tượng ấy có những đặc điểm như thế nào, lĩnh vực mình viết bài là gì? Bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng theo quy trình mà bạn thực hiện để xây dựng chủ đề bài viết. Và nếu có thể, hãy nói trình bày với nhà tuyển dụng một, hai nội dung bài viết cụ thể để thể hiện chủ đề bạn đã xây dựng. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hài lòng với sự am hiểu của bạn.

? Xem thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Theo bạn, nghiên cứu thị trường khách hàng như thế nào?

Đây cũng là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng xác định được năng lực chuyên môn của bạn trong lĩnh vực này. Bởi hiểu về khách hàng là yếu tố tiên quyết của người hoạt động Marketing. Bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng theo quy trình sau đây:

  • Trước hết, tìm hiểu xu hướng thị trường trong lĩnh vực mình muốn viết.
  • Tìm hiểu đối tượng khách hàng của mình là ai?
  • Đối tượng khách hàng của mình mong muốn điều gì?
  • Tìm kiếm thêm những thông tin về đối thủ cạnh tranh,…?

Bạn nghĩ thế nào được coi là một bài viết chất lượng?

Câu hỏi này chắc chắn không thể thiếu trong buổi phỏng vấn của một nhân viên Content Marketing. Nhưng có một định nghĩa cụ thể nào cho từ “chất lượng” này hay không? Chất lượng không chỉ là sự hài lòng của bản thân người viết mà quan trọng hơn là phải được sự công nhận từ người đọc mà mình đang hướng tới. Có thể hình dung, một bài viết chất lượng là bài viết có nhiều lượt xem. Một bài viết chất lượng phải đảm bảo cung cấp đủ cho khách hàng những nội dung mà họ đang tìm kiếm đồng thời văn phong cũng cần lưu loát, diễn đạt mượt mà.

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng bí ý tưởng chưa? Bạn xử lý tình huống đó như thế nào?

Cách bạn giải quyết tình trạng “bí ý tưởng” là như thế nào?

Làm việc ở lĩnh vực sáng tạo nội dung, nên có những thời điểm xuất hiện tình trạng “bí ý tưởng” là điều không tránh khỏi. Điều nhà tuyển dụng quan tâm là cách bạn giải quyết khó khăn đó cho bản thân như thế nào? Bạn hãy trình bày lại những việc giúp bạn tìm được cảm hứng cho công việc như:

  • Thay đổi không gian làm việc để lấy cảm hứng viết bài.
  • Bí ý tưởng có thể là do bạn đã suy nghĩ quá nhiều. Vậy nên những lúc như thế hãy để đầu óc thật thoải mái, thư giãn và sẽ bắt tay vào công việc khi đã lấy lại một tinh thần tốt nhất cho bản thân.
  • Đọc nhiều thông tin từ nhiều kênh khác nhau để có thể tham khảo cách xây dựng ý tưởng của họ.

Nếu trở thành nhân viên của công ty, bạn sẽ làm gì?

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên tiềm năng có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy nên, với câu hỏi này hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với những điều kiện họ mong muốn. Doanh nghiệp đang cần xây dựng chiến lược nội dung. Vậy thì hãy nêu ra quy trình mà bạn dự định thực hiện để xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả cho công ty.

Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc khác

Ngoài những câu hỏi trọng tâm mà JobsGO đã lưu ý ở trên, thì bạn cũng nên để ý tới một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để khai thác thêm về ứng viên của họ. Cụ thể như:

  • Khi viết bài, thì bạn xác định đối tượng đọc của bạn như thế nào?
  • Theo bạn, lý do gì khiến người đọc đọc hết bài viết của bạn?
  • Bạn sẽ làm thế nào khi phải nhận một chủ đề mà mình chưa bao giờ viết?
  • Bạn đánh giá năng suất viết bài của mình như thế nào?
  • Theo bạn thì để tạo ra một bài viết chất lượng có cần sự phối hợp với các bộ phận khác khong?
  • Tại sao chúng tôi nên chọn bạn vào vị trí Content Marketing?
  • Nếu trở thành nhân viên của công ty thì bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu?

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trong các buổi phỏng vấn, bạn cần hạn chế để bản thân mình rơi vào thế bị động. Hãy thể hiện sự chủ động trong mọi tình huống nhé để thu hút nhà tuyển dụng nhé! Chẳng hạn khi được nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?”, bạn không nên bỏ qua mà có thể đặt ra một thắc mắc như sau:

  • Với vị trí Marketing thì công việc cụ thể bạn phải làm ở công ty là gì?
  • Khi làm việc trong công ty, bạn sẽ nhận được những quyền lợi gì?
  • Trong quá trình làm việc, định hướng của công ty đối với nhân viên là như thế nào?
  • Văn hóa làm việc tại công ty như thế nào?

Những lưu ý khi tham gia buổi phỏng vấn Content Marketing

Một số lưu ý khi phỏng vấn xin việc Content Marketing

Phỏng vấn Content Marketing cũng như bất kỳ một vị trí nào, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Và hãy lưu ý một vài điều dưới đây để có thể thành công “hạ gục” nhà tuyển dụng, cụ thể:

  • Hãy thể hiện một thái độ nghiêm túc trong buổi phỏng vấn.
  • Hãy trả lời câu hỏi đúng trọng tâm, ngắn gọn, đầy đủ ý tránh dẫn dắt dài dòng.
  • Sử dụng ngữ điệu phù hợp, đừng quá hấp tấp khi trả lời phỏng vấn cũng đừng để nhà tuyển dụng phải chờ bạn quá lâu.
  • Hãy chuẩn bị cho mình tác phong thoải mái, trang điểm nhẹ và một nụ cười thiện cảm.

Kết

Mong rằng, những bạn đọc của JobsGO đã nắm bắt được kịch bản phỏng vấn xin việc Content Marketing và có cho mình sự chuẩn bị chu đáo nhất trong buổi phỏng vấn của mình. Chúc cho các ứng viên sẽ hoàn thành xuất sắc buổi phỏng vấn và tìm được một môi trường phù hợp để phát triển bản thân.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: