Trong xã hội hiện đại, cuộc sống con người gắn liền với sự tiện nghi của những sản phẩm tiêu dùng nhanh. Thực phẩm, đồ uống cho đến các mặt hàng chăm sóc cá nhân và gia đình, con người dường như không thể thiếu được nhóm hàng hóa đặc biệt mang tên FMCG. Vậy FMCG là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau.
Mục lục
- 1. FMCG Là Gì?
- 2. Đặc Điểm Của Ngành FMCG
- 3. Các Loại Hình Công Việc FMCG Bao Gồm Những Gì?
- 4. Sự Khác Biệt Giữa Ngành Bán Lẻ (Retail) Và FMCG
- 5. Làm Sao Để Phát Triển Trong Ngành FMCG?
- 6. Cơ Hội Việc Làm Của Ngành FMCG
- 7. Tại Sao FMCG Lại Là Môi Trường Làm Việc Mơ Ước Của Nhiều Người?
- 8. Tuyển Dụng Việc Làm Ngành FMCG Ở Đâu?
- Câu hỏi thường gặp
1. FMCG Là Gì?
FMCG là gì? FMCG là viết tắt của từ gì? Đây thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các sản phẩm thuộc ngành hàng này thường có thời gian rời khỏi những kệ bán nhanh chóng. Thực tế, hàng hóa FMCG thường được các doanh nghiệp tiến hành sản xuất với số lượng lớn và giá thành cho mỗi sản phẩm ở mức thấp. Lợi nhuận trên từng sản phẩm không quá cao tuy nhiên lượng tiêu thụ là liên tục.
Vậy thì FMCG gồm những gì? FMCG bao gồm rất nhiều mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng nhanh trong cuộc sống hằng ngày. Ngành hàng này được chia thành các lĩnh vực chính: đồ gia dụng, đồ tiêu dùng cá nhân, thực phẩm và đồ uống, Đồ dùng chăm sóc sức khỏe cơ bản, Làm đẹp. Nhóm khách hàng chính là các hộ gia đình với nhu cầu tiêu thường xuyên.
Xem thêm: Hàng hóa vô hình là gì?
2. Đặc Điểm Của Ngành FMCG
Trong bối cảnh thị trường hiện đại, FMCG đóng vai trò quan trọng, mang đến những sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Để hiểu sâu hơn về đặc thù của ngành, JobsGO sẽ phân tích ba đặc điểm then chốt.
2.1. Là Các Mặt Hàng Thiết Yếu, Giá Thành Rẻ, Thường Xuyên Được Mua Lại
Đặc điểm thứ nhất, các sản phẩm FMCG là những mặt hàng thiết yếu với giá thành rẻ và được mua đi mua lại thường xuyên. Những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu cơ bản như thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân và vệ sinh. Tính chất tiện dụng và khả năng chi trả dễ dàng giúp chúng luôn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, đặc biệt là trong những điều kiện kinh tế không thuận lợi. Từ nước giải khát, bánh kẹo cho đến dầu gội, xà phòng, những mặt hàng đều có chung đặc điểm là giá cả phải chăng và đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
2.2. Khối Lượng Bán Lớn, Lợi Nhuận Trên Từng Sản Phẩm Thấp
Đặc điểm thứ hai thể hiện ở khối lượng bán lớn nhưng lợi nhuận trên từng sản phẩm tương đối thấp. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp FMCG dựa trên việc bù đắp lợi nhuận thấp bằng số lượng tiêu thụ cao. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải không ngừng tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ chi phí để duy trì biên lợi nhuận. Ví dụ như một thương hiệu nước giải khát có thể chỉ lãi vài chục đồng trên mỗi chai, nhưng với hàng triệu chai bán ra hàng ngày, tổng lợi nhuận vẫn rất ấn tượng.
2.3. Luôn Thay Đổi, Làm Mới Mình
Đặc điểm cuối cùng là sự năng động và liên tục làm mới mình. Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp FMCG luôn phải sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm mới để thu hút người tiêu dùng. Điều này thể hiện qua việc không ngừng nghiên cứu các xu hướng tiêu dùng, cải tiến sản phẩm, thay đổi bao bì, phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng nhóm khách hàng. Chiến lược này giúp duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và mở rộng thị phần.
Xem thêm: Kinh doanh là gì? Tổng hợp từ A – Z các thông tin về kinh doanh
3. Các Loại Hình Công Việc FMCG Bao Gồm Những Gì?
Trong lĩnh vực FMCG, các loại hình công việc đa dạng và phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cao. Dưới đây là bốn lĩnh vực chính góp phần quan trọng trong hoạt động của ngành.
3.1. Quản Lý Sức Khỏe Và An Toàn Tiêu Dùng
Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng là nhiệm vụ then chốt đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi người tiêu dùng. Các chuyên viên trong lĩnh vực hải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát quy trình sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và thực hiện các xét nghiệm chất lượng định kỳ. Họ là “lá chắn” cuối cùng ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng kênh bán hàng, quản lý bán lẻ
3.2. Quản Lý Kinh Doanh
Quản lý kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động từ phát triển chiến lược, quản trị nhân sự đến điều hành các hoạt động thương mại. Các chuyên viên phải nắm vững thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, quản lý đội ngũ bán hàng, thiết kế chính sách giá cả và phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối.
Xem thêm: Nhà tuyển dụng tuyển thích kiểu sinh viên mới ra trường như thế nào?
3.3. Phân Tích Mua Sắm
Phân tích mua sắm là một lĩnh vực quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc hành vi người tiêu dùng. Chuyên viên sẽ nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, phân tích dữ liệu mua hàng, xác định nhóm khách hàng mục tiêu và đưa ra các khuyến nghị về chiến lược sản phẩm và marketing.
3.4. Tìm Nguồn Cung Ứng
Tìm nguồn cung ứng là công việc đòi hỏi kỹ năng đàm phán và am hiểu thị trường nguyên liệu. Các chuyên viên sẽ tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy, đàm phán giá cả, đảm bảo chất lượng nguyên liệu và xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của mô hình SCM
4. Sự Khác Biệt Giữa Ngành Bán Lẻ (Retail) Và FMCG
Trong thương mại hiện đại, ngành bán lẻ và FMCG tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản, cụ thể:
Tiêu chí | Ngành bán lẻ (retail) | Ngành FMCG |
Định nghĩa | Hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. | Các sản phẩm tiêu dùng nhanh được sử dụng hàng ngày. |
Phạm vi | Bao gồm nhiều ngành hàng: thực phẩm, quần áo, điện tử, v.v. | Tập trung vào các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân. |
Chu kỳ sản phẩm | Chu kỳ kinh doanh dài hơn, sản phẩm ít thay đổi. | Chu kỳ ngắn, thường xuyên thay đổi sản phẩm. |
Lợi nhuận | Biên lợi nhuận cao hơn. | Biên lợi nhuận thấp, phụ thuộc vào khối lượng bán. |
Chiến lược kinh doanh | Tập trung vào trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng. | Chú trọng vào giá thành và khối lượng tiêu thụ. |
Kênh phân phối | Cửa hàng vật lý, trực tuyến, trung tâm thương mại. | Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán nhỏ lẻ. |
Mức độ cạnh tranh | Cạnh tranh theo chiều sâu về dịch vụ và trải nghiệm. | Cạnh tranh theo chiều rộng về giá và khối lượng. |
5. Làm Sao Để Phát Triển Trong Ngành FMCG?
Trong thế giới kinh doanh năng động của ngành FMCG, việc phát triển nghề nghiệp đòi hỏi những kỹ năng và tố chất đặc biệt. Dưới đây là ba yếu tố then chốt giúp chuyên viên FMCG thăng tiến.
5.1. Sáng Tạo
Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng trong ngành FMCG. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân sự có khả năng đưa ra các ý tưởng mới mẻ, từ việc phát triển sản phẩm đến chiến lược marketing. Sự sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm độc đáo, thu hút người tiêu dùng và vượt qua đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm: Sáng tạo trong công việc có cần thiết hay không?
5.2. Khả Năng Thích Ứng Tốt Và Học Hỏi Nhanh
Khả năng thích ứng và học hỏi nhanh chóng là một lợi thế quan trọng. Thị trường FMCG liên tục thay đổi với những xu hướng tiêu dùng mới, công nghệ mới và môi trường cạnh tranh gay gắt. Những chuyên viên có thể nhanh chóng nắm bắt và điều chỉnh theo những thay đổi này sẽ luôn được đánh giá cao.
5.3. Đầu Óc Kinh Doanh Nhạy Bén
Đầu óc kinh doanh nhạy bén là yếu tố quyết định sự thành công. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích thị trường sắc bén, dự đoán xu hướng tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược. Những chuyên viên có nhãn quan kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường.
6. Cơ Hội Việc Làm Của Ngành FMCG
Cơ hội việc làm FMCG được đánh giá là vô cùng rộng mở và hấp dẫn cho người lao động:
6.1. Xu Hướng Thị Trường FMCG Tại Việt Nam
Với 93 triệu dân thì Việt Nam là một thị trường “béo bở” của các công ty FMCG trong và ngoài nước để đầu tư kinh doanh. Các công ty/tập đoàn hàng đầu trong ngành FMCG tại Việt Nam mà hầu hết chúng ta đều từng nghe đến tên như Unilever, P&G, Nestle, Vinamilk, Suntory Pepsico, Coca-cola,…
Dưới đây là những xu hướng nổi bật của thị trường FMCG tại Việt Nam:
- Chú trọng xây dựng thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng: Người tiêu dùng thường lựa chọn những thương hiệu đặc trưng, có uy tín để mua hàng. Do vậy, thị trường FMCG hiện nay chú trọng xây dựng thương hiệu chất lượng để thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Phát triển thương mại hiện đại: Sự xuất hiện của kênh thương mại hiện đại đang chiếm ưu thế trên thị trường FMCG Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi dịch bệnh bùng nổ, kênh thương mại hiện đại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong với các hình thức mới như: siêu thị, cửa hàng trực tuyến…
- Đô thị hóa ở vùng nông thôn: Hiện nay, sự đô thị hóa ở vùng nông thôn đã tạo điều kiện để ngành hàng FMCG phát triển. Theo số liệu thống kê, doanh thu doanh thu bán hàng tiêu dùng ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với mức doanh thu tại các khu vực đô thị.
Xem thêm: Cần chuẩn bị gì để thành công với thương mại điện tử?
6.2. Nhu Cầu Tuyển Dụng Lớn
Là ngành hàng cung cấp các sản phẩm thiết yếu với đời sống con người nên thị trường FMCG được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm của ngành cũng rất cao để đảm bảo khả năng sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Hiện nay, thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty FMCG lớn như:
- Công ty TNHH Nestle Việt Nam
- Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Công ty Cổ phần Sữa TH
- Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP)
- Công ty Cổ phần tiêu dùng Masan
- Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thực phẩm Á
- Châu Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt
- Công ty Cổ phần Nam Việt …
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự cấp cao trong các doanh nghiệp lớn
6.3. Đa Dạng Vị Trí Việc Làm
Ở các công ty FMCG, các cơ hội việc có ở mọi vị trí ngành nghề khác nhau: Sales, HR, Branding hay Marketing…Bạn có thể thỏa sức trải nghiệm để lựa chọn ra con đường phù hợp nhất. Dù bạn đang theo đuổi bất kỳ lĩnh vực nào, là sinh viên chưa có kinh nghiệm hay những người đã đi làm lâu năm thì đều có thể đầu quân vào FMCG. Ngành này có ưu thế lộ trình nghề nghiệp rõ ràng nên nắm bắt được cơ hội việc làm hay không phụ thuộc vào chính năng lực của bạn.
Hàng năm, các doanh nghiệp FMCG luôn có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, tới khoảng 50 vị trí. Những chương trình tuyển dụng “fresher” được xây dựng với quy mô lớn, chủ yếu diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6. Điểm đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào các công ty FMCG là cơ hội lựa chọn nghề nghiệp vô cùng đa dạng.
Các vị trí công việc phổ biến trong ngành FMCG là:
- Quản lý sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)
- Quản lý bán hàng (Sales Manager)
- Quản lý cổ tức (Stock Manager)
- Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
- Trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực (Head of Sourcing)
7. Tại Sao FMCG Lại Là Môi Trường Làm Việc Mơ Ước Của Nhiều Người?
Hiện nay, FMCG đã và đang trở thành một trong những môi trường làm việc mơ ước của nhiều người bởi những lý do sau:
7.1. Kích Thích Sự Sáng Tạo Và Thích Nghi
Môi trường cạnh tranh khốc liệt trong ngành FMCG đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, dẫn đầu xu hướng thị trường. Để giữ vững vị thế và chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng, họ buộc phải sáng tạo, tìm kiếm những giải pháp mới lạ, độc đáo. Điều này thể hiện qua việc thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm thường xuyên, tạo ra những chiến dịch truyền thông và marketing ấn tượng nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Sự cạnh tranh gay gắt và nhu cầu đổi mới không ngừng khiến FMCG trở thành một trong những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng thích nghi cao nhất. Để tồn tại và phát triển trong thị trường biến động này, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực tài năng với trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo. Họ phải luôn nhanh nhạy, nhạy bén để kịp thời nắm bắt xu hướng mới và khai thác những ý tưởng táo bạo.
7.2. Làm Việc Ở Những Tập Đoàn Nổi Tiếng Thế Giới
Lĩnh vực FMCG là miền đất màu mỡ của những “ông lớn” có tên tuổi lâu đời và thương hiệu nổi tiếng thế giới. Khi gia nhập các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, PepsiCo, Coca-Cola, P&G, Nestlé, Johnson & Johnson hay những công ty hàng đầu trong nước như Vinamilk, TH, Masan, Acecook, Trung Nguyên, Bibica, Hữu Nghị…, người lao động sẽ có cơ hội trải nghiệm những môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và triển vọng phát triển sự nghiệp rộng mở.
Bên cạnh đó, các “ông lớn” trong lĩnh vực FMCG cũng nổi tiếng với chính sách đãi ngộ nhân sự hấp dẫn. Họ luôn đảm bảo thu nhập xứng đáng và chế độ phúc lợi cạnh tranh cho người lao động. Lương, thưởng, bảo hiểm cùng các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho CBNV là những ưu đãi khiến nhiều người mơ ước được làm việc cho những doanh nghiệp này.
7.3. Làm Việc Với Những Cá Nhân Xuất Sắc
Điều đáng quý hơn cả lợi ích về mặt vật chất khi làm việc trong các tập đoàn lớn ở lĩnh vực FMCG chính là cơ hội được trải nghiệm, làm việc cùng những đồng nghiệp tài năng, xuất sắc. Những con người ưu tú, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm này sẽ là những người đồng hành quý giá, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của bạn.
Đặc biệt, với những ai được làm việc ở các khối quan trọng như brand, trade marketing, distribution, nhân sự… sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các vị lãnh đạo cấp cao thường xuyên hơn. Các buổi họp, giao ban với ban lãnh đạo chính là dịp hiếm có để bạn tiếp xúc, mở rộng mối quan hệ với những nhà quản lý giỏi, thành đạt. Qua những cuộc giao lưu này, bạn sẽ có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, học hỏi cách lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ chất lượng với các cấp quản lý.
8. Tuyển Dụng Việc Làm Ngành FMCG Ở Đâu?
Trong lĩnh vực tuyển dụng ngành FMCG, các ứng viên có nhiều kênh để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trang tuyển dụng trực tuyến JobsGO là địa chỉ tin cậy với danh sách việc làm đa dạng. Bên cạnh đó, các website của những công ty FMCG lớn như Unilever, Vinamilk, P&G luôn cập nhật các vị trí tuyển dụng mới nhất. Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn, các nhóm Facebook chuyên ngành và sàn việc làm chuyên nghiệp cũng là những nguồn thông tin việc làm hữu ích. Để tăng cơ hội thành công, ứng viên nên chuẩn bị CV chuyên nghiệp, nắm vững các kỹ năng chuyên môn của ngành và thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau.
Mong rằng với những chia sẻ của JobsGo về khái niệm FMCG là gì cũng như FMCG là ngành gì, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề đầy tiềm năng này.
Câu hỏi thường gặp
1. Sản Phẩm FMCG Là Gì?
Sản phẩm FMCG là những mặt hàng thiết yếu, có thời gian lưu chuyển nhanh và được tiêu thụ thường xuyên. Đây là các sản phẩm quen thuộc như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm chăm sóc cá nhân, hàng gia dụng. Chúng luôn có sự hiện diện phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhờ nhu cầu sử dụng liên tục.
2. Thị Trường FMCG Là Gì?
Thị trường FMCG là nơi tập trung giao dịch, cung ứng các sản phẩm tiêu dùng nhanh, thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, hàng gia dụng. Đây là một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn cùng các đối thủ mới nổi.
3. Hàng FMCG Là Gì?
Hàng FMCG là các sản phẩm tiêu dùng nhanh, được mua và sử dụng thường xuyên với giá thành rẻ. Những mặt hàng này bao gồm: bánh kẹo, nước giải khát, dầu gội, xà phòng,...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)