Ngành IT thi khối nào? Điểm chuẩn và cơ hội nghề nghiệp

Đánh giá post

Thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ, các nhu cầu liên quan tới lĩnh vực công nghệ ngày càng bùng nổ. Ngành IT luôn được quan tâm và rất nhiều trường mở rộng khối ngành đào tạo này. Vậy ngành IT thi khối nào? Ngành IT lấy bao nhiêu điểm? Học IT ra trường làm gì? Hãy cùng JobsGo tìm hiểu ngay!

1. Khái quát chung về ngành IT

Trước khi tìm hiểu ngành IT thi khối nào, bạn cần nắm được ngành IT là gì?

IT là tên gọi tắt của Information Technology, tức là ngành Công nghệ thông tin. Đây là chuyên ngành ứng dụng vi tính và các thiết bị để xử lý thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Ngành IT được sáng tạo và sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện đại của con người. Ngành IT gồm thành 2 phần như sau:

  • Công nghệ: Ứng dụng khoa học máy tính hiện đại để nâng cao sự trải nghiệm.
  • Thông tin: Truyền tải dữ liệu, tri thức đến với người dùng.
Hình 1. Khái quát chung về ngành IT.

Ngành IT có vai trò thúc đẩy sự phát triển của công nghệ đất nước và được phủ sóng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Do đó, sinh viên theo ngành này có vô vàn sự lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Điển hình là các mảng thiết kế hệ thống, phần mềm, lập trình, an ninh mạng,…

>> Xem thêm: Khoa học máy tính ra làm gì?

2. Ngành IT thi khối nào?

Ngành IT tuy là ngành học hot và được khá nhiều thí sinh đăng ký, nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về nó. Ngành IT thi khối nào luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, để học ngành IT, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 khối thi A và D.

2.1 Khối A

Nếu bạn chuyên khối A, đây sẽ là lựa chọn an toàn khi bạn có nguyện vọng đăng ký ngành IT vào các trường. Ngành IT khối A bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học): Là khối được các bạn theo học nhiều nhất và hầu hết các trường đều dùng khối này trong tuyển sinh ngành IT.
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý,Tiếng Anh): Ngành IT đòi hỏi sinh viên phải có tư duy logic và phải học tốt các môn ngoại ngữ. Do đó, khối A01 được đưa vào hệ thống tuyển sinh ngành IT nhằm đáp ứng nhu cầu và cơ hội của ngành.
Hình 2. Ngành IT thi khối nào?

2.2 Khối D

Ngoài sử dụng khối D01 truyền thống (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), ngành IT khối D còn được mở rộng thêm với D07, D10… Trong đó Toán và Tiếng Anh là hai bộ môn cơ bản, môn Ngữ Văn được thay thế bằng các môn Hoá Học, Địa Lý,… Do vậy, bạn cũng có thể lựa chọn ôn luyện kỹ hơn các môn học này.

>> Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì?

3. Tổ hợp môn xét tuyển ngành IT

Ngành IT thi khối nào còn tùy thuộc vào ngôi trường mà bạn đăng ký dự tuyển. Tuy vậy, đa số các trường đều đang xét một vài tổ hợp môn cho ngành IT như sau:

  • Khối A0: Toán, Vật Lý, Hoá Học.
  • Khối A1: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • Khối D1: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh.
  • Khối D7: Toán, Hoá Học, Tiếng Anh.
  • Khối D10: Toán, Địa Lý, Tiếng Anh.

4. Ngành IT lấy bao nhiêu điểm?

Hình 3. Ngành IT lấy bao nhiêu điểm?

JobsGO đã khảo sát mức điểm phổ biến ngành CNTT năm 2022 tại các trường đại học là 22.5 – 28.5 điểm; tại các trường cao đẳng là 18.0 – 22.0 điểm. Tuỳ thuộc vào độ khó/ dễ của bài thi, chỉ tiêu xét tuyển, số thí sinh đăng ký,… mà điểm xét tuyển ngành IT có sự khác biệt qua từng năm và từng trường.

5. Trường đào tạo ngành IT

Trước nhịp phát triển của thời đại 4.0, các nhu cầu liên quan đến lĩnh vực IT cũng nhanh chóng tăng cao. Ngành IT luôn dành được nhiều sự quan tâm và hầu hết các trường đều đào tạo khối ngành này. Một vài gợi ý các trường đại học CNTT có ngành đào tạo IT uy tín mà bạn có thể tham khảo:

Miền Bắc
STT Tên trường STT Tên trường
1 Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Đại học Công nghiệp Hà Nội
2 Học viện Bưu chính Viễn Thông 7 Đại học Hà Nội
3 Đại học FPT 8 Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
4 Học viện Kỹ thuật mật mã 9 Đại học Kỹ thuật Quân sự
5 Đại học Thuỷ Lợi (Cơ sở 1)

Bảng 1. Một số trường đào tạo ngành IT uy tín tại khu vực miền Bắc.

Miền Nam
STT Tên trường STT Tên trường
1 Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh 5 Học viện Bưu chính viễn thông
2 Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 6 Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh
3 Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh 7 Đại học Hoa Sen
4 Đại học Công nghệ Sài Gòn 8 Đại học Thuỷ Lợi (Cơ sở 2)

Bảng 2. Một số trường đào tạo ngành IT uy tín tại khu vực miền Nam.

6. Chương trình đào tạo ngành IT

Thời gian đào tạo ngành IT thường được kéo dài trong 4.5 năm, với khung đào tạo chuẩn ngành như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tin học đại cương
Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếng Anh 1, 2, 3
Vật lý
Đại số tuyến tính
Giáo dục thể chất
Giải tích 1, 2
Nhập môn ngành và kỹ năng mềm
Xác suất thống kê
Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Giáo dục Quốc phòng
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
1. Kiến thức cơ sở
a) Nhóm kiến thức cơ sở lập trình
Toán rời rạc
Lập trình hướng đối tượng
Cơ sở dữ liệu
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Lập trình mạng
b) Nhóm kiến thức cơ sở hệ thống
Kiến trúc máy tính
Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương trình dịch
Nguyên lý hệ điều hành
Automat và ngôn ngữ hình thức
Mạng máy tính
c) Nhóm kiến thức cơ sở công nghệ
Thiết kế Web
Trí tuệ nhân tạo
Lập trình di động
Công nghệ và lập trình Web
Lập trình Java
Vi điều khiển
d) Nhóm đồ án và thực tập
Đồ án cơ sở 1, 2, 3, 4
Thực tập doanh nghiệp
2. Kiến thức bổ trợ
Tiếng Anh chuyên ngành 1, 2, 3
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm
a) Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Công nghệ phần mềm
Phân tích và thiết kế giải thuật
Linux và phần mềm mã nguồn mở
Đồ hoạ máy tính
Điện toán đám mây
Kiểm thử phần mềm
Lập trình hệ thống
Quản trị dự án phần mềm
Kiến trúc và thiết kế phần mềm
b) Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Chuyên đề 1, 2, 3, 4
Đồ án chuyên ngành 1, 2, 3
Ứng dụng di động đa nền tảng
Bảo mật và an toàn HTTT
Học máy
c) Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Lập trình game
Lập trình Python
Khai phá dữ liệu
Lập trình C++
Học sâu
Lập trình C#
2. Chuyên ngành truyền thông đa phương tiện
a) Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Hình hoạ
Cơ sở tạo hình
Kỹ thuật chụp ảnh và quay phim
Xử lý ảnh cơ bản
Lập trình Game
Nghệ thuật chữ
Kịch bản truyền thông
Thiết kế hình hiệu (TV intro)
Thiết kế nhân vật 2 chiều
Thiết kế nhân vật 3 chiều
b) Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Chuyên đề 1, 2, 3, 4
Đồ án chuyên ngành 1, 2, 3
Lập trình Web nâng cao
Lập trình Game nâng cao
Biên tập phim kỹ thuật số
c) Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Truyền thông đại chúng ứng dụng
Thiết kế Poster quảng cáo
Thiết kế nhận diện thương hiệu
Thiết kế phông nền phim hoạt hình
Thiết kế truyện tranh
Thiết kế ấn phẩm báo chí
3. Chuyên ngành IoT – Robotics
a) Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Kiến trúc và giao thức IoT
Kỹ thuật mạch điện tử
Cấu kiện điện tử
Truyền số liệu
Kỹ thuật Robot
Hệ thống số
Xử lý tín hiệu số
Thiết kế mạch máy tính
Thị giác máy tính
b) Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Chuyên đề 1, 2, 3, 4
Đồ án chuyên ngành 1, 2, 3
Hệ thống nhúng
Robot di động
Hệ thống thực tế ảo
c) Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Vi xử lý
Hệ thống thời gian thực
Mạng cảm biến không dây
Linux và phần mềm nguồn mở
Điện tử ứng dụng
Lập trình Python cho hệ thống nhúng
4. Chuyên ngành An toàn thông tin
a) Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Truyền số liệu
Linux và phần mềm nguồn mở
Mạng băng rộng
Quản trị mạng
Lập trình Python
An toàn mạng
Chuyển mạch và định tuyến
Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng
b) Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Chuyên đề 1, 2, 3, 4
Đồ án chuyên ngành 1, 2, 3
Mật mã học
An toàn ứng dụng Web và CSDL
Giám sát hệ thống mạng
c) Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Mã độc
Chứng thực điện tử
Điện toán đám mây
An toàn hệ điều hành
Thông tin an ninh mạng
Giao thức an toàn mạng
5. Chuyên ngành Mạng máy tính
a) Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Truyền số liệu
Linux và phần mềm nguồn mở
Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng
Quản trị mạng
Lập trình Python
An toàn mạng
Chuyển mạch và định tuyến
Mạng băng rộng
b) Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Chuyên đề 1, 2, 3, 4
Đồ án chuyên ngành 1, 2, 3
Chuyển mạch và định tuyến nâng cao
Mạng SDN
Giám sát hệ thống mạng
c) Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Học máy
Khai phá dữ liệu
Điện toán đám mây
Mật mã học
Hệ thống quản lý an toàn thông tin
An toàn ứng dụng Web và CSDL
6. Thực tập tốt nghiệp và Đồ án
Thực tập tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3. Khung chương trình đào tạo ngành IT.

7. Học IT ra trường làm gì?

Ngành IT có mức thu nhập cao, ngay cả khi bạn là sinh viên mới ra trường. Sau khi tốt nghiệp ngành IT, bạn có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng. Có thể kể đến như:

  • Lập trình viên
  • Chuyên viên bảo mật & bảo trì an ninh mạng
  • Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng
  • Nhân viên quản trị dữ liệu
  • Thiết kế game
  • Chuyên viên quản trị mạng
  • Kỹ thuật viên phần cứng
  • Chuyên viên phân tích hệ thống
  • Kỹ sư phần mềm
  • Quản trị IT trong doanh nghiệp và tổ chức
  • Giảng viên đào tạo chuyên ngành IT tại các trường

8. Mức lương dành cho IT

Mức thu nhập khởi điểm sau khi ra trường cho nghề IT là khoảng 8.000.000 VNĐ/ tháng. Sau khoảng thời gian trau dồi và nâng cao chuyên môn, người làm IT sẽ được tăng lương cơ bản từ 10.000.0000 – 15.000.000 triệu đồng/tháng.

Mức lương cho mảng lập trình và các vị trí yêu cầu chuyên môn cao có thể lên tới 25.000.000 VNĐ/ tháng. Ở bộ phận quản lý, bạn hoàn toàn có thể có mức thu nhập 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/ tháng.

JobsGO mong rằng, những thông tin chia sẻ về ngành IT thi khối nào trên đây sẽ giúp ích cho bạn trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tương lai của mình. Áp dụng ngay vào việc lựa chọn và đăng ký nguyện vọng học ngành IT ngay bạn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: