Wholesale là gì? Sự khác biệt giữa Wholesaler với Distributor và Retailer

Đánh giá post

Wholesale là gì? Trong chuỗi cung ứng thì Wholesale đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Wholesale với kiến thức được JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Wholesale là gì?

Trong nền kinh tế hàng hóa, thuật ngữ Wholesale được sử dụng rộng rãi. Hiểu đơn giản thì Wholesale là gì?

Wholesale là gì?

Wholesale có nghĩa là hoạt động bán buôn với số lượng lớn, nguồn hàng sẽ được lấy từ nhà phân phối (Distributor), sau đó đem bán lại cho các nhà bán lẻ (Retailer).

Như vậy, Wholesaler là nhà bán buôn và họ chính là cầu nối trung gian giữa nhà phân phối với các nhà bán lẻ.

Xem thêm: Retail là gì? Các loại hình bán lẻ tại Việt Nam

2. Các hình thức Wholesale phổ biến

Có các hình thức Wholesale nào? JobsGO sẽ giúp bạn nắm rõ chi tiết như sau:

Các hình thức Wholesale phổ biến

2.1 Hình thức giao hàng trực tiếp

Đây là hình thức bán buôn hàng hóa qua kho, Wholesaler sẽ có đại diện đến làm việc với nhà phân phối để mua hàng. Sau đó nhà phân phối sẽ giao hàng trực tiếp cho Wholesaler. Bên Wholesaler kiểm hàng hóa về số lượng và chất lượng, khi đã đảm bảo các yếu tố đó sẽ tiến hành thanh toán và đưa hàng hóa đi tiêu thụ cho nhà bán lẻ.

2.2 Hình thức chuyển hàng

Nó được lập theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế mà Wholesaler đã ký kết với nhà phân phối, nhà sản xuất. Nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ dùng phương tiện của mình hay thuê để vận chuyển hàng hóa đến người bán buôn theo địa chỉ cụ thể. Hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà phân phối cho đến khi Wholesaler thanh toán sau kiểm hàng. Hàng nhập kho của Wholesaler sẽ được đem tiêu thụ cho nhà bán lẻ.

Chi phí vận chuyển này do bên nhà phân phối hoặc nhà sản xuất chịu dựa vào thỏa thuận đã ký kết với Wholesaler. Khi nhà phân phối và nhà sản xuất chịu chi phí vận chuyển, giá hàng hóa đến tay nhà bán buôn cũng cao hơn. Ngược lại nếu bên mua chịu phí vận chuyển, thì tiền hàng sẽ giảm xuống.

2.3 Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng hàng hóa

Đây là phương thức mà nhà phân phối sau khi mua hàng, nhận hàng từ doanh nghiệp sản xuất sẽ chuyển thẳng đến nhà bán buôn. Trong phương thức này sẽ có 2 phương thức nhỏ là:

  • Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba, tức là giao hàng trực tiếp. Hiển đơn giản thì cách thức hoạt động của nó là nhà phân phối sau khi mua hàng đem giao trực tiếp cho đại diện Wholesale. Sau khi đã xác nhận đủ hàng, phía Wholesaler sẽ thanh toán tiền hành hoặc nhận nợ và hàng hóa được xác nhận là đã tiêu thụ.
  • Bán buôn hàng hóa chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng, tức là nhà phân phối nhận hàng từ nhà sản xuất. Sau đó dùng phương tiện vận tải của mình để chuyển hàng đến Wholesaler theo địa điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Xem thêm: Hàng hóa vô hình là gì? Sự khác nhau giữa hàng hóa vô hình và hữu hình

3. Những điều mà Wholesaler cần quan tâm

Khi bạn đảm nhận vai trò là một Wholesaler trong nền kinh tế hàng hóa, bạn cần quan tâm đến những điều sau:

  • Trong vận hành của nhà sản xuất, việc chuyển thành phẩm đến tay các Wholesaler là bước cuối giai đoạn. Quá trình bán hàng luôn phải cùng tiến độ với lịch trình sản xuất. Điều này giúp nhà sản xuất tránh hàng hóa tồn kho quá nhiều.
  • Hầu hết các nhà phân phối thường sẽ đặt đơn hàng với số lượng lớn cho 1 vài mặt hàng. Chẳng hạn như: Xe đẹp, ghế ngồi xe hơi, xe máy,…
  • Sự khác biệt của Wholesaler (người bán buôn) với nhà phân phối và nhà sản xuất là mô hình kinh doanh và mục tiêu về hàng hóa.
  • Một số doanh nghiệp có thể đảm nhận cả vai trò sản xuất và bán lẻ trực tiếp đến tay khách hàng. Điều này sẽ làm vài thành phần trong chuỗi cung ứng bị cắt bớt. Theo đó, doanh nghiệp lược bỏ nhà phân phối và nhà bán buôn trong chuỗi cung ứng để giảm thời gian và chi phí vận hành.

4. Phân biệt Wholesaler với Distributor và Retailer

Sự khác nhau của Distributor, Retailer và Wholesaler là gì? JobsGO sẽ lập bảng so sánh qua các tiêu chí cụ thể để bạn nắm rõ như sau:

Tiêu chí so sánh Wholesaler (Nhà bán buôn) Distributor (Nhà phân phối) Retailer (Nhà bán lẻ)
Nguồn nhập hàng Nhà phân phối Nhà sản xuất Nhà bán buôn
Chiết khấu Cao Cao Thấp
Đầu ra Nhà bán lẻ Nhà bán buôn Người tiêu dùng
Số lượng bán Lớn Lớn, rất lớn Nhỏ, lẻ, hoặc lớn
Vốn đầu tư Lớn Cực lớn Nhỏ
Tính rủi ro Cao Cao Thấp
Mô hình kinh doanh Vừa Lớn Nhỏ
Mặt hàng kinh doanh Ít Ít Đa dạng

5. Mối liên hệ giữa Wholesaler với Distributor và Retailer

Trong chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm từ nhà sản xuất ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Distributor, Retailer và Wholesaler chính là 3 cầu nối trung gian quan trọng của chuỗi cung ứng.

Distributor sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất, trong khi đó Retailer làm việc với nhà phân phối và đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Còn, Wholesaler chính là mắt xích nối Distributor với Retailer.

Mối liên hệ giữa Wholesaler với Distributor và Retailer

Nhà phân phối liên kết với nhà sản xuất và lấy nguồn hàng từ họ để cung cấp cho các nhà bán buôn. Distributor không trực tiếp bán hàng đến tay khách hàng mà còn thông qua nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

Nhà bán buôn đặt đơn hàng từ nhà phân phối, sau đó cung ứng cho các bên bán lẻ. Bên bán lẻ chính là bên bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Một nhà bán lẻ có thể hợp tác lấy nguồn hàng từ nhiều nhà bán buôn khác nhau.

Do đó, Wholesaler có mối quan hệ nhiều nhất với các bên trong chuỗi cung ứng Distributor – Wholesaler – Retailer. Mức chiết khấu của chuỗi này sẽ giảm từ nhà phân phối > nhà bán buôn > nhà bán lẻ.

Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của mô hình SCM

6. Chính sách Marketing giúp Wholesale đạt hiệu quả

Sự phát triển của các nhà phân phối trên sàn thương mại điện tử đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến Wholesale. Vì vậy, muốn Wholesale đạt hiệu quả tốt, các bạn cần áp dụng những chính sách Marketing thông minh. Cụ thể như sau:

6.1 Xác định rõ ràng thị trường mục tiêu

Bạn cần liên tục triển khai tìm kiếm khách hàng, đối tác mới bên cạnh các đối tác thân thiết. Để tìm được khách hàng tiềm năng, Wholesaler cần xác định được rõ ràng về thị trường mục tiêu hướng đến. Qua đó, Wholesale mới định hướng được hướng đi phù hợp nhất.

Bạn cần thăm dò thị trường để nắm được: Nhu cầu, định hướng, thị hiếu của khách hàng. Từ đó cải tiến dịch vụ cung ứng của mình để Wholesale đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên triển khai các chương trình giảm giá, ưu đãi để thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ mới nhằm mở ra nhiều cơ hội hợp tác tốt.

Chính sách Marketing giúp Wholesale đạt hiệu quả

6.2 Tận dụng sức mạnh từ Internet

Những người biết tận dụng sức mạnh của internet, công nghệ sẽ có ưu thế cực lớn. Đặc biệt, Wholesaler khi sử dụng internet trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp tăng độ phủ sóng. Thương hiệu của các Wholesaler sẽ được lan tỏa để nhiều nhà bán lẻ biết đến hơn.

Wholesaler cần đầu tư cho các bài đăng bán hàng, xây dựng thương hiệu uy tín. Mở rộng quảng bá bằng những chương trình khuyến mại, tiếp cận nhiều khách hàng, đối tác tiềm năng hơn.

6.3 Đa dạng hơn về các sản phẩm kinh doanh

Wholesaler muốn có thêm nhiều khách hàng mới cần hướng đến đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Bởi, hiện nay nhu cầu sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng vô cùng phong phú. Vì vậy, các đại lý bán lẻ luôn đa dạng hàng hóa để phục vụ khách hàng tốt nhất. Do đó, họ luôn ưu tiên hợp tác với các nhà bán buôn có nhiều sản phẩm khác nhau.

Wholesaler chỉ cung cấp một sản phẩm chuyên biệt, chắc chắn các đối thủ cạnh tranh sẽ vượt mặt. Điều đó có thể khiến Wholesaler rơi vào tình trạng tồn kho hàng hóa và thậm chí là giải thể. Tốt nhất Wholesaler nên tìm nguồn hàng đa dạng từ nhiều nhà phân phối, khi đó hoạt động kinh doanh cũng dễ dàng mở rộng hơn.

Như vậy, các bạn đã hiểu “Wholesale là gì?” rồi đúng không? Không những vậy còn nắm được rất nhiều các thông tin bổ ích liên quan đến nhà bán buôn trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: