Thực tập là gì? Có quan trọng với sinh viên không? Thực tập luôn là một giai đoạn cần thiết với các bạn sinh viên. Vậy tại sao nó lại cần thiết và tại sao các bạn sinh viên nên đi thực tập?
Mục lục
1.Khái niệm thực tập là gì?
Thực tập là gì? Là một giai đoạn được đào tạo, huấn luyện cho công việc mới và cùng là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tế. Có thể nói thực tập cũng là giai đoạn vừa làm vừa học của các bạn sinh viên và giúp cho sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm cho công việc và áp dụng những kiến thức đã học vào công việc
>> Tham khảo ngay: Mẫu CV thực tập chuyên nghiệp
2. Tại sao sinh viên nên đi thực tập?
Tâm lý chung của nhiều bạn sinh viên cho rằng thực tập là không quan trọng. Thay vào đó, họ thích về quê, đi du lịch… sau đó tìm một công ty nào đó xin dấu xác nhận báo cáo thực tập là xong. Họ nhút nhát, họ e sợ rằng vì mình chưa biết gì nên công ty sẽ không cho họ làm việc như một nhân viên mà chỉ làm chân sai vặt như pha trà, rót nước, photo giấy tờ… Thực tế thì việc đó hiếm khi xảy ra, hơn nữa thực tập mang lại rất nhiều điều hữu ích cho công việc cũng như cuộc sống của bạn sau khi bước chân ra khỏi trường đại học.
>> Xem ngay: Cách viết thư ngỏ xin thực tập tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
2.1 Môi trường làm việc thực tế
Khi đi làm, mọi thứ sẽ khác xa so với lớp học bình thường của bạn. Không còn ngủ gật trong giờ, đi học muộn hay trốn làm bài tập. Bạn sẽ phải thực hiện đúng giờ giấc công ty, hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao và có thái độ thực sự nghiêm túc khi làm việc. Bạn sẽ được làm quen và trải nghiệm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý… thay vì ngồi ngáp ngắn ngáp dài với đống triết học Mác – Lenin hay kinh tế vĩ mô. Thực tập là một cơ hội để sinh viên học hỏi, áp dụng những lý thuyết được học vào thực tế và làm quen với môi trường làm việc quy củ và có được thành công cao hơn khi đi làm thực sự. Khi đi thực tập, bạn cũng sẽ được làm việc dưới các hình thức học việc, đào tạo khác nhau, hiểu về các thuật ngữ như shadow work là gì, giúp bạn làm quen với môi trường công sở và xem xét bản thân phù hợp hay không.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/thuc-tap-sinh-la-gi/
>> Xem thêm: Cách làm báo cáo thực tập chi tiết cho sinh viên
2.2 Định hướng nghề nghiệp
Nhiều bạn sinh viên thậm chí chuẩn bị ra trường rồi vẫn chưa định hình được sơ đồ mục tiêu bản thân, cũng như công việc mình sẽ làm là gì và nó như thế nào. Thực tập sẽ coi như một liều “thuốc thử”, giúp bạn xem xét được bản thân mình có yêu thích hay phù hợp với công việc này không? Bạn mong muốn làm một công việc như thế nào? Công việc theo chuyên ngành bạn đang học có đúng như những gì bạn tưởng tượng không? Thực tập cho bạn cái nhìn rõ nét và cụ thể hơn về hướng đi của bản thân trong tương lai.
2.3 Mạng lưới công việc
Trong xã hội ngày nay, để tìm được việc làm bạn không chỉ nhờ vào khả năng của bản thân mà bạn còn phải nhờ vào các mối quan hệ nữa. Theo thống kê, đến hơn 70% việc làm có được từ những mối quan hệ cá nhân. Đi thực tập, bạn sẽ quen với nhiều người mới là nhân viên, trưởng phòng hay thậm chí là giám đốc. Mỗi một người đó đều có khả năng giúp đỡ bạn tìm kiếm một công việc sau khi bạn tốt nghiệp. Hơn nữa, nếu thực tập tốt, bạn còn có thể nhận được một lá thư giới thiệu hoàn hảo từ họ nữa đấy! Để hiểu rõ hơn về cách tính cách của bạn có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong môi trường làm việc, bạn có thể thực hiện một trắc nghiệm tính cách MBTI.
2.4 Xây dựng một CV đẹp
Tất nhiên các nhà tuyển dụng đều ưa thích một bản CV với nhiều kinh nghiệm hơn là tấm bằng xuất sắc của bạn. Hầu hết các công việc đều yêu cầu phải có kinh nghiệm trước. Vậy với các bạn sinh viên mới ra trường thì lấy kinh nghiệm ở đâu ra? Chính là từ việc thực tập của bạn. Không quan trọng bạn đi thực tập nhiều hay ít, chỉ cần bạn nghiêm túc và dốc lòng học hỏi, làm việc thì chắc chắn sẽ có được các kinh nghiệm quý giá để thuyết phục nhà tuyển dụng.
>> Xem thêm: Thực tập sinh là gì? Yêu cầu với vị trí thực tập sinh
2.5 Sự trưởng thành
Những ngày đầu thực tập, chắc chắn bạn sẽ rất bỡ ngỡ với công việc, lo sợ, ngại ngùng, thậm chí không hiểu cũng không dám hỏi lại mà giấu biệt cái “dốt” của mình đi. Bạn có thể bị chê trách, quát mắng. Nhưng chính những áp lực đó sẽ buộc bản thân bạn phải nỗ lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ, để không là kẻ thất bại. Dần dần bạn trở nên tự tin hơn, trưởng thành hơn và sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi đi làm thực sự sau này.
Không chỉ các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường mới cần đi thực tập, các bạn sinh viên năm nhất, năm hai cũng có thể thực tập nếu có đủ sự tự tin ở bản thân. Qua những thông tin về khái niệm thực tập là gì? Tại sao sinh viên nên đi thực tập? Thì chắc hẳn sinh viên đã hiểu và hãy gạt bỏ những nỗi lo sợ và tạo dựng nên con đường sự nghiệp cho chính mình, bắt đầu từ việc đi thực tập!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)