Học ngành Ngoại thương ra làm gì? Lợi thế và của sinh viên Ngoại thương như thế nào chưa? Hãy để JobsGO giải đáp giúp bạn những thắc mắc này nhé!
Mục lục
1. Tìm hiểu về ngành Ngoại thương
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Học ngành Ngoại thương ra làm gì?” thì các bạn cần biết được bản thân sẽ được đào tạo những gì khi theo học ngành này. Bởi lẽ ngành học sẽ gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.
Khi theo học ngành Ngoại thương, sinh viên sẽ được trau dồi và học hỏi những kiến thức liên quan tới lĩnh vực kinh tế, ngoại thương, tiền tệ, tài chính, và các hoạt động về xuất nhập khẩu,…
Tùy thuộc vào nhu cầu ứng tuyển mà sinh viên Ngoại thương sẽ được đào tạo các chương trình học sau:
- Ngành kinh tế ngoại thương: Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức kinh tế mang tầm quốc tế như thuế, thương mại và kinh tế đối ngoại,…
- Quản trị kinh doanh: Sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức từ căn bản tới nâng cao về hệ thống quản trị, luật, kế toán, cũng như kinh doanh quốc tế,…
- Nhóm ngành ngân hàng – tài chính hoặc nhóm ngành về ngoại ngữ.
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh có phải để ra trường làm sếp?
2. Lợi thế của sinh viên ngành Ngoại thương
Việc nhận thức được lợi thế của bản thân khi theo học ngành Ngoại thương cũng giúp sinh viên rèn luyện và tích lũy qua thời gian đào tạo. Điều này rất có lợi cho việc ra trường và xin việc sau này:
2.1 Khả năng ngoại ngữ
Có thể nói, Ngoại thương là một trong những ngành đào tạo ngoại ngữ tốt nhất so với các ngành thuộc khối ngành kinh tế.
Xem thêm: Học báo chí ra làm gì?
2.2 Trình độ chuyên môn
Ngành Ngoại thương đào tạo các kiến thức trong lĩnh vực ngoại thương khá sâu. Có thể nói, ít có ngành nào có trình độ chuyên môn tốt sinh viên Ngoại thương, với nền tảng kiến thức về kinh tế và tài chính vô cùng tốt.
2.3 Kỹ năng mềm
Hầu hết sinh viên Ngoại thương đều vô cùng sáng tạo, năng động cùng khả năng tư duy và lãnh đạo tốt. Bởi bên cạnh việc đào tạo kiến thức thì Ngoại thương còn có các hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố kỹ năng và kiến thức cho sinh viên. Điều này giúp các sinh viên hình thành các kỹ năng và thích nghi với môi trường công sở nhanh hơn.
Với danh tiếng cùng những lợi thế vô cùng tốt mà sinh viên Ngoại thương khi ra trường rất dễ xin việc. Tuy nhiên, các bạn sinh viên phải chủ động để nắm bắt được cơ hội. Bởi mỗi năm có hàng nghìn cử nhân tài năng và sẽ cạnh tranh với bạn. Do đó, dù có học tại trường đại học hàng đầu cả nước thì bạn cũng cần phải trau dồi và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp bản thân.
Xem thêm: Bật mí 9 kỹ năng phát triển bản thân để thành công hơn
3. Sinh viên học Ngoại thương ra làm gì?
Khi đã nắm bắt được thông tin về chuyên ngành đào tạo và lợi thế của bản thân sẽ giúp sinh viên định hướng được công việc mà mình sẽ làm việc sau khi ra trường.
3.1 Sinh viên FTU sau khi ra trường sẽ làm việc ở đâu?
Nói chung, sinh viên Ngoại thương sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại rất nhiều đơn vị, lĩnh vực như:
- Đơn vị Nhà nước như Hải quan, Bộ Tài Chính hoặc Bộ Công Thương
- Làm việc tại các ngân hàng, đơn vị phân phối, tổ chức sự kiện, kiểm toán hoặc tập đoàn tài chính đa quốc gia,…
- Bảo hiểm, tài chính, kinh tế hoặc tổ chức quốc tế,…
- Công ty và doanh nghiệp thương mại nước ngoài
Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
3.2 Học Ngoại thương ra trường làm gì?
Sinh viên Ngoại thương sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Nhân viên/ chuyên viên tại các phòng nghiệp vụ, kinh doanh về các hoạt động xuất nhập khẩu
- Làm chuyên viên tại các đơn vị du lịch; hoặc làm tại các đơn vị dịch vụ, văn phòng đại diện hoặc đại lý của các hãng bảo hiểm, tàu biển, hay hàng không
- Làm việc tại cảng biển, cửa khẩu hoặc các bộ phận xuất nhập khẩu
- Giảng viên tại trường Cao đẳng, đại học giảng dạy các bộ môn ngoại thương, kinh tế,…
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Cơ hội cho nào cho sinh viên ngành XNK?
Như vậy, chắc hẳn bạn đọc đã biết học ngành Ngoại thương ra làm gì rồi phải không nào. Có rất nhiều cơ hội để bạn lựa chọn, nhưng chắc chắn sẽ không có việc gì dễ dàng nếu như bạn không bỏ công sức vào đó. Ngoài ra bạn có thể làm bài trắc nghiệm tính cách để biết có thích hợp để theo ngành Ngoại thương không nhé!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)