[Bí quyết ứng xử] Bị giáng cấp – nên phản ứng ra sao cho đúng?

Đánh giá post

Vào một ngày đẹp trời, bạn bất ngờ được Sếp gọi đến văn phòng và thông báo bị điều chuyển đến một vị trí làm việc khác với quyền hạn, trách nhiệm và chế độ thấp hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn nên phản ứng ra sao khi bị giáng cấp để vẫn giữ vững phong độ, đủ tỉnh táo vượt qua cú sốc?

Bị giáng cấp – nên phản ứng ra sao cho đúng?

Bình tĩnh đón nhận tin dữ

Đối với bất kỳ tin tức không vui nào, điều quan trọng hàng đầu đó là bạn cần bình tĩnh đối diện trực tiếp với chúng, đối diện với cảm xúc của bản thân. Có thể bạn chưa hiểu lý do là gì, không biết tại sao mình đột nhiên bị giáng chức nhưng mọi thứ có thể tìm hiểu sau. Còn riêng với cảm xúc, bạn phải làm chủ nó ngay lập tức, tránh để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Việc bình tĩnh đón nhận tin dữ, đối diện với chúng chính là cách bạn nhận thức được tình hình và có hành xử văn minh, chuyên nghiệp, ít nhất là với sếp của mình.

Và tất nhiên, mọi cảm xúc khi đến giai đoạn dâng trào thì đều cần được giải tỏa. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó ngay sau khi rời khỏi phòng họp, ra khỏi phạm vi công ty mà không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Trước hết, bạn hãy tìm kiếm một nơi riêng tư để suy nghĩ, thậm chí là hét thật to, khóc thật lớn cho vơi đi nỗi buồn, sự mất mát này.

👉 Xem thêm: Làm gì khi sếp không thích mình?

Tìm kiếm sự động viên, chia sẻ

Phản ứng ra sao khi bị giáng cấp?

Sau khi tự trấn an bản thân, tinh thần đã ổn, bạn có thể tìm kiếm người thân, bạn bè để chia sẻ. Việc bị giáng chức là một điều rất tệ, là nỗi đau, do đó bạn hãy tìm đến những người bên ngoài công việc để tâm sự và nhận sự động viên, lời khuyên từ họ. Mục đích chính ở đây không phải là nói xấu, lên án sếp hay công ty mà là để có thêm sự tư vấn, giúp bạn có hướng giải quyết phù hợp nhất.

Thêm vào đó, việc nói ra những bực tức, khó chịu trong lòng cũng sẽ khiến bạn thoải mái, nhẹ nhõm hơn là cứ ôm mãi một mình.

>>> Xem thêm: 4 giai đoạn khủng hoảng việc làm của giới trẻ

Tìm hiểu nguyên nhân bị giáng chức

Khi đã đủ bình tĩnh, tỉnh táo và cân bằng lại cảm xúc thì bạn hãy quay lại để nói chuyện với cấp trên về vấn đề mình bị giáng chức. Bạn cần biết lý do là gì, mình đã sai ở đâu để phải nhận lấy điều này.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáng cấp nhân viên trong công ty như là hiệu suất công việc của bạn bị giảm sút hay tái cơ cấu ngành, công ty điều chỉnh các chiến lược nhưng kỹ năng chuyên môn của bạn chưa đáp ứng được,… Việc hiểu rõ vấn đề không chỉ giúp bạn giải quyết được những khúc mắc trong lòng mà còn là tiền đề để bạn cải thiện, phát triển tốt hơn trong tương lai.

Tìm hiểu nguyên nhân bị giáng chức

Nếu lý do xuất phát từ yếu tố chuyên môn, hiệu suất công việc, bạn có thể đưa ra các minh chứng cụ thể về giá trị, hiệu quả của mình trong công việc. Bạn cần chủ động trình bày với sếp rằng mình vẫn luôn cố gắng, nỗ lực đóng góp, đồng thời nhấn mạnh về việc không ngừng khắc phục những sai sót.

👉 Xem thêm: Xử lý khủng hoảng sau mất việc: Đâu là giải pháp?

Chấp nhận và làm việc tốt với vai trò mới

Giáng chức bạn là điều công ty đã cân nhắc rất kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định. Và nếu vấn đề cốt lõi là do bạn thì cách tốt nhất lúc này là hãy chấp nhận, cố gắng làm việc thật tốt với vai trò mới.

  • Bạn cần có tư duy, hành động tích cực, dành thời gian, năng lượng để làm chủ lại công việc, thiết lập mối quan hệ tốt với người quản lý mới của mình (nếu có). Biết đâu bạn sẽ học được thêm nhiều điều mới, là tiền đề phát triển trong tương lai.
  • Hãy liên tục phát triển bản thân, chứng minh năng lực với công ty. Bởi khi bạn bị giáng chức, sếp chắc chắn sẽ chú ý đến biểu hiện của bạn nhiều hơn. Rất có thể sếp đang mong chờ sự thay đổi mạnh mẽ hơn từ bạn. Do đó, nếu bạn chứng minh được sự nghiêm túc, luôn cố gắng, cống hiến vì công việc và đạt được hiệu quả cao, có thể trong tương lai, bạn sẽ lại được cân nhắc thăng tiến.

👉 Xem thêm: 5 cách tốt nhất để vượt qua áp lực công việc

Chấp nhận và làm việc tốt với vai trò mới

>>> Xem thêm: Biểu hiện của khủng hoảng nhân dạng

Xem xét vấn đề nghỉ việc

Giáng chức chắc chắn là một cú sốc khiến tâm trạng của bạn trở nên tệ hơn. Chính vì vậy, suy nghĩ nghỉ việc cũng sẽ xuất hiện ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, đưa ra quyết định trong lúc chưa đủ bình tĩnh, tỉnh táo có thể sẽ khiến bạn phải hối hận. Dù gì chăng nữa bạn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng từng vấn đề, xem là vì lý do gì khiến mình bị giáng chức để có “nước đi” đúng đắn.

  • Nếu sau khi tìm hiểu, bạn biết công ty đang trong tình trạng khó khăn dẫn đến sự điều chỉnh trong bộ máy tổ chức thì đây là nỗi buồn không phải của riêng bạn. Lúc này, bạn hãy suy nghĩ đến định hướng, con đường phát triển của công ty để có quyết định phù hợp. Trước mắt, bạn nên chọn thông cảm với công ty, ở lại làm việc cùng công ty đến khi qua được những khó khăn họ đang gặp phải. Biết đâu sau đó, chức vụ của bạn được khôi phục thì sao?
  • Nếu bạn bị giáng chức do năng lực còn yếu, chưa thể bằng những đồng nghiệp khác thì nên cố gắng, nỗ lực hơn nữa. Đừng vì tự ái mà đánh mất đi công việc, sự nghiệp của bản thân.
  • Còn nếu bạn bị giáng chức nhưng sếp không nói nguyên nhân là gì, có sự mập mờ, thiếu minh bạch, người thay thế bạn là “con ông cháu cha”, năng lực thua kém bạn,… thì đừng ngần ngại mà “dứt áo ra đi”, tìm kiếm một môi trường mới tốt, có cơ hội phát triển hơn nhé.

    Xem xét vấn đề nghỉ việc

Trong quá trình phát triển sự nghiệp, sẽ có những lúc bạn gặp phải vấp ngã, sóng gió, những điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nản lòng, cho rằng mọi thứ sụp đổ. Chỉ cần bạn tìm ra được vấn đề, biết cách xử lý, giải quyết ổn thỏa thì chắc chắn sẽ thành công. Cũng giống như việc bị giáng chức, nếu bạn biết cách để đối mặt, bình tĩnh ứng xử một cách phù hợp thì sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ hữu ích và giúp “cứu nguy” cho các bạn trong trường hợp này nhé.

👉 Xem thêm: Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: