Nhân viên ghét nghe những câu gì từ sếp nhất? – Điều nhà lãnh đạo cần nằm lòng!

Đánh giá post

Hiện nay, không ít nhà lãnh đạo mắc phải sai lầm trong quản lý, thường xuyên có những lời nói khiến cho nhân viên cảm thấy khó chịu, không phục. Vậy nhân viên ghét nghe những câu gì từ sếp nhất? JobsGO sẽ tổng hợp cho các bạn qua bài viết dưới đây.

#1: Tôi là sếp, anh/chị phải nghe theo tôi

“Nhân viên bật sếp”, “nhân viên không nghe lời” có lẽ là vấn đề không còn xa lạ nơi công sở hiện nay. Tuy nhiên, nói đi thì cũng cần nói lại, có khi nào nhà quản lý, lãnh đạo xem xét lý do tại sao họ như vậy không?

Tôi là sếp, anh/chị phải nghe theo tôi là câu nói nhân viên không muốn nghe

Sẽ có những trường hợp, sếp giao việc, nhân viên không thực hiện theo. Ngay lập tức, theo phản xạ tự nhiên cùng lòng tự trọng cao, sếp sẽ nói rằng “tôi là sếp, anh/chị buộc phải nghe theo”. Điều này không sai, vì cấp trên nói cấp dưới chắc chắn sẽ không thể cãi lại nếu không muốn nghỉ việc. Thế nhưng, xét về sâu xa, cách xử lý này của sếp sẽ để lại ấn tượng, suy nghĩ không tích cực trong mắt nhân viên. Bởi các nhân viên đều không phải trẻ con, họ đủ lớn để biết đúng – sai, tốt – xấu. Nếu như sếp có cách làm việc bài bản, biết thiết lập mục tiêu, định hướng cho hoạt động của công ty tốt, giao việc phù hợp thì họ sẽ không bao giờ cãi lại.

👉 Xem thêm: Những điều sếp nữ nên tránh thể hiện với nhân viên!

#2: Anh/chị may mắn lắm mới có được công việc này

Có được một công việc tốt thì đương nhiên là điều rất may mắn đối với mỗi người. Tuy nhiên, sẽ không ai có thể làm tốt trong môi trường mà họ bị ép phải cảm thấy mắc nợ ông chủ cả. Cách nói này của sếp sẽ khiến nhân viên không thoải mái, cảm tưởng như bản thân họ được nhận vào làm việc là do may mắn, không phải do năng lực, trình độ thực sự. Điều này cũng thể hiện sếp là người thiếu chín chắn, không có kỹ năng lãnh đạo.

#3: Nếu anh/chị không đáp ứng được, tôi sẽ tìm người thay thế

Nếu anh/chị không đáp ứng được, tôi sẽ tìm người thay thế

Trong một công ty, người làm sếp, làm lãnh đạo sẽ có quyền được quyết định mọi việc. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể mang quyền lực ra để đe dọa nhân viên mọi lúc, mọi nơi. Cách làm này chỉ thể hiện sếp là người không có năng lực giải quyết vấn đề và khiến nhân viên không phục. Tất nhiên, nhân viên sẽ không dám ý kiến gì, họ sẽ vẫn làm việc nhưng về lâu dài, họ sẽ không còn nhiều động lực, không cố gắng, nỗ lực hết sức mình hay có thể sẽ nghỉ việc.

👉 Xem thêm: Nghệ thuật phê bình nhân viên các nhà lãnh đạo cần “nằm lòng”

#4: Đa số thắng thiểu số

Một người sếp luôn đề cao yếu tố dân chủ là tốt. Điều này thúc đẩy nhân viên cố gắng làm việc, cống hiến. Mặc dù vậy, với vai trò là người lãnh đạo, sếp cũng cần phải có quan điểm, ý kiến riêng cho từng vấn đề. Không phải lúc nào biểu quyết, đa số thắng thiểu số cũng là hay. Có những nhân viên không thực sự nghiêm túc, họ chỉ “vote” theo phong trào, nếu sếp luôn cứng nhắc để “đa số thắng thiểu số” thì chắc chắn sẽ khiến những nhân viên giỏi cảm thấy không phục. Đôi khi, công ty, phòng ban cũng cần có một người sếp “độc tài theo hướng tích cực”, có khả năng đưa ra những quyết định khôn ngoan, sáng suốt nhất cho tập thể.

#5: Đó là việc của anh/chị, tôi không quan tâm

Đó là việc của anh/chị, tôi không quan tâm

Thái độ thờ ơ, không quan tâm cùng một câu nói vô trách nhiệm này là điều mà nhân viên ghét nhất ở một người sếp. Bởi một nhà lãnh đạo, điều họ cần làm là quản lý, theo dõi sát sao mọi hoạt động của nhân viên, có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, sếp cũng cần nắm rõ để xử lý nếu nằm ngoài khả năng của nhân viên. Đối với một số việc, nếu giải quyết chậm trễ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề với doanh nghiệp. Vậy mà một câu nói dửng dưng “đó là việc của anh/chị, tôi không quan tâm” lại được nói ra từ người có quyền lực cao nhất nhì trong công ty, thử hỏi nhân viên sẽ có suy nghĩ gì?

👉 Xem thêm: [Góc công sở] Làm sếp và 5 “sóng gió” không thể tránh khỏi!

#6: Tôi không có thời gian cho anh/chị

Thông thường, nhân viên tìm đến sếp chỉ khi có việc rất quan trọng, cần có sự can thiệp, đóng góp ý kiến hay xử lý từ sếp. Vậy mà cuối cùng lại nhận được câu nói “tôi không có thời gian”. Điều này cho thấy sếp không thực sự có trách nhiệm, khả năng quản lý, lãnh đạo còn kém. Bản thân nhân viên khi nghe được câu nói này cũng cảm thấy không vui, chán nản, không còn động lực, tinh thần để làm việc.

#7: Sao anh/chị lại là người duy nhất gặp vấn đề?

Nhân viên gặp vấn đề, khó khăn trong công việc là điều diễn ra rất bình thường. Những lúc như vậy, điều họ mong muốn là sếp có thể lắng nghe, hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chung của công ty. Vậy nhưng, có những nhà lãnh đạo lại thẳng thừng đáp trả nhân viên “sao lại chỉ có anh/chị là người duy nhất mắc sai lầm, gặp vấn đề?”. Một câu nói như đang trách móc, thậm chí là coi thường này chắc chắn sẽ gây tổn thương đến nhân viên.

Sao anh/chị lại là người duy nhất gặp vấn đề?

#8: Đây là lần cuối cùng tôi cảnh cáo anh/chị

Cảnh cáo nhân viên bằng những lời lẽ nghiêm trọng, xúc phạm là điều mà người làm sếp tuyệt đối không nên nó ra. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, nhân viên mắc lỗi nghiêm trọng ra sao thì hãy dùng những lời lẽ mạnh mẽ, nghiêm nghị nhưng lịch sự, tôn trọng, làm sao để nhân viên nghe và hiểu chứ không phải đe dọa, cảnh cáo. Bởi điều đó sẽ chỉ gây áp lực lớn, khiến nhân viên sợ hãi, mất tinh thần mà thôi.

👉 Xem thêm: 8 kiểu nhân viên sếp “cực ghét” – chăm chỉ đến mấy cũng không thể thăng tiến!

Đối với một người sếp giỏi, việc ứng xử, trao đổi với nhân viên cần phải thật nghiêm túc, chuyên nghiệp, thể hiện trách nhiệm của người làm chủ. Những lời nói như trên đây là không phù hợp và khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, không phục. Vậy nên, là một nhà lãnh đạo, bạn hãy luôn cẩn trọng trong cách giao tiếp, cư xử để không làm hạ thấp giá trị, vị trí của mình trong doanh nghiệp nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: