Trí nhớ của con người có thể cải thiện được không? Hãy để JobsGO mách bạn 15 cách rèn luyện trí nhớ siêu đẳng trong bài viết dưới đây nhé!
Trí nhớ kém có khả năng gây ra những rắc rối không đáng có dành cho bạn. Hoặc đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh thần kinh nguy hiểm. Vậy có những cách rèn luyện trí nhớ nào? Nếu không cải thiện trí nhớ, bạn có thể đối mặt với một năm lãng phí trong việc phát triển bản thân. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
- 1. Hiểu vấn đề
- 2. Rèn luyện não bộ mỗi ngày
- 3. Tập trung cao độ
- 4. Đặt câu hỏi là cách để rèn luyện trí nhớ
- 5. Sự liên tưởng giúp ghi nhớ tốt hơn
- 6. Lặp đi lặp lại – Cách rèn luyện trí nhớ cho người lớn
- 7. Sử dụng bản đồ tư duy
- 8. Học cách rèn luyện trí nhớ bằng việc ghi chú
- 9. Dùng thiết bị ghi nhớ
- 10. Sắp xếp thông tin logic theo nhóm
- 11. Học ngôn ngữ mới
- 12. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
- 13. Thường xuyên tham gia các hoạt động thực tế
- 14. Ăn uống lành mạnh, khoa học
- 15. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
1. Hiểu vấn đề
Việc học thuộc một cách máy móc chỉ giúp bạn lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn hiểu vấn đề, những thông tin ấy sẽ đọng lại trí nhớ của bạn rất lâu. Hiểu vấn đề là một trong những cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất. Giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bởi trong quá trình tìm hiểu, não bộ của bạn đã định hình được tổng quát vấn đề. Khi đã vẽ được bộ khung, bạn chỉ cần dựa vào đó là có thể mường tượng ra được những chi tiết nhỏ khác, giúp việc ghi nhớ trở nên đơn giản.
2. Rèn luyện não bộ mỗi ngày
Trí não cũng giống như cơ bắp vậy, càng sử dụng nhiều thì nó sẽ càng mạnh mẽ hơn. Các trò chơi phát triển trí não là một cách rất thú vị và hiệu quả để tăng cường trí nhớ. Bạn có thể thử các trò chơi ô chữ hay Sudoku để vừa thư giãn vừa rèn luyện não bộ mỗi ngày.
👉 Xem thêm: Rèn luyện tư duy tích cực
3. Tập trung cao độ
Phương pháp tiếp theo để rèn luyện trí nhớ chính là hãy giữ tập trung cao độ vào một việc hay vấn đề cụ thể nào đó. Nếu bạn có thể giữ tập trung ngay cả khi xung quanh bạn ồn ào và gián đoạn sẽ giúp bạn rèn luyện trí nhớ rất tốt.
Tuy nhiên để có được sự tập trung này, bạn cần phải thay đổi các thói quen hàng ngày của mình, tập trung vào công việc hay thông tin mà bạn muốn ghi nhớ. Làm như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin và cảm thấy nó trở nên vô cùng quen thuộc ngay cả khi bạn không nhớ chi tiết.
👉 Xem thêm: 7 Ứng dụng giúp tăng cường khả năng tập trung cao độ
4. Đặt câu hỏi là cách để rèn luyện trí nhớ
Phương pháp rèn luyện trí nhớ không phải lúc nào cũng chỉ có ghi nhớ. Bạn cần tìm ra phương pháp sáng tạo của riêng mình, hãy đặt câu hỏi cho từng vấn đề và tìm câu trả lời cho chúng. Chính việc tìm những câu trả lời này sẽ khiến bạn phải lục lại kiến thức, trí nhớ xem nó nằm ở đâu trong não của mình.
Tin tôi đi, sau khi tìm ra được những câu trả lời giải đáp thắc mắc của bạn, chắc chắn bạn sẽ ghi nhớ những thông tin đó rất tốt. Đây là một cách rất tốt để bạn vừa có thể ôn bài lại vừa có thể rèn luyện trí nhớ.
5. Sự liên tưởng giúp ghi nhớ tốt hơn
Đây là phương pháp để rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả đối với học sinh, sinh viên và mọi người. Không phải ai cũng có thể ghi nhớ mọi việc một cách nhanh và lâu được. Khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó thì việc đầu tiên là hãy hiểu vấn đề đó. Sau đó hãy liên tưởng nó đến những vấn đề mà bạn biết rõ, chắc chắn bạn sẽ nhớ rất lâu đó.
Lấy một ví dụ để cho bạn dễ hình dung nhé: Có phải chẳng có ai nhớ được độ cao của núi Phan – Xi – Păng đúng không nào? Nhưng số Pi là 3,14 thì lại rất ít người quên. Chính vì vậy, bạn chỉ cần ghi nhớ số Pi và thêm số 3 vào đằng sau là chúng ta đã có số 3.143 rồi. Đây chính là độ cao của ngọn núi Phan – Xi – Păng đó. Tư duy ngang (lateral thinking) có thể được áp dụng trong những tình huống như vậy, giúp bạn liên kết các thông tin một cách sáng tạo hơn
6. Lặp đi lặp lại – Cách rèn luyện trí nhớ cho người lớn
Lặp đi lặp lại là cách dễ nhất để ghi nhớ thông tin. Nếu một vấn đề được bạn nhắc lại nhiều lần và trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho não bộ của bạn ghi nhớ mọi thông tin một cách chính xác nhất.
Tuy nhiên, hãy hiểu bản chất vấn đề cùng với quá trình lặp đi lặp lại như vậy. Ghi nhớ một cách máy móc từng câu từng chữ hay lặp lại mọi thứ như một cái máy chỉ khiến cho bạn không hiểu nội dung và bản chất vấn đề. Chắc chắn não bộ của bạn sẽ trở nên lười biếng hơn nếu nó không hiểu thông tin đầu vào.
7. Sử dụng bản đồ tư duy
Phương pháp này là cách để truyền tải thông tin vào não bộ và đưa thông tin ra khỏi đó. Có thể coi đây chính là phương tiện để ghi chép sự sáng tạo cho não bộ của bạn. Bản đồ tư duy bao gồm một chủ đề chính ở giữa và các nhánh con ở xung quanh chứa các từ khóa, hình ảnh, màu sắc,…
Trên thực tế, não trái của chúng ta dùng để tư duy hình ảnh còn não trái dùng để phân tích thông tin qua hình ảnh. Chính vì vậy nhờ vào bản đồ này, chúng ta có thể tận dụng được hết chức năng của não trái và não phải. Hãy tập dùng bản đồ tư duy để ghi nhớ mọi vấn đề ngay từ hôm nay nhé!
Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng để tạo sơ đồ tư duy như: Coggle, Edraw Mind Map, iMindMap, XMind,…
👉 Xem thêm: Mindmap là gì? Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả
8. Học cách rèn luyện trí nhớ bằng việc ghi chú
Khi muốn ghi nhớ một thông tin nào đó, bạn nên chuẩn bị 1 cuốn sổ nhỏ, luôn mang theo bên mình để tóm tắt lại toàn bộ công việc, thông tin cần thiết. Nó chính là công cụ có thể “ép” bộ não bạn nhập tâm và giúp bạn kiểm soát, bao quát công việc 1 cách tốt nhất.
Ví dụ, bạn ghi ra giấy từng công việc cụ thể, thời gian, địa điểm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên thì bạn sẽ dễ dàng giải quyết mà không lo bị quên, bỏ sót. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều đó. Đây cũng là một trong những lợi ích của tự học, khi bạn chủ động ghi chép và tổ chức thông tin theo cách riêng của mình.
9. Dùng thiết bị ghi nhớ
Thiết bị ghi nhớ là một kỹ thuật thường được học sinh sử dụng để hỗ trợ việc lưu trữ kiến thức. Những phương pháp ghi nhớ tốt nhất là gán ghép thông tin quan trọng với những hình ảnh, câu từ gợi hứng thú, hoặc bạn có thể tạo giai điệu để ngân nga chúng mỗi khi rảnh rỗi.
10. Sắp xếp thông tin logic theo nhóm
Một trong những nguyên nhân khiến bạn hay bị quên chính là mọi thứ không được sắp xếp có tổ chức. Bạn để đồ vật quá bừa bộn, giấy tờ không ngăn nắp cũng sẽ khiến bản thân mất rất nhiều thời gian tìm kiếm, thậm chí mọi thứ còn rối tung lên. Vậy nên, hãy đảm bảo thông tin, đồ vật,… được sắp xếp thật khoa học, theo thứ tự để không bị bỏ quên những điều quan trọng. Hiểu được và áp dụng Logic là gì cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và ghi nhớ thông tin, giúp bạn suy nghĩ mạch lạc và có hệ
11. Học ngôn ngữ mới
Việc học một ngôn ngữ mới mang đến rất nhiều lợi ích. Ngoài việc giúp chúng ta kết nối được với thế giới bên ngoài, nó còn giúp cải thiện kỹ năng tư duy và khả năng ghi nhớ của con người.
12. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Bạn chắc chắn không thể nhớ ra vấn đề gì nếu bản thân lúc nào cũng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy lưu ý rằng, tinh thần là yếu tố quan trọng để kích thích trí nhớ của bạn. Do đó, hãy luôn lạc quan, thoải mái ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng tốt sẽ giúp bạn hệ thống thông tin, ghi nhớ được mọi thứ tốt hơn.
13. Thường xuyên tham gia các hoạt động thực tế
Người ta thường nói “trăm hay không bằng tay quen”. Tức là bạn học lý thuyết, bạn nghe nhiều như thế nào cũng không thể ghi nhớ dễ dàng bằng việc áp dụng thực tế. Đây không hẳn là hoạt động tay chân mà nó cũng sử dụng bộ não rất nhiều, điều khiển hành động, tư duy của bạn. Vậy nên, nếu có cơ hội, hãy thường xuyên tham gia, trải nghiệm hoạt động thực tế bên ngoài, vận dụng kiến thức, thông tin mình có được để nhớ thật chắc chắn những gì quan trọng nhất nhé.
14. Ăn uống lành mạnh, khoa học
Bạn có thể tham khảo các chế độ ăn kiêng như chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension – Chế độ ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp) và chế độ ăn MIND (Mediterranean – DASH Intervention for Neurodegenerative Delay – Can thiệp Địa Trung Hải – DASH để điều trị chậm thoái hóa thần kinh). Theo đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, quả mọng, các loại hạt ngũ cốc. Cây họ đậu cũng là một trong những thực phẩm có ảnh hưởng tích cực đến trí nhớ của bạn. Các loại cá béo như cá hồi có chứa nhiều Omega-3, một loại chất giúp cải thiện trí não.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế đồ ngọt, hay các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Đây đều là những chất có thể gây suy giảm trí nhớ.
15. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với trí nhớ của mỗi người. Ngay cả khi bạn ngủ trưa sau khi học một cái gì đó cũng sẽ giúp quá trình ghi nhớ được nhanh và tốt hơn.
Ngoài ra, giấc ngủ ngon cũng góp phần giúp bạn sắp xếp lại các ký ức, hình thành kết nối mạnh mẽ giữa các ký ức đó. Và giấc ngủ cũng giúp cho não của bạn liên kết thông tin mới, tiếp thu, thúc đẩy sự sáng tạo.
👉 Xem thêm: 6 tips giúp bạn có giấc ngủ trưa sảng khoái tại văn phòng
Qua bài viết này, JobsGO đã mách bạn 15 cách rèn luyện trí nhớ và tư duy. Bạn hãy rèn luyện mỗi ngày để có thể tăng cường sức khỏe não bộ và cải thiện trí nhớ của mình một cách tốt nhất nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)