Muốn ứng tuyển thành công cần phải biết nhà tuyển dụng băn khoăn gì khi lựa chọn bạn? Để từ đó bạn sẽ có phương pháp, cách chinh phục họ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nếu như bạn chưa có câu trả lời nhé.
Mục lục
Những điểm khiến nhà tuyển dụng băn khoăn khi lựa chọn bạn
Bạn có phù hợp với văn hoá công ty không?
Vấn đề phù hợp văn hoá tưởng nhỏ nhưng lại không nhỏ chút nào. Nó làm cho ứng viên thích nghi và gắn bó với công ty hơn. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà văn hoá của họ khác nhau.
Văn hóa công ty chính là nét đặc trưng riêng, đây là yếu tố quan trọng tạo động lực phát triển nhân viên. Không chỉ vậy, khi doanh nghiệp xây dựng văn hóa lành mạnh còn giúp nhân viên có cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, nó còn giúp kết nối nhân viên, cấp trên với nhau. Từ đó, toàn công ty giảm được xung đột, bất hòa và cạnh tranh không lành mạnh.
Nhà tuyển dụng lo lắng bạn không thích nghi hoặc tính cách bạn không phù hợp với văn hóa chung, vì thế sẽ khiến bạn bị cô lập. Đương nhiên điều đó đồng nghĩa với hiệu quả công việc đi xuống.
👉 Xem thêm: Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay có thực sự đang tuyển dụng?
Bạn có gắn bó với công ty không?
Bạn nên biết đối với mỗi doanh nghiệp họ rất không muốn tổ chức các cuộc tuyển dụng thường xuyên. Bởi như vậy sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí, thời gian và nhân lực. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn nhân viên gắn bó lâu dài, đặc biệt là người có thực lực.
Khi nhân viên gắn bó lâu dài, đây sẽ là lực lượng lao động sẵn sàng đi thêm nhiều chặng đường nữa, họ luôn đặt nỗ lực vào công việc. Một nghiên cứu của Temkin Group đã chứng minh được nhân viên lâu năm sẽ có 2.5 lần khả năng tăng ca muộn hơn bình thường.
Bên cạnh đó, khi tuyển dụng nhân viên mới, doanh nghiệp sẽ phải training, đào tạo sao cho đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu như bạn chỉ làm khoảng 3 – 4 tháng sau đó lại nghỉ thì doanh nghiệp sẽ phải tuyển người và đào tạo lại từ đầu. Đây là điểm khiến nhà tuyển dụng băn khoăn khi lựa chọn bạn.
Năng lực của bạn có đủ để đảm đương nhiệm vụ không?
Năng lực là cái mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi lựa chọn bạn. Có thể trình độ học vấn trong CV của bạn cao nhưng chưa chắc thực lực tốt vì lý thuyết và thực tế luôn có sự khác nhau. Một ứng viên không có năng lực làm việc, giải quyết vấn đề sẽ khiến cho doanh nghiệp xuống dốc không phanh.
Với vị trí càng cao nhà tuyển dụng càng yêu cầu nhiều về kiến thức chuyên môn, năng lực tốt. Để đưa ra quyết định cuối cùng là lựa chọn hay loại bỏ ứng viên, có một số doanh nghiệp đã áp dụng bài test nhanh EQ và IQ kiểm tra mức độ thích hợp. Thế nhưng kết quả bài test này cũng chỉ đảm bảo khoảng 50%, phần còn lại phải để thực tế kiểm nghiệm. Bởi vậy nhà tuyển dụng cũng rất băn khoăn khi lựa chọn bạn, họ không đủ chắc chắn về năng lực của bạn.
👉 Xem thêm: Bí kíp thoát khỏi mác ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng
Phá tan những băn khoăn của nhà tuyển dụng bằng cách nào?
Khi bạn hiểu được suy nghĩ của nhà tuyển dụng, hiểu được những băn khoăn của họ khi lựa chọn mình thì bạn cần phải biết cách phá tan sự lo lắng đó. Hãy chinh phục họ trong cả CV và buổi phỏng vấn.
Trong CV xin việc
Để tạo ấn tượng tốt và sâu đậm với nhà tuyển dụng thì ngay từ đầu bạn đã phải chỉn chu, chuyên nghiệp ở CV xin việc. Nó là bản tài liệu đầu tiên tiếp xúc với họ trước khi có cuộc gặp mặt chính thức. Bên cạnh đó CV cũng giống như việc bạn đang giới thiệu bản thân và nói về điểm mạnh cá nhân.
Nếu bạn muốn phá tan những hoài nghi của nhà tuyển dụng về mình, trong CV sẽ phải làm nổi bật học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích. Đây sẽ là những nội dung có liên quan đến điểm băn khoăn của doanh nghiệp về bạn. Toàn bộ nội dung trong CV phải có liên quan mật thiết đến vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó hình thức CV cũng cần được đảm bảo sự chuyên nghiệp nhất
Trong buổi phỏng vấn
Trong buổi gặp gỡ trực tiếp giữa bạn và nhà tuyển dụng thì đây sẽ là lần bạn cần thể hiện tính cách, sự nhạy bén trong giao tiếp để ghi điểm tuyệt đối. Đầu tiên bạn hãy tìm hiểu xem văn hoá doanh nghiệp này như thế nào và lựa chọn trang phục, kiểu trang điểm sao cho phù hợp nhất. Tiếp theo trong lúc phỏng vấn đặt câu hỏi bạn luôn phải nở nụ cười tươi, tự tin, thể hiện mình là một người hòa đồng, dễ thích nghi với môi trường làm việc mới. Nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi tình huống, bạn cần phải nhanh nhẹn, tinh tế trong câu trả lời.
Nhìn chung mục đích của buổi phỏng vấn là kiểm tra trình độ của bạn và xem độ thích hợp với văn hoá công ty. Chính vì thế mà bạn nên khéo léo nương theo nhà tuyển dụng để chinh phục họ.
👉 Xem thêm: Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công việc này?” ghi điểm tuyệt đối
Mong rằng với bài viết này bạn đã biết những điểm khiến nhà tuyển dụng băn khoăn khi lựa chọn bạn và đã biết cách chinh phục họ một cách hoàn hảo. Ai cũng mong muốn có việc làm tốt, phù hợp, vì vậy bạn cần cho họ thấy giá trị thật của mình ra sao. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)