Từ xưa đến nay, việc tốt nghiệp cấp 3, thi đại học, lấy bằng đại học đã được lập trình sẵn trên con đường của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện một bộ phận không nhỏ với quan điểm học sinh nên lựa chọn trường nghề hơn là đại học. Vậy Đại học và trường nghề: Đâu mới là lựa chọn đúng?
Mục lục
- 1. Đại học
- 2. Trường nghề
- Trường nghề (Cao đẳng & nghề) là một hình thức đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho những học viên muốn có nghề trong tay để trực tiếp đi xin việc làm. Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề do Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Hệ cao đẳng nghề chuyên đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề, kỹ năng thực hành..
1. Đại học
1.1 Đại học là gì?
Đại học là một cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu, cung cấp bằng chứng nhận để bạn có quyền hoạt động trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau.
>> Học viện là gì?
1.2 Những ai có thể thi Đại học?
– Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.
– Nhóm đối tượng là người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT trong năm tổ chức thi phải đảm bảo thêm các điều kiện sau:
- Được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém.
- Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
> 4 trường Đại học top đầu Việt Nam năm 2020
>> Chênh vênh tuổi 18 – Học Đại học được gì?
1.3 Học Đại học được gì?
– Nền tảng kiến thức:
Không nhắc đến ngành y (thời gian đào tạo thường lên đến 6 năm) thì những ngành học khác sẽ thường cần khoảng 4 năm đào tạo. Trong thời gian này, các bạn sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức từ các môn đại cương đến các môn chuyên ngành. Các kiến thức sẽ được cung cấp theo hệ thống kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, từ lý thuyết đến thực tiễn. Sau 4 năm học đại học, các bạn sinh viên sẽ xây dựng được một nền tảng kiến thức vững chắc cho mình.
– Cơ hội việc làm:
Nhìn chung, yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp lớn ở các vị trí ứng tuyển cao đều cần có bằng đại học. Khi chọn lĩnh vực ngành nghề học, các bạn sinh viên thường hay quan tâm đến mức độ “hot” của nghề nghiệp mình chọn trên thị trường hiện nay và cả vấn đề học trường đại học nào dễ xin việc. Chính vì thế, đa phần sinh viên và phụ huynh đều tin rằng cơ hội việc làm sau khi nhận được tấm bằng đại học từ các trường thuộc hàng top là khá cao.
Mặt khác, hiện nay yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã bắt đầu linh hoạt hơn. Các nhà tuyển dụng thường chú trọng kinh nghiệm, thâm niên làm việc cũng như kỹ năng, tay nghề về mặt chuyên môn có thành thạo hay không để tuyển nhân sự hơn là bằng cấp.
– Kiến thức xã hội
Có rất nhiều CLB về tất cả các khía cạnh từ Kinh tế, Chính trị đến Kỹ năng mềm trong môi trường Đại học. CLB chính là nơi bạn có thể được làm quen với các anh chị khóa trên, học hỏi và trải nghiệm để làm mới mình, tạo tiền đề cho vững chắc cho tương lai.
– Mức lương trung bình cao và ổn định hơn
Rõ ràng, mức lương bổng của các bạn có bằng cấp cao luôn nhiều hơn mức lương của các bằng cấp có trình độ thấp hơn. Khi bạn làm việc ở các công ty lớn, các sinh viên tốt nghiệp với kết quả học tập ấn tượng hoàn toàn có thể nhận được mức lương mơ ước và rất nhiều các loại phần thưởng, phúc lợi khác.
Tuy nhiên, không có điều gì là tuyệt đối. Có những trường hợp dù bằng cấp của nhân viên không thuộc hàng top nhưng vẫn được trả mức lương cao vì có kỹ năng, kiến thức chuyên môn rất vững vàng. Ngoài ra, môi trường đại học thường khá năng động với nhiều sự kiện, các câu lạc bộ. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên rèn luyện kĩ năng tự học – kĩ năng học hỏi kiến thức quan trong cần có.
1.4. Học đại học sẽ mất những gì?
Học phí cao
Trung bình học phí ở các trường đại học ở Việt Nam dao động từ 12-20 triệu/ năm. Chưa kể đến phí sinh hoạt và đi lại của những sinh viên xa nhà, tổng chi phí khoảng 40-50 triệu/năm, một con số không nhỏ. Chi phí này trở thành gánh nặng đối với nhiều gia đình.
Chương trình đào tạo nặng lý thuyết
Lượng kiến thức trên giảng đường không những lớn mà còn rất nặng và khô khan. Phần lớn, các trường Đại học ở Việt Nam đều nghiêng về lý thuyết, ít thực hành, gây nhiều bất cập cho sinh viên sau này.
Thời gian học tập kéo dài
Chương trình Đại học thường kéo dài từ 4 năm trở lên. Với trường Y, Dược thì con số này là 6 năm, chưa kể thời gian nghiên cứu và thực tập sau đó.
>> Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?
>> Khối ngành ngoại ngữ ra trường không chỉ làm biên phiên dịch
2. Trường nghề
2.1 Trường nghề là gì?
Trường nghề (Cao đẳng & nghề) là một hình thức đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho những học viên muốn có nghề trong tay để trực tiếp đi xin việc làm. Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề do Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Hệ cao đẳng nghề chuyên đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề, kỹ năng thực hành..
– Những trường hợp không được đăng ký học nghề:
- Không thuộc diện quy định đối tượng tuyển sinh.
- Đang bị truy tố hoặc đang trong thời kỳ thi hành án hình sự.
- Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Bị tước quyền đăng ký học nghề hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ một năm (tính từ ngày bị tước quyền tham dự tuyển sinh hoặc ngày ký quyết định kỷ luật buộc thôi học đến ngày dự tuyển sinh).
> Hành trang học tập cho tân sinh viên
2.3 Học trường nghề được gì?
– Nền tảng kiến thức:
Ưu điểm đầu tiên người học nhận được khi lựa chọn trường nghề chính là sự thành thạo trong kỹ năng chuyên môn. Với chương trình dạy học trọng tâm ở thực hành, sinh viên sẽ dễ dàng được tiếp xúc với các máy móc, thiết bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Ngoài ra, thời gian đào tạo thường khá ngắn, thường kéo dài từ 3 tháng đến 3 năm trước khi học sinh có thể đi xin việc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường đã có thể tìm việc với những kiến thức thực tiễn được đào tạo từ trường.
– Cơ hội việc làm:
Kiến thức sinh viên nhận được khi học trường nghề vô cùng thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, cơ hội tìm việc làm của các bạn trẻ cũng rất cao. Hiện này, các công ty, doanh nghiệp thường đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn là bằng cấp.
Các trường đào tạo nghề đang dần nằm trong danh sách lựa chọn ưu tiên của người học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bên cạnh đó, hầu như các trường đào tạo nghề đều có cam kết sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường. Hành động này của các nhà đào tạo đã ghi điểm cao trong mắt phụ huynh, học sinh.
>> Việc làm từ xa: Công ty đa quốc gia và Startup là sự lựa chọn hàng đầu
– Mức lương thu nhập:
Ngày nay, các công ty nhìn nhận vào khả năng làm việc, tay nghề chuyên môn của nhân viên để trả lương. Do đó, nếu bạn là có bằng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp thấp thì mức lương vẫn không thể bằng những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững mà không có bằng cấp cao.
Vì thế, phụ huynh và học sinh nên yên tâm về vấn đề lương bổng. Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có thể đi làm ngay với mức lương hấp dẫn. Việc trả lương hay các phúc lợi cho nhân viên đã không còn dựa trên bằng cấp giấy tờ nữa.
Việc rèn luyện kĩ năng tay nghề mới thực sự là điều quan trọng nhất trong môi trường việc làm hiện nay. Nếu muốn nâng cao trình độ, sinh viên hoàn toàn có thể dễ dàng đăng kí học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Bạn không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian để đi học liên thông.
>> Tâm thư của một CEO dành cho sinh viên mới tốt nghiệp
Để biết nên chọn Đại học hay trường nghề còn phải dựa vào kĩ năng, sở thích, đam mê của học sinh. Hãy cân nhắc mọi yếu tố thật kỹ trước khi đưa ra các quyết định qua trọng. Đừng vì sợ sệt chuyện giá trị bằng cấp mà đeo đuổi những gì không phù hợp với bản thân. Hi vọng các bạn đọc giả của JobsGO đã có thể tìm được cho mình sự lựa chọn tốt nhất sau khi tham khảo bài viết này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)