Credential là gì? Khám phá Credential trong mọi lĩnh vực cuộc sống

Đánh giá post

Trong những ngữ cảnh khác nhau, Credential (Credentials) cũng được hiểu theo nhiều cách khác khác nhau. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu “Credential là gì?” và ý nghĩa của thuật ngữ này trong từng lĩnh vực cuộc sống nhé!

Credentials nghĩa là gì?

Trong Tiếng Việt, Credentials dịch là chứng chỉ, giấy chứng nhận, thư hoặc giấy ủy nhiệm, quốc thư, chứng thư, thư giới thiệu… Nhưng có lẽ, “chứng chỉ” là cách hiểu được mọi người sử dụng nhiều nhất khi nhắc đến thuật ngữ này. Đó là giấy tờ do cơ sở giáo dục/ đơn vị đào tạo cấp cho một cá nhân khi họ vượt qua một kỳ thi chứng chỉ. Hay nói cách khác, chứng chỉ là sự công nhận đối với trình độ và năng lực của cá nhân về một lĩnh nào đó.

Credentials nghĩa là gì?

Ngoài ra, trong quá trình xin việc, chứng chỉ còn là yếu tố được mọi nhà tuyển dụng quan tâm. Bởi đó là bằng chứng chứng minh năng lực của ứng viên; giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá, nhìn nhận tiềm năng và đưa ra quyết định tuyển dụng hay không. Chắc hẳn, các bạn không còn xa lạ với một số loại chứng chỉ được sử dụng trong ứng tuyển dưới đây:

  • Chứng chỉ tin học văn phòng (MOS, IC3, ICDL…).
  • Chứng chỉ ngoại ngữ như: Tiếng Anh (IELTS, TOEIC, APTIS…); Tiếng Nhật (JLPT, BJT, EJU, Top-J, J-Test…);…
  • Chứng chỉ Kế toán (ACCA, ICAEW, CFA…)

Một số chứng chỉ hành nghề bắt buộc

Đối với một số lĩnh vực nghề nghiệp, chứng chỉ hành nghề là một yêu cầu bắt buộc, chẳng hạn như:

Chứng chỉ hành nghề Y

Y học là một trong những ngành quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa lớn với cuộc sống nhân loại. Ngành Y đòi hỏi sự tập trung, cẩn trọng và tính chính xác cực kỳ cao bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Bởi vậy, Nhà nước luôn có những quy định khắt khe khi hoạt động trong ngành. Một trong số đó là yêu cầu về chứng chỉ hành nghề Y.

Chứng chỉ hành nghề Y

Đây là loại văn bằng được cấp bởi Cơ quan Nhà nước cho các cá nhân, tổ chức trong nước hay người nước ngoài muốn hành nghề Y tại Việt Nam. Chứng chỉ này chính là sự ghi nhận những tâm huyết, nỗ lực, cố gắng của bạn. Hay nói cách khác, sở hữu chứng chỉ hành nghề Y đồng nghĩa với việc bạn đã có đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này.

Những đối tượng cần có chứng chỉ hành nghề Y là:

  • Các bác sĩ: Bao gồm bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ khoa học dự phòng, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ Y học cổ truyền, bác sĩ dinh dưỡng…
  • Các y sĩ: Bao gồm y sĩ đa khoa, y sĩ Y học cổ truyền, y sĩ khoa sản…
  • Kỹ thuật viên: Bao gồm xét nghiệm, gây mê, hồi sức, vật lý trị liệu…
  • Hộ sinh viên (những người chăm sóc sức khỏe tại khoa sản).
  • Điều dưỡng viên.

? Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề Y là gì? Quy định cấp chứng chỉ hành nghề Y 2021

Chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng chỉ hành nghề Dược

Tương tự như nghề Y, nghề Dược cũng thuộc nhóm ngành có ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên chứng chỉ hành nghề Dược là yếu tố không thể thiếu đối với các vị trí việc làm trong lĩnh vực này. Đây là văn bằng được cấp bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo tại các trường Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học thì bạn mới có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Nếu bằng tốt nghiệp chỉ đơn thuần là sự xác nhận chuyên môn thì sở hữu chứng chỉ hành nghề Dược giúp cá nhân, tổ chức được chính thức hoạt động trong lĩnh vực này.

Cụ thể, các đối tượng dưới đây cần phải có chứng chỉ hành nghề Dược:

  • Phụ trách chuyên môn Dược tại các cơ sở kinh doanh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm Dược tại các cơ sở sản xuất, chế tạo.
  • Đảm nhiệm các công việc dược lâm sàng tại bệnh viện, phòng khám.
  • Mở các cơ sở bán thuốc.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp phép từ Bộ/ Sở Xây dựng, là văn bằng không thể thiếu đối với cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành. Phải sở hữu chứng chỉ hành nghề mới được phép khởi tạo, tham gia những hoạt động liên quan đến lĩnh vực Xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Hơn thế, đó còn là sự đánh giá chính xác về khả năng, trình độ, mức độ an toàn… trong các hoạt động xây dựng của cá nhân, tổ chức. 

Chứng chỉ hành nghề Xây dựng là yêu cầu được đặt ra cho những công việc sau đây:

  • Phụ trách việc khảo sát địa điểm thi công cho các dự án.
  • Thiết kế, quy hoạch các dự án công trình.
  • Xây dựng các công trình.
  • Giám sát thi công công trình.
  • Định giá các dự án.
  • Quản lý dự án xây dựng.

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

Theo quy định hiện hành của nhà nước, chứng chỉ phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình… phụ trách những hoạt động liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Khi đó, người sở hữu chứng chỉ này được xác nhận là có đủ năng lực, kiến thức, điều kiện thực hiện nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản, khắc phục và giảm thiểu tối đa hậu quả do cháy nổ gây ra.

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

Một số đối tượng dưới đây cần có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy:

  • Theo điều 37 Luật phòng cháy chữa cháy, Chỉ huy trưởng chữa cháy cần phải có chứng chỉ.
  • Các cán bộ, đội viên làm nhiệm vụ tại phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở, đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
  • Có nhu cầu tìm việc làm trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với các chất cháy nổ cũng cần có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy.
  • Người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vật dụng phòng cháy chữa cháy.

? Xem thêm: Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy và những thông tin cần biết

Khám phá “Credential” trong một số lĩnh vực khác

Hãy cùng tìm hiểu những ỹ nghĩa khác biệt của Credential trong từng lĩnh vực qua nội dung dưới đây.

Credential công ty là gì?

Khi thành lập doanh nghiệp, Credential công ty là loại chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với những người đại diện pháp luật, những người quản lý, điều hành. Chứng chỉ này giúp cho doanh nghiệp được đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cần đảm bảo Credential công ty thuộc nhóm ngành nghề theo quy định của luật pháp. 

Credential ID là gì?

Khám phá “Credential” trong một số lĩnh vực khác

Credential ID là tên viết tắt của Credential Identification. Trong đó, Identification được dịch là nhận diện hay nhận dạng, nhận biết. Từ đó, có thể hiểu Credential ID với nghĩa “nhận diện thông tin xác thực”. Cụ thể hơn, Credential ID chính là yếu tố giúp định dạng, phân biệt người dùng/ thiết bị này với người dùng/ thiết bị khác bằng tập hợp các số hoặc chữ (có thể cả số và chữ); vân tay;…

Credential trong Marketing là gì?

Trong Marketing, Credential được hiểu với hàm ý là “tiếp thị thông tin xác thực”. Đối với lĩnh vực này, thông tin xác thực sẽ mang lại giá trị lớn nhất cho những đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Credential Manager là gì?

Credential Manager hay còn gọi là Trình quản lý thông tin xác thực. Đó là nơi Windows lưu trữ thông tin đăng nhập, giúp người dùng truy cập dễ dàng và nhanh chóng vào những trang web đã lưu. Thông tin đăng nhập có thể gồm tên người dùng, mật khẩu, địa chỉ.

Credential Manager cho phép bạn lưu thông tin đăng nhập dựa trên chứng chỉ và thông tin xác thực chung:

  • Lưu theo thông tin đăng nhập chung: bạn sẽ được nhắc nhập địa chỉ Internet hoặc mạng, tên người dùng và mật khẩu.
  • Lưu thông tin dựa trên chứng chỉ: bạn sẽ phải vào Internet hoặc mạng và chọn chứng chỉ thích hợp từ kho chứng chỉ của mình.

Login Credentials là gì?

Login Credentials là gì?

Login Credentials chính là thông tin đăng nhập. Login Credentials giúp hệ thống có thể kiểm soát được các truy cập của người dùng. Tài khoản đăng nhập sẽ bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu. Để đảm bảo sự an toàn cho các cá nhân, những thông tin trên được hệ thống bảo mật tuyệt đối. 

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp người dùng có nhiều cách để đăng nhập vào hệ thống như: vân tay, giọng nói, khuôn mặt…

Mong rằng các bạn đã phần nào hiểu được “Credential là gì?” qua những thông tin mà JobsGO mang đến ở trên. Ở trang tuyển dụng jobsgo.vn vẫn còn rất nhiều bài viết hay và bổ ích chờ đón bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: