WFH nhận 80% lương? Doanh nghiệp cần giải quyết thấu tình, hợp lý

Work From Home giúp tiết kiệm các khoản chi phí

Đánh giá post

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp. Và thêm một lần nữa, Hà Nội, Sài Gòn, các thành phố lớn ra quyết định giãn cách xã hội. Nhân viên của nhiều công ty đã Work From Home (WFH – làm việc tại nhà) để đảm bảo an toàn. Và ngay lập tức, câu chuyện lương thưởng mùa dịch được lật lại và bàn tán xôn xao.

Gần đây, trong một Group cộng đồng về Review công ty, một thành viên của nhóm đã đặt ra câu hỏi “mọi người nghĩ sao về việc WFH và công ty chỉ trả 80% lương? Công việc thì vẫn yêu cầu như bình thường?”.

Ngay khi câu hỏi được đặt ra, đã có rất nhiều người tham gia thảo luận. Mỗi người một nhận định, mỗi người một cách đánh giá riêng biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia các câu trả lời thành 3 luồng ý kiến chính.

Có những người cho rằng, việc giảm lương của người lao động khi WFH là vô lý. Trong khi một số người khác nói, đây là chuyện bình thường và nhân viên nên thấu hiểu, thông cảm cho doanh nghiệp. Một bộ phận nhỏ nhận định: việc có nên giảm lương hay không cần phụ thuộc vào tính chất công việc, KPI cũng như sự thỏa thuận giữa hai bên. Cụ thể như sau:

Giảm lương khi WFH là cách làm của những công ty “tệ”

Nhiều bạn đồng ý với quan điểm: WFH giúp doanh nghiệp giảm tiền điện, tiền nước, tiền thuê mặt bằng,… trong khi nhân viên làm ở nhà vẫn phải đảm bảo công việc, đồng thời tốn nhiều chi phí hơn. Như vậy, nếu công ty không trợ cấp thì cũng không nên giảm lương.

Một bạn khác lập luận: Công ty trả lương dựa trên kết quả công việc. WFH nhưng khối lượng công việc vẫn vậy thì phải trả đủ lương cho người lao động. Doanh nghiệp và nhân viên cần sòng phẳng với nhau.

Một người khác cũng đồng ý rằng công ty nên giữ nguyên lương cho người lao động. Vì dù làm ở nhà nhưng vẫn phải hoàn thành KPI như bình thường, bên cạnh đó còn tốn kém chi phí điện nước hơn.

? Có thể bạn quan tâm: [Hé lộ] Tất cả lợi ích khi làm việc work from home mùa dịch!

WFH giảm lương là bình thường, NLĐ nên thông cảm với doanh nghiệp

Khác với quan điểm “WFH giữ nguyên lương”, một số người nhấn mạnh “tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn vì vậy người lao động nên thông cảm”.

Trang bình luận: Nếu bình thường lúc chưa dịch, công ty sòng phẳng với nhân viên thì việc WFH giảm lương không có điều gì đáng trách. Người lao động cũng nên san sẻ một phần với doanh nghiệp.

Một người khác nêu quan điểm: Không phải ai làm ở nhà cũng đảm bảo được 100% hiệu suất. Và thực tế đang dịch bệnh, công ty cũng sụt giảm doanh thu, có thể trả lương duy trì công ty là Ban Giám đốc đã cố gắng rồi. Vì vậy, người lao động không nên quá đặt nặng vấn đề lương trong giai đoạn này.

? Có thể bạn quan tâm: Nhảy việc mùa Covid: Bạn có đang lựa chọn lối đi mạo hiểm?

WFH giảm lương – Hãy nhìn nhận theo nhiều khía cạnh

Một số người tham gia thảo luận đưa ý kiến: trước khi đánh giá công ty đúng hay sai trong việc giảm lương nhân viên thời kỳ dịch bệnh, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề nhiều chiều.

Cư dân mạng với nickname Mai Anh cho biết: nếu việc kinh doanh không bị ảnh hưởng, WFH nhưng KPI vẫn hoàn thành tốt thì công ty nên trả đủ lương cho người lao động. Ngược lại, công ty bị ảnh hưởng; công việc có tính chất đặc thù, cần làm tại văn phòng,… thì việc giảm lương khi WFH là khó tránh khỏi.

Vy cho rằng việc tranh cãi là không cần thiết. Vấn đề có nên giảm lương hay không là tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tùy thuộc vào tính chất công việc. Nói chung, người lao động và doanh nghiệp nên thấu hiểu hoàn cảnh của nhau.

? Có thể bạn quan tâm: Làm sao để quản lý nhân sự khi WFH cho doanh nghiệp thời Covid?

WFH & Lương: Công ty cần giải quyết thấu tình, hợp lý

Trong đợt dịch này, rất nhiều người bạn của tôi đã phải làm việc ở nhà. Một số trong số họ nhận mức lương thấp hơn mức cũ. Trong khi đó, một số người khác được nhận đủ lương, thậm chí được nhận thêm một khoản phí hỗ trợ khi WFH.

Nhưng dù nhận đủ hay bị giảm lương, không ai trong số họ kêu ca, phàn nàn, nói xấu công ty. Vì doanh nghiệp của họ có cách giải quyết rất thấu tình hợp lý.

Dù giữ nguyên hay giảm lương, nhân viên đều nhận được thông tin rõ ràng. Và Ban lãnh đạo cam kết, chỉ giảm lương trong thời gian giãn cách xã hội (khoảng 14 ngày). Trong trường hợp người lao động cảm thông, chia sẻ với doanh nghiệp, thì họ sẽ tiếp tục hợp tác với nhau. Ngược lại, người lao động hoàn toàn có thể rời đi và tìm kiếm cơ hội mới tốt hơn.

Vì đã rõ ràng ngay từ thời điểm ban đầu nên tất cả mọi người đều vui vẻ làm việc.

Như vậy, chỉ cần doanh nghiệp có cách giải quyết thấu tình, hợp lý, người lao động sẽ hiểu và cảm thông cho quyết định WFH giảm lương mà đơn vị đưa ra.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: