Phong Cách Làm Việc Hiệu Quả, Chuyên Nghiệp Gây Ấn Tượng Với Doanh Nghiệp

Đánh giá post

Bạn đã bao giờ thắc mắc cùng một khối lượng công việc như nhau nhưng bạn bè, đồng nghiệp lại hoàn thành nhanh, thậm chí là hiệu quả hơn nhiều so với mình chưa? Trên thực tế, vấn đề thường đến từ phong cách và tác phong làm việc của mỗi người. Theo các nghiên cứu, có 4 kiểu phong cách làm việc hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như hiệu quả công việc. Bạn thuộc nhóm nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Phong Cách Làm Việc Hiệu Quả, Chuyên Nghiệp Gây Ấn Tượng Với Doanh Nghiệp

1. Phong Cách Làm Việc Là Gì?

Phong cách làm việc được hiểu là cách thức chúng ta hành động, tổ chức hay lên kế hoạch để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ tại doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản hơn, nó là cách bạn xử lý và thực hiện các công việc được giao hàng ngày.

Mỗi người sẽ một tính cách, một quan điểm làm việc riêng nên phong cách làm việc cũng có sự khác biệt. Tuy vậy, giữa các phong cách làm việc vẫn có những điểm tương đồng nhất định nên có thể xếp chúng vào từng nhóm cụ thể.

Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Phong Cách Làm Việc Là Gì?

2. Có Những Phong Cách Làm Việc Nào?

Tùy theo tính chất, phương thức thực hiện,… các phong cách làm việc hiện nay được chia thành 5 nhóm:

2.1. Phong Cách Làm Việc Độc Lập

Phong cách làm việc độc lập là ưu tiên của những người có thể tìm thấy cảm hứng khi làm việc một mình. Nhóm phong cách làm việc này thường khó hòa nhập khi làm việc theo nhóm hoặc làm việc với những người có tính cách khác nhau.

Ưu điểm của những người có phong cách làm việc này là độc lập, có tính kỷ luật cao và có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe về thời gian, chất lượng,… Họ có thể tự tạo công việc mà không cần chờ đợi sự phân công của người khác nên sẽ có xu hướng cảm thấy khó chịu khi bị người khác giám sát, quản lý.

Những người thuộc phong cách làm việc này thường có trí tưởng tượng phong phú, tầm nhìn xa và tư duy logic đặc biệt. Chính vì vậy, công việc của họ liên quan nhiều đến sáng tạo hoặc nghiên cứu, chẳng hạn như nhà văn, nhà thiết kế, nhà khoa học,…

Xem thêm: Kỹ năng làm việc độc lập là gì?

Phong Cách Làm Việc Độc Lập

2.2. Phong Cách Làm Việc Hợp Tác

Khác với người làm việc phong cách độc lập, những người làm việc theo phong cách hợp tác bộc lộ phong cách tốt nhất khi là thành viên trong một nhóm. Họ thích kết nối, chia sẻ và đón nhận phản hồi từ đồng các thành viên trong nhóm.

Khả năng giao tiếp thuần thục, tính cách hướng ngoại và có trách nhiệm trong công việc là những ưu điểm nổi bật của phong cách làm việc hợp tác. Ngoài ra, nhờ khả năng kết nối tốt, những người này cũng thường giữ vai trò định hướng để giải quyết mâu thuẫn nhóm.

Trên thực tế, bạn có thể bắt gặp phong cách làm việc này ở mọi nơi, từ nhân viên chăm sóc khách hàng, giám đốc nhân sự hay giám đốc dự án. Làm việc có tổ chức, biết cách điều phối để tạo ra bí quyết chiến lược cho công ty là điểm chung của những người này.

Xem thêm: Kỹ năng hợp tác là gì?

2.3. Phong Cách Làm Việc Gần Gũi

Đây là phong cách làm việc được các doanh nghiệp định hướng cho hầu hết các phòng ban, bộ phận. Ở một khía cạnh nào đó, phong cách làm việc này là “cầu nối” giữa phong cách độc lập và hợp tác.

Những người sở hữu phong cách làm việc gần gũi linh hoạt, dễ thích nghi và biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho dự án. Tuyệt vời hơn, khi được mời gọi hợp tác, họ sẵn sàng tham gia, tương tác, hỗ trợ rồi lại nhanh chóng bắt nhịp trở lại với công việc cá nhân mà không gặp khó khăn gì.

Phong Cách Làm Việc Gần Gũi

2.4. Phong Cách Làm Việc Hỗ Trợ Và Kết Nối

Xây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa đồng nghiệp và khách hàng là những ưu điểm lớn nhất của người có phong cách làm việc hỗ trợ và kết nối. Sự phát triển của bản thân họ gắn liền với sự phát triển của nhóm. Bản năng của phong cách làm việc này là biểu đạt cảm xúc, thể hiện ý kiến và kết nối tập thể.

Đây cũng là nhóm có được sự nhanh nhạy, tinh tế nhất khi làm việc. Nhờ vậy, họ luôn là người nhận ra biểu hiện khác thường của đồng nghiệp để kịp thời hỗ trợ, cân bằng cảm xúc. Tuy nhiên, đây vô tình trở thành nhược điểm khiến mọi người không đón nhận phong cách làm việc hỗ trợ và kết nối. Đơn giản bởi chẳng ai mong muốn bị “nhìn thấu” cảm xúc cá nhân quá nhiều.

2.5. Phong Cách Làm Việc Tầm Nhìn Lớn

Phong cách làm việc tầm nhìn lớn thường có ở các cá nhân có khả năng nhìn thấy tiềm năng vươn lên của công ty. Không những vậy, họ hoàn toàn đủ khả năng để thúc đẩy mọi thứ đi theo đúng lộ trình nhờ chiến lược gắn kết và các ý tưởng khác biệt.

Những cá nhân điển hình của phong cách làm việc này thường là chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao. Mặc dù có khả năng dự đoán xu hướng tương lại và chuyển hóa thành cơ hội nhưng phong cách tầm nhìn lớn lại dễ chán nản khi làm các nhiệm vụ mang tính chi tiết hay lặp đi lặp lại.

3. Làm Sao Để Tạo Phong Cách Làm Việc Chuyên Nghiệp?

Làm sao để tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, hãy theo dõi 10 bí quyết dưới đây của JobsGO:

Làm Sao Để Tạo Phong Cách Làm Việc Chuyên Nghiệp?

3.1. Tuân Thủ Văn Hóa Công Ty

Để tạo phong cách chuyên nghiệp, trước hết bạn cần tìm hiểu về môi trường cũng như quan sát đồng nghiệp, cấp trên trong các cuộc họp hay quá trình trao đổi công việc. Nắm bắt được những “tín hiệu” cơ bản này, bạn sẽ dễ kết nối và bắt nhịp dù ở công ty nào.

3.2. Thái Độ Nghiêm Túc

Thái độ hơn trình độ, sự nghiêm túc trong công việc là thước đo đánh giá tác phong chuyên nghiệp của bạn. Không chỉ tuân thủ các quy định tại công ty, bạn hãy giữ cho mình sự trung thực, thẳng thắn, dám làm dám nhận trong mọi tình huống.

3.3. Sẵn Sàng Nhận Phản Hồi Về Công Việc

Không ít ứng viên có xu hướng tỏ thái độ khi nhận phản hồi không mong muốn trong công việc. Điều này chẳng những gây hại mà còn khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Vì vậy, dù nhận đánh giá tiêu cực hay tích cực, bạn cũng cần bình tĩnh suy xét vấn đề để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

3.4. Mạnh Dạn Lên Tiếng Khi Có Vấn Đề Phát Sinh

Một mình bạn không thể kiểm soát được mọi tình huống, sự cố liên quan đến công việc. Vì vậy, nếu có chuyện vượt ngoài khả năng, hãy mạnh dạn lên tiếng để nhận hỗ trợ và xử lý êm gọn những rắc rối trước mắt.

3.5. Câu Từ Rõ Ràng, Lời Nói Mạch Lạc

Sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc cũng đến từ việc trình bày vấn đề, sử dụng ngôn từ, lời nói của bạn. Không cần quá trịnh trọng hay hoa mỹ, bạn chỉ cần chọn lọc từ ngữ cẩn thận, diễn đạt thoát ý để truyền đạt thông tin chính xác mà không gây ra hiểu lầm.

3.6. Linh Hoạt Xử Lý Tình Huống

Công việc không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Đôi khi sẽ xuất hiện những vấn đề buộc bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Sự linh hoạt, nhanh nhạy khi ấy sẽ là ưu điểm giúp bạn dành được thiện cảm của khách hàng, đối tác hoặc cấp trên.

3.7. Giúp Đỡ Mọi Người Trong Khả Năng

Sự giúp đỡ đúng thời điểm không chỉ giúp bạn được lòng mọi người mà còn khéo léo thể hiện được năng lực. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên giúp đỡ trong khả năng của bản thân để không gây ra sai sót hay khiến mọi người cho rằng bạn “không tự lượng sức”.

3.8. Thể Hiện Sự Tin Cậy

Thể hiện sự tin cậy không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần hoàn thành công việc đúng tiến độ, thực hiện đúng các cam kết hay có mặt khi cần là bạn đã thành công có được sự tin tưởng của mọi người.

3.9. Không Thể Hiện Sự Đối Lập Với Sếp

Thể hiện sự khó chịu với sếp chỉ khiến bạn trở nên vất vả hơn. Bởi khi không có được sự đồng điệu về tư tưởng, bạn sẽ không có cảm hứng làm việc, mất năng suất và gây ảnh hưởng đến mục tiêu chung. Bạn hoàn toàn có thể cư xử với cấp trên như một đồng nghiệp nhưng có quyền lực cao hơn, vì cả hai đều làm việc vì mục tiêu chung.

3.10. Lịch Sự Và Vui Vẻ Với Mọi Người

Dù phải làm việc với người không phù hợp, bạn hãy luôn giữ thái độ vui vẻ, hợp tác. Điều này vừa giúp bạn tạo được thiện cảm, vừa có thể nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tương lai.

4. Lưu Ý Khi Xây Dựng Phong Cách Làm Việc

  • Tự xác định tính cách, cá tính của bản thân.
  • Lựa chọn hình thức làm việc phù hợp với tính cách.
  • Thường xuyên học hỏi, điều chỉnh để cải thiện nhược điểm và có phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.
  • Xác định rõ phong cách khi xây dựng kế hoạch và linh hoạt trong từng trường hợp.
Lưu Ý Khi Xây Dựng Phong Cách Làm Việc

5. 4 Kiểu Người Có Phong Cách Làm Việc Hiệu Quả

5.1. Nhóm Người Ưu Tiên (The Prioritizer)

Người ưu tiên là một trong những nhóm người thường được xếp đầu trong nhóm các phong cách làm việc hiệu quả. Tại sao lại như vậy? Đơn giản bởi nhóm người này thường học tập, làm việc nghiên cứu dựa trên các số liệu logic, dữ liệu cụ thể khoa học,… Khi được giao nhiệm vụ thì họ tập trung vô cùng cao độ để đảm bảo mình sẽ hoàn thành nó. Do vậy, họ có thể phân tích và tính toán chính xác thời gian mình cần đầu tư để hoàn thành công việc là bao nhiêu. Đó cũng là lý do bạn thấy một vài người bạn thường đến sát Deadline mới bắt đầu làm việc nhưng vẫn có thể đạt kết quả vô cùng tốt. Thậm chí là còn tốt hơn rất nhiều so với việc chúng ta bắt tay ngay vào làm từ khi được giao nhiệm vụ.

Trên thực tế, những người thuộc nhóm phong cách làm việc hiệu quả này thường rất kiên định, làm việc theo định hướng rõ ràng, tư duy mạch lạc, logic nên có rất dễ phát hiện và sửa chữa khi có sai sót. Tuy nhiên, việc quá chặt chẽ và logic đôi khi có thể khiến công việc thiếu tính sáng tạo, mới mẻ.

Xem thêm: Bí quyết xây dựng phong cách làm việc nơi công sở

5.2. Nhóm Người Kế Hoạch (The Planner)

Nhắc đến các phong cách làm việc hiệu quả, chắc chắn không thể bỏ qua nhóm người kế hoạch The Planner. The Planner là cụm từ chỉ những người tỉ mỉ, chi tiết và làm việc theo kế hoạch. Theo đó, trước khi bắt đầu mỗi công việc, họ sẽ lập kế hoạch chi tiết rồi mới bắt tay vào thực hiện từng đầu việc. Thoạt nghe qua, bạn có thể thấy có nhiều điểm tương đồng so với nhóm người ưu tiên. Tuy nhiên, giữa hai nhóm này vẫn có những điểm khác biệt nhất định.

Cụ thể, nếu như nhóm người ưu tiên thường phân tích tính logic và khoa học của công việc để hoàn thành nhanh nhất thì nhóm người kế hoạch lại khác. Họ sẽ lập ra kế hoạch theo trình tự chặt chẽ và thực hiện tuần tự. Nhờ vậy, những người có phong cách làm việc này có thể hạn chế tối đa những lỗi mà người khác dễ mắc phải.

5.3. Nhóm Người Sắp Xếp (The Arranger)

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về phong cách làm việc hiệu quả đến từ nhóm người sắp xếp – The Arranger. Có thể nói, Arranger là nhóm đặc biệt khi không logic hay biết lập kế hoạch chỉn chu nhưng vẫn có thể hoàn thành tốt công việc. Sở dĩ nhóm người sắp xếp làm được điều này là do họ nhanh nhạy, nhạy cảm và có khả năng phán đoán, điều phối tốt. Theo đó, khi bắt đầu công việc, họ phân tích, điều phối công việc sao cho hài hòa và dễ triển khai trên thực tế nhất. Bên cạnh khả năng trên, nhóm Arranger cũng tương đối linh hoạt trong giao tiếp và xử lý tình huống. Đây chính là những yếu tố hỗ trợ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ trên thực tế. Không những vậy, người sắp xếp cũng là một trong những nhân tố tuyệt vời kết nối các thành viên khi làm việc nhóm.

Xem thêm: Tuyệt chiêu sắp xếp công việc hiệu quả, dễ áp dụng nhất

5.4. Nhóm Người Bao Quát (The Visualizer)

Nhóm người cuối cùng trong top các phong cách làm việc hiệu quả là The Visualizer – Nhóm người bao quát. Đây là những người có khả năng quan sát và lấy thông tin cực nhanh. Cùng với đó, họ cũng tương đối nhanh nhạy trong việc liên kết các sự kiện, vấn đề có mối tương quan mật thiết. Nhờ khả năng quan sát nhanh nhạy tuyệt vời, nhóm người này thường nhận ra những điều mới mẻ, những thứ không được chú ý,… giúp công việc đột phá và sáng tạo hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng làm việc hiệu quả, đột phá, sáng tạo của mình, nhóm người này đôi khi cũng bị bỏ quên những chi tiết quan trọng mang tính logic hay những đầu việc cần được lập kế hoạch chi tiết. Tính ngẫu hứng và bộc phát thường trực giúp họ nảy ra những sáng kiến đột phá, song cũng thi thoảng khiến cho kế hoạch chệch khỏi đường ray. Có thể nói, The Visualizer là một nhân tố thú vị, mới mẻ có thể đem đến những điều hay ho cho các dự án làm việc nhóm.

Xem thêm: 6 cách hiệu quả để nâng cao năng suất làm việc của bạn

Bài viết cung cấp thông tin về các phong cách làm việc hiệu quả, hy vọng có thể hữu ích với bạn. Và bạn thuộc nhóm người có phong cách làm việc nào, hãy để lại chia sẻ cho chúng tôi cùng biết. Đừng quên chia sẻ bài viết, theo dõi chúng tôi cũng như cập nhập thông tin mới, việc làm hấp dẫn tại jobsgo bạn nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Có Nên Thay Đổi Phong Cách Làm Việc Thường Xuyên Không?

Nếu bạn đã định hình được phong cách làm việc hiệu quả, hãy tiếp tục thực hiện để phát huy tiềm năng. Cùng với đó, hãy nâng cao các kỹ năng để thích ứng trong mọi tình huống khác nhau.

2. Gặp Khó Khăn Khi Xây Dựng Phong Cách Làm Việc Hiệu Quả Phải Làm Sao?

Hãy tham khảo các nguyên tắc, lựa chọn nguyên tắc phù hợp nhất và áp dụng. Bạn đừng máy móc và thực hiện “cho có” tránh gây tác dụng ngược.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: