Ngành Kỹ Thuật Điện Ra Làm Gì? Học Ở Đâu? Cơ Hội Nghề Nghiệp

5/5 - (1 vote)

Ngành kỹ thuật điện liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng các thiết bị, dụng cụ và hệ thống điện, điện tử. Kỹ thuật điện hiện được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau: kỹ thuật điện, viễn thông, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, kỹ thuật máy tính, điện lạnh,… Đây là một trong những ngành nghề có cơ hội việc làm tốt nhất hiện nay – khi việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử là điều không thể tách rời.

TÌM VIỆC LÀM NHÂN VIÊN KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH

1. Tìm Hiểu Chung Về Ngành Kỹ Thuật Điện

Ngành kỹ thuật điện chuyên đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng để giải quyết các vấn đề về hệ thống điện vĩ mô. Ngành học này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực điện, điện tử, điện từ, điện lạnh,… Nó được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ cho các bạn theo học chuyên sâu như:

  • Điện tử học
  • Năng lượng
  • Xử lý tín hiệu
  • Hệ thống điều khiển
  • v.v…
Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật điện

2. Ngành Kỹ Thuật Điện Học Những Gì?

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện hướng đến mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng về thiết kế, chế tạo trong ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cho sinh viên. Nhà trường sẽ tạo điều kiện để sinh viên thích ứng và phát triển không ngừng về lĩnh vực này.

Sau khi tốt nghiệp, một cử nhân ngành kỹ thuật điện có đầy đủ khả năng thực hành, xử lý, giải quyết các nghiệp vụ về thiết kế điện, thiết bị điểm, xây dựng và lắp đặt hệ thống điện – nhiệt điện – thủy điện – điện gió – điện mặt trời cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngành kỹ thuật điện học những gì?

Để đạt được mục tiêu đặt ra, mỗi trường đại học đều xây dựng khung đào tạo khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo các môn học cần thiết và quan trọng như:

  • Đại cương về kỹ thuật
  • Vẽ kỹ thuật
  • Nhiệt động lực học
  • Lập trình trong kỹ thuật
  • Vật liệu điện
  • Kỹ thuật điện tử số
  • Điện tử công suất
  • Máy điện
  • Lý thuyết mạch điện
  • Hệ thống cung cấp điện
  • Mô phỏng và thiết kế hệ thống
  • Điện dân dụng
  • Các nguồn năng lượng tái tạo
  • Logic mờ và ứng dụng
  • Điều khiển logic và PLC
  • Nhà máy điện và trạm biến áp
  • Chiếu sáng công nghiệp và dân dụng
  • Hệ thống BMS
  • Kỹ thuật điện cao áp
  • v.v…

3. Ngành Kỹ Thuật Điện Có Được Ưa Chuộng?

Trong xu hướng phát triển khoa học, công nghệ như hiện nay, kỹ thuật điện trở thành lĩnh vực nòng cốt cho sự phát triển giàu mạnh của một quốc gia. Do đó, cơ hội việc làm cho kỹ sư điện là vô cùng rộng mở với nhiều vị trí và môi trường khác nhau.

Hiện nay, ngành kỹ thuật điện là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bạn nam. Ngành học này cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng thiết thực với cuộc sống con người; bởi “điện” là nguồn năng lượng quan trọng cho mọi thiết bị điện, các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoạt động xuyên suốt và hiệu quả.

4. Cách Xác Định Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Kỹ Thuật Điện

Không phải ai cũng phù hợp với ngành kỹ thuật điện đâu nhé! Để xác định được bản thân bạn có thích hợp theo học ngành này, hãy đánh giá xem bạn có những tố chất dưới đây không:

4.1 Khả Năng Học Tốt Các Môn Tự Nhiên

Bạn cần có khả năng học tốt các môn học thuộc khối tự nhiên, đặc biệt là toán với lý vì chúng là nền tảng của ngành, cũng như là khối chính xét tuyển vào các trường đại học.

4.2 Tính Tỉ Mỉ, Cẩn Thận

Ngành kỹ thuật điện là một ngành học vất vả và luôn tồn tại những mối nguy hiểm do đó bạn cần phải là người tỉ mỉ, cẩn trọng, có trách nhiệm cao với công việc và nhiệm vụ của bản thân. Đặc biệt bạn cần có sự kiên trì và nhẫn nại trong việc giải quyết các vấn đề về điện.

4.3 Khả Năng Chịu Áp Lực

Bạn cũng cần có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc để luôn đảm bảo không có sai sót xảy ra trong quá trình làm việc. Bởi bất kỳ rủi ro phát sinh nào cũng có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn và những người xung quanh.

4.4 Kỹ Năng Mềm Tốt

Sở hữu các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, khởi nghiệp, xử lý và phân tích thông tin, tiếng Anh,… cũng là điều cần thiết với người làm kỹ sư điện. Các kỹ năng này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm việc và phát triển lâu dài với nghề.

Bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điện không?

5. Ngành Kỹ Thuật Điện Thi Khối Gì?

Hiện nay các trường đại học xét tuyển ngành kỹ thuật điện với rất nhiều khối thi với các tổ hợp môn khác nhau. Bạn có thể chọn lựa khối thế mạnh của bản thân trong các khối sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • D90 (Toán, Anh, Khoa học tự nhiên)

6. Học Kỹ Thuật Điện Tại Trường Nào?

Khu vực Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2023 Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021
Miền Bắc Đại học Bách khoa Hà Nội A00; A01 25.55 23.05 26.5
Đại học Giao thông Vận tải A00; A01; D07 23.72 23.60 24.05
Học viện Nông nghiệp Việt Nam A00; A01;

C01; D01

23 16.0 16
Đại học Mỏ địa chất A00; A01; C01; D07 20.25 23.99 17.5
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội A00; A01; B00; A02 22.65 22.0 21.5
Miền Trung Đại học Quy Nhơn A00; A01; D07 15 15 15
Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị A00; A01; D01 15 16 14
Miền Nam Đại học Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM A00; A01 66.59 60 25.6
Đại học Công nghệ TP.HCM A00; A01; C01; D01 16 17 18
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM A00; A01; D01; D07 17.5 19 24.2
Đại học Sài Gòn A00; A01 22 – 23 20 22.05
Đại học Tôn Đức Thắng A00; A01; C01 26 27.5 29.7
Đại học Cần Thơ A00; A01; D07 22.75 23.70 23.75
Đại học Thủ Dầu Một A00; A01; C01; D90 16 15.5 15
Đại học Quốc tế Miền Đông A00; A01; B00; D01 15 15 15

7. Học Ngành Kỹ Thuật Điện Ra Trường Làm Gì?

Sinh viên ngành kỹ thuật điện được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của nghề. Điều này giúp các bạn có nhiều cơ hội ứng tuyển, tìm việc làm nhân viên kỹ thuật điện lạnh với các ngành, vị trí sau:

7.1 Kỹ Sư Điện

Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện. Những vị trí này có thể bao gồm kỹ sư điện tử, kỹ sư điện lực, kỹ sư tự động hóa, kỹ sư điện tử công nghiệp, và nhiều hơn nữa. Công việc của họ thường là thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì các hệ thống điện tử và điện lực.

7.2 Kỹ Thuật Viên Điện

Người làm kỹ thuật viên điện thường làm việc dưới sự giám sát của kỹ sư điện và tham gia vào việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị điện và hệ thống điện. Công việc có thể bao gồm cài đặt dây điện, thiết bị điện và hệ thống điện tử.

7.3 Chuyên Viên Vận Hành Hệ Thống Điện

Chuyên viên vận hành hệ thống điện sẽ làm việc trong các nhà máy điện, trạm biến áp hoặc cơ sở sản xuất để giám sát và điều khiển hoạt động của hệ thống điện. Công việc có thể bao gồm vận hành và kiểm soát các thiết bị và hệ thống điện, giám sát sự an toàn và hiệu suất của hệ thống.

7.4 Nhà Thiết Kế Mạch Điện Tử

Nhà thiết kế mạch điện tử cũng là vị trí việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện. Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ làm việc trong các khu công nghiệp điện tử để thiết kế và phát triển mạch điện tử cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, và thiết bị y tế.

7.5 Chuyên Gia Năng Lượng Tái Tạo

Với sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Những người này thường tham gia vào việc thiết kế, triển khai và quản lý các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và năng lượng thủy điện.

7.6 Chuyên Viên An Ninh Mạng Trong Lĩnh Vực Điện

Trong thời đại kỹ thuật số, an ninh mạng trở thành một phần quan trọng của hệ thống điện. Các chuyên viên an ninh mạng trong lĩnh vực này chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống điện khỏi các cuộc tấn công mạng và rủi ro bảo mật.

Học ngành kỹ thuật điện ra trường làm gì?

8. Mức Lương Dành Cho Ngành Kỹ Thuật Điện

Mức lương trung bình cho ngành làm ngành kỹ thuật điện hiện nay ở mức 10 – 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm mà thu nhập của các kỹ sư có thể chênh lệch như sau:

  • Sinh viên mới ra trường hầu hết được trả mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Các kỹ sư có kinh nghiệm làm việc dưới 2 năm có mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Các kỹ sư ở vị trí chuyên viên cao cấp, quản lý sẽ có mức lương cực kỳ hấp dẫn trên 18 triệu đồng/tháng đến không giới hạn.

Ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập tốt và cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Để nắm bắt những vị trí việc làm kỹ thuật điện hấp dẫn nhất, hãy tạo CV online và tìm việc trên JobsGO ngay hôm nay nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Tìm Việc Làm Kỹ Sư Điện Ở Đâu?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm ngành kỹ sư điện thì JobsGO gợi ý cho bạn một số cách sau đây: tìm việc làm qua Linkedin, qua các hội nhóm tìm việc trên Facebook, qua mạng lưới việc làm của những người có ảnh hưởng hoặc qua website tuyển dụng JobsGO…

2. Việc Làm Ngành Kỹ Thuật Điện Có Yêu Cầu Bằng Cấp, Chứng Chỉ Không?

Để làm việc trong ngành, bạn cần tốt nghiệp cử nhân Cao đẳng/ Đại học với chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc một số ngành liên quan.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: