Bạn tự tin nộp hồ sơ xin việc với nhiều kinh nghiệm đã có từ trước nhưng không hiểu sao vẫn bị loại? Vậy lý do của vấn đề này là gì? Trong bài viết này JobsGO sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc.
Mục lục
Tại sao ứng viên nhiều kinh nghiệm mà vẫn bị loại?
Đầu tiên phải khẳng định, một CV nhiều kinh nghiệm thì có lợi hơn nhiều so với một CV chưa có trải nghiệm gì cả. Nhưng dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, CV đầy ắp kinh nghiệm có phải điều họ đang tìm kiếm? Lý do CV nhiều kinh nghiệm vẫn rớt là gì? Dưới đây là một vài lý do và lời khuyên theo quan điểm của JobsGO.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm, đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn mình theo đuổi, đừng quá buồn hay nghi ngờ bản thân khi CV bị loại, không được phản hồi. Ngoài lý do chưa đủ năng lực chuyên môn, bạn bị trượt vì một số lý do:
Trình độ cao hơn mức yêu cầu
Nguyên nhân đầu tiên có thể do trình độ của bạn cao hơn nhu cầu cần tuyển của công ty. Khi đó, công ty sẽ không chọn bạn mà lựa chọn một ứng viên khác phù hợp hơn với vị trí này cả về bằng cấp và kinh nghiệm. Lý do một phần vì công ty nghĩ bạn sẽ không gắn bó với họ trong thời gian dài, dễ dàng nhảy việc, dẫn đến việc công ty bị tổn thất về nhân sự, tiền bạc.
Ngoài ra, có ứng viên trình độ còn cao hơn hoặc ngang bằng trưởng nhóm hay sếp. Nếu công ty lựa chọn ứng viên như vậy, ứng viên làm ở việc với lãnh đạo có khả năng kém hơn mình dễ gây mâu thuẫn, xích mích trong công việc. Nhiều công ty có chính sách muốn đào tạo nhân viên từ đầu để phù hợp với văn hóa và phong cách làm việc riêng của họ. Do đó, họ hạn chế nhận ứng viên có quá nhiều kinh nghiệm.
👉 Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Phân biệt với trình độ văn hóa
Kinh nghiệm trong CV chưa đủ để đánh giá
Một bạn ứng viên chưa có kinh nghiệm gì, mới hoàn toàn nếu muốn thực sự học tốt một thứ đủ sâu ở một công ty thì cần tối thiểu 6 tháng làm việc. Bên cạnh đó, giả sử các vị trí làm việc đều ngắn và giống nhau, tức bản thân ứng viên đó không có quá trình phát triển theo thời gian. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao điều này. Bạn không cần làm nhiều 3-5 công ty, có thể chỉ cần 1-2 công ty và làm thật sâu, khoảng một năm và có sự thăng tiến hay thành tích nổi bật.
Ví dụ như lên làm nhân viên chính thức hoặc trưởng nhóm thực tập sinh. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên này có sự thay đổi, học hỏi và phát triển trong quá trình thực tập. Chẳng công ty nào muốn thuê 1 nhân sự về để họ làm 3 tháng rồi lại nghỉ.
Có quan điểm cho rằng sinh viên thì làm gì cũng được, có kinh nghiệm là được. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng nếu bạn muốn cạnh tranh vào những môi trường hàng đầu, tỉ lệ chọi cao, thì việc có kinh nghiệm thôi là không đủ.
👉 Xem thêm: 1001+ câu chuyện thú dzị về chốn công sở
Kinh nghiệm không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Nhiều bạn trẻ ngây ngô ghi tất cả kinh nghiệm mình đã đi làm vào CV. Có những bạn viết CV tuyển kế toán nhưng lại ghi kinh nghiệm làm gia sư, phiên dịch viên hay marketing. Những trải nghiệm công việc này ghi vào vừa không có tác dụng lại làm CV bị dài, lan man. Từ đó, CV gây mất thiện cảm, không ấn tượng với bộ phận nhân sự. Bên cạnh đó, khi đọc những thông tin ngoài lề này, nhà tuyển dụng không đánh giá được năng lực của bạn có phù hợp với công việc.
👉 Xem thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng
Lời khuyên từ JobsGO trong ứng tuyển việc làm
Sau khi đưa ra lý do vì sao ứng viên có kinh nghiệm mà vẫn bị loại, sau đây là lời khuyên từ JobsGO tới các bạn.
Lựa chọn công việc phù hợp với trình độ
Khi tìm kiếm công việc, bạn nên lựa chọn công việc phù hợp với trình độ và bằng cấp của bản thân. Bạn nên tránh việc lựa chọn công việc dưới mức năng lực của bản thân. Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực. Vì phải chọn đúng trước thì nỗ lực của bạn mới được đặt đúng chỗ, công sức mới được nhận thành quả xứng đáng.
Kinh nghiệm phải chất lượng
Theo quan điểm JobsGO đề cập phía trên, bạn muốn học tốt về công việc một cách đủ sâu thì bạn cần tối thiểu 6 tháng để làm việc. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn công việc phù hợp với tiêu chí bản thân đặt ra và cam kết gắn bó trong khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn muốn cạnh tranh vào môi trường hàng đầu, tỉ lệ chọi cao thì việc có kinh nghiệm bề mặt thôi chưa đủ. Điều quan trọng bạn cần phải có hiểu biết sâu và giỏi chuyên về một lĩnh vực, một mảng nào đó. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên là “chuyên gia trẻ” trong mảng việc hơn là những ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức.
Kinh nghiệm ghi trong CV phải liên quan đến vị trí công việc
Điều nhà tuyển dụng muốn xem trong CV là kinh nghiệm của ứng viên có liên quan gì đến vị trí họ ứng tuyển, họ đã có kiến thức, kỹ năng gì, có phù hợp với vị trí này không. Chính vì vậy khi viết CV bạn không nên đưa kinh nghiệm không liên quan đến vị trí công việc, thay vào đó hãy liệt kê công việc có liên quan. Khi đó, người tuyển dụng mới đưa ra được đánh giá đúng về trình độ và năng lực của bạn.
👉 Xem thêm: Tại sao nên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân?
Bài viết trên là câu trả lời từ JobsGO cho câu hỏi “ Tại sao ứng viên nhiều kinh nghiệm là vẫn bị loại”. Quan điểm riêng của bạn là gì? Để đóng góp quan điểm của bản thân, đừng ngần ngại tham gia thảo luận tại trang JobsGO Hỏi & Đáp. Ngoài câu hỏi trên, JobsGO hỏi và đáp còn nhiều câu hỏi thảo luận về mọi lĩnh vực nghề nghiệp từ Marketing, Nhân sự… đến Tài chính hay cả những câu chuyện “drama” nơi công sở. Tham gia ngay để không bỏ lỡ thông tin hữu ích từ cộng đồng JobsGO hỏi và đáp nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)