“Đàn ông không có sự nghiệp, dẹp chuyện yêu đi” đó là điều mà tôi rút ra được từ rất nhiều bài viết được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Mục lục
Tại sao đàn ông không nên yêu khi không có sự nghiệp?
Có rất nhiều điều được sử dụng để lý giải cho vấn đề này. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Phụ nữ không yêu đàn ông không có sự nghiệp
Đã xa rồi cái thời “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Ngày nay, phụ nữ sống rất thực tế. Thay vì chìm đắm trong tình yêu “có vẻ” màu hồng, ngay từ độ tuổi đôi mươi, họ đã biết tương lai họ phải đối mặt với điều gì. Và rất nhiều người trong số họ từ chối “hôn nhân không tiền bạc”. Một người phụ nữ có thể yêu anh khi anh không có tiền, nhưng họ không thể lấy anh khi anh rỗng túi.
Yêu thường đơn giản, nhưng hôn nhân lại không thế. Khi còn độc thân bao nhiêu tiền cũng đủ, khi đã kết hôn bao nhiêu tiền cũng thiếu. Đặt bút lên tờ giấy kết hôn có nghĩa là bạn đang ký một hợp đồng trách nhiệm: trách nhiệm với vợ con, trách nhiệm với họ hàng đôi bên gia đình,…
? Có thể bạn quan tâm: Sự nghiệp là gì? Bí quyết để làm chủ sự nghiệp
Tình yêu sẽ bị mài mòn vì áp lực cơm áo gạo tiền
Bạn có biết đến “Tháp nhu cầu của Maslow” không? Nếu bạn chưa biết đến lý thuyết này, hãy cùng tôi theo dõi hình ảnh dưới đây.
Tháp nhu cầu của Maslow thường được sử dụng như kim chỉ nam để khám phá tâm lý, hành vi của con người. Theo Maslow – tác giả của lý thuyết này, nhu cầu của con người được phân thành 5 cấp bậc (sau này, ông phát triển lý thuyết thành 8 bậc, song thang 5 bậc vẫn được ứng dụng nhiều hơn cả). Theo đó, bậc đầu tiên – nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất đối với con người chính là thể chất. Thể chất bao gồm hít thở, ăn uống, nơi ở, ngủ, tình dục, bài tiết và các nhu cầu sinh lý khác. Rất nhiều khía cạnh nằm trong bậc thang này có liên hệ mật thiết với TIỀN.
- Không có tiền, chúng ta sẽ chẳng có nhà để ở.
- Không có tiền, chúng ta sẽ chẳng được ăn no.
- Không có tiền, chúng sẽ phải làm việc vất vả vì thế chẳng thể có một giấc ngủ ngon lành.
Và khi nhu cầu đầu tiên không được thỏa mãn, chúng ta sẽ khó có thể thỏa mãn những nhu cầu tiếp theo – bao gồm tình yêu (thuộc bậc thang thứ 3).
Đây cũng chính là lý do vì sao tiền trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mâu thuẫn gia đình.
Con người, ai cũng có tâm lý ghen tị và đổ tội. Vì thế, khi nhìn thấy bạn bè có một thứ gì đó mà mình không có được, vợ/ con có thể cảm thấy tức tối và đổ lỗi cho người đàn ông – trụ cột của gia đình. Nhiều lần như thế, tình yêu có lớn đến đâu cũng sẽ biến chất, cuối cùng dẫn đến sự tan vỡ của một gia đình.
? Có thể bạn quan tâm: Tháp nhu cầu – Ứng dụng mô hình quản lý nhân sự hiệu quả
Chính người đàn ông cảm thấy buồn và có lỗi
Không sự nghiệp thường được đánh đồng với không tiền bạc; tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng đúng, nhưng phần lớn là như vậy. Và khi không có tiền, đàn ông sẽ chẳng thể chăm lo cho vợ con.
Ngay cả khi anh ấy tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình – người phụ nữ sẵn sàng đồng hành cùng anh trong lúc “rỗng túi” và không hề buông lời oán trách; thì chính anh là người cảm thấy xót xa và có lỗi.
Một ngày nào đó, khi quay đầu nhìn lại, anh sẽ cảm thấy người phụ nữ mình yêu thương dường như đã già đi rất nhiều, trong khi bạn bè cô ấy vẫn rực rỡ lóa mắt với váy đẹp, xe sang. Và khi con muốn học đàn, học nhạc,… anh lại chẳng thể thỏa mãn ước muốn thích đáng của con chỉ vì… “nhà mình nghèo, con ạ”. Lúc ấy bạn nghĩ, anh ấy có buồn không?
“Đàn ông không có sự nghiệp, dẹp chuyện yêu đi” – điều này nghe có vẻ rất đúng nhỉ? Nhưng dường như chúng ta đang không công bằng với những con người mang giới tính nam.
? Xem thêm: Tình yêu và sự nghiệp nên chọn cái nào?
Chúng ta đang không công bằng với đàn ông
Đàn ông và phụ nữ luôn hô vang khẩu hiệu phải bình đẳng giới, rằng đàn ông cần giúp đỡ phụ nữ; rằng đàn ông làm được gì thì phụ nữ cũng có thể làm được điều đó;… Nhưng nhìn vào thực tế, liệu chúng ta có đang công bằng với những người mang giới tính nam?
Tại Việt Nam, đàn ông vẫn nghiễm nhiên được coi là người kiếm tiền chính của gia đình. Điều đó thật ra không có gì sai. Nó chỉ sai khi người vợ vừa muốn chồng kiếm thật nhiều tiền, vừa muốn chồng quét nhà rửa bát.
Ngày bé, tôi thường nghe bà dạy “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” – nghe thì có vẻ bất bình đẳng, nhưng nghĩ rộng hơn, lời dạy này không hề sai.
Nếu “đàn ông xây nhà” (kiếm tiền) thì “đàn bà nên xây tổ ấm” (chăm lo cho gia đình). Và ngược lại, nếu “đàn bà xây nhà”, thì “xây tổ ấm” trách nhiệm của người đàn ông.
Trong trường hợp, phụ nữ muốn đàn ông vừa kiếm tiền, vừa chăm lo cho gia đình thì chính họ cũng nên thế. Đó mới là bình đẳng. Vợ và chồng, hai người cùng đi làm; cùng về nhà, một người nấu cơm – một người rửa bát, một người lau dọn nhà cửa – một người giặt giũ chăn màn,… Ấy là hạnh phúc.
Và không chỉ đàn ông, mà ngay cả phụ nữ cũng nên có sự nghiệp cho riêng mình. Sự nghiệp giúp tình yêu trở nên trọn vẹn.
? Có thể bạn quan tâm: Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường công sở
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)