Kiến Trúc Sư Là Gì? Lộ Trình Thăng Tiến Và Mức Lương Kiến Trúc Sư 2024

Đánh giá post

Bạn có bao giờ tự hỏi ngôi nhà, tòa nhà cao ốc hay những công trình kiến trúc đồ sộ xung quanh mình được tạo ra như thế nào không? Đó chính là thành quả của những người kiến trúc sư tài ba. Họ không chỉ đơn thuần là người vẽ vời trên giấy, mà còn là nghệ sĩ sáng tạo, nhà khoa học kỹ thuật và nhà quản lý đại tài. Bạn muốn khám phá thêm về nghề nghiệp đầy thú vị này? Bạn muốn biết công việc của kiến trúc sư cụ thể là gì, cần có kỹ năng nào và lộ trình phát triển ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò đầy cảm hứng của nghề kiến trúc sư.

1. Kiến Trúc Sư Là Gì?

Kiến trúc sư được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Architect. Kiến trúc sư là chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kiến trúc, họ đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế không gian và các công trình xây dựng. Đây là những người làm việc tại điểm giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học xây dựng, họ kết hợp tính thẩm mỹ với các yếu tố kỹ thuật để tạo ra những công trình kiến trúc.

Kiến trúc sư không chỉ đơn thuần là người vẽ ra bản vẽ của tòa nhà, mà còn là người định hình không gian sống, không gian làm việc và các công trình công cộng trong xã hội. Họ được coi là những nhà sáng tạo, những người có khả năng chuyển hóa ý tưởng trừu tượng thành những công trình cụ thể, có thể chạm vào được. Trong nhiều nền văn hóa, kiến trúc sư được xem như những nghệ sĩ của ngành xây dựng, những người có khả năng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng công trình kiến trúc. Họ là cầu nối giữa ước mơ của con người về không gian sống và thực tế xây dựng, đồng thời cũng là người gìn giữ, phát triển di sản kiến trúc của nhân loại.

Kiến trúc sư là gì? Architect là gì?

2. Vai Trò Của Kiến Trúc Sư

Kiến trúc sư là người đóng góp công sức lớn trong việc phát triển các dự án xây dựng với các vai trò quan trọng như:

2.1. Tư Vấn

Kiến trúc sư làm việc chặt chẽ với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu và mong muốn của họ. Họ cung cấp lời khuyên chuyên môn về các yếu tố như phong cách kiến trúc, sử dụng vật liệu, ngân sách. Trong vai trò này, kiến trúc sư cần đảm bảo rằng các giải pháp mà họ đề xuất vừa phù hợp với tầm nhìn của khách hàng, vừa thể hiện tính bền vững, an toàn, tuân thủ các quy định pháp lý. Sự tư vấn của kiến trúc sư giúp khách hàng đưa ra các quyết định đúng đắn ngay từ giai đoạn đầu.

2.2. Thiết Kế

Thiết kế là một trong những vai trò cốt lõi của kiến trúc sư, bao gồm phát triển bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ kiến trúc, phối cảnh. Quá trình thường bắt đầu từ phác thảo ý tưởng, sau đó chuyển thành bản vẽ chi tiết, mô hình 3D để khách hàng hình dung được không gian tương lai. Trong công tác thiết kế, kiến trúc sư kết hợp yếu tố thẩm mỹ với tính năng sử dụng, đảm bảo công trình có giá trị cả về mặt kiến trúc lẫn công năng.

2.3. Quản Lý

Khi dự án chuyển sang giai đoạn thi công, kiến trúc sư đóng vai trò quản lý, giám sát quá trình xây dựng để đảm bảo mọi việc tuân thủ theo thiết kế, tiến độ đã đề ra. Kiến trúc sư làm việc với các nhà thầu, kỹ sư, các nhóm thi công khác, giải quyết các vấn đề phát sinh để bảo vệ tính nhất quán của thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình. Khả năng quản lý giúp kiến trúc sư giữ cho dự án diễn ra đúng kế hoạch, tiết kiệm chi phí.

3. Công Việc Của Kiến Trúc Sư

Một kiến trúc sư không chỉ đảm nhận việc thiết kế bản vẽ mà còn thực hiện rất nhiều các công việc khác nữa. Cụ thể công việc của kiến trúc sư như sau:

3.1. Xây Dựng Kế Hoạch Thiết Kế

Đây là giai đoạn khởi đầu khi kiến trúc sư nắm bắt yêu cầu của khách hàng và nghiên cứu môi trường xung quanh dự án. Họ phác thảo các bản thiết kế sơ bộ để phản ánh ý tưởng tổng thể, sau đó phát triển chi tiết về không gian, hình khối, vật liệu, ánh sáng, hệ thống nội thất. Trong quá trình này, kiến trúc sư cần vận dụng khả năng sáng tạo, kiến thức chuyên môn để cân bằng giữa tính thẩm mỹ, chức năng, tính khả thi. Bản kế hoạch thiết kế sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt dự án, đảm bảo tất cả các yếu tố từ an toàn đến quy chuẩn xây dựng được tuân thủ.

3.2. Quản Lý Công Tác Thiết Kế

Sau khi hoàn thành bản thiết kế chi tiết, kiến trúc sư chịu trách nhiệm điều phối công việc với các đội ngũ chuyên môn khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, đội thi công. Kiến trúc sư cần đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh thiết kế đều được hiểu, thực hiện chính xác bởi từng bộ phận. Họ cũng cần điều chỉnh thiết kế khi cần để thích ứng với thực tế công trình, các thay đổi từ phía khách hàng hay quy định pháp lý. Để hoàn thành tốt công việc này đòi hỏi kiến trúc sư phải có kỹ năng giao tiếp, phối hợp, xử lý vấn đề linh hoạt.

3.3. Giám Sát Công Trình

Trong giai đoạn thi công, kiến trúc sư đóng vai trò giám sát để đảm bảo rằng mọi yếu tố của công trình đều được xây dựng theo đúng bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật. Họ thường xuyên kiểm tra tiến độ, chất lượng vật liệu, quy trình xây dựng nhằm phát hiện, xử lý các sai lệch hoặc sự cố kỹ thuật kịp thời. Kiến trúc sư cũng chịu trách nhiệm điều chỉnh chi tiết nếu có những vấn đề không phù hợp nảy sinh trong quá trình thi công, đảm bảo sự đồng nhất về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật cho công trình.

3.4. Lập Báo Cáo Và Đề Xuất Cách Xử Lý Sự Cố

Kiến trúc sư thường xuyên lập các báo cáo về tình trạng thi công, tiến độ dự án để cập nhật cho khách hàng và các bên liên quan. Khi có sự cố hoặc vấn đề phát sinh, họ phân tích nguyên nhân, đề xuất các phương án khắc phục tối ưu dựa trên sự cân nhắc về chi phí, thời gian, an toàn công trình. Việc báo cáo và phản hồi liên tục giúp kiến trúc sư giữ cho dự án diễn ra theo kế hoạch, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả, cải tiến trong các dự án tương lai.

Ngoài ra, kiến trúc sư còn thực hiện thêm một số công việc khác dưới sự yêu cầu và phân công ty quản lý, giám đốc công ty.

>>>Xem thêm: Kiến trúc đô thị học gì?

4. Một Kiến Trúc Sư Cần Có Những Kiến Thức, Kỹ Năng Gì?

Kiến trúc sư ngoài việc có kiến thức về công nghệ xây dựng còn cần phải có đầy đủ những kỹ năng sau:

Một kiến trúc sư cần có những kỹ năng gì?

4.1. Kiến Thức

  • Kiến thức chuyên ngành
  • Nguyên lý thiết kế kiến trúc: Nắm vững các yếu tố cơ bản như tỷ lệ, cân bằng, ánh sáng, chức năng không gian.
  • Vật liệu xây dựng: Hiểu về đặc điểm, ứng dụng và sự bền vững của các loại vật liệu như bê tông, thép, kính, gỗ, vật liệu tái chế.
  • Kỹ thuật xây dựng: Am hiểu về kết cấu, cơ học, hệ thống điện, nước, điều hòa, các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Phần mềm thiết kế: Thành thạo các công cụ thiết kế 2D, 3D và BIM như AutoCAD, Revit, SketchUp, 3ds Max, Lumion.
  • Kiến thức về pháp lý và quản lý
  • Quy chuẩn xây dựng: Biết cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
  • Pháp luật xây dựng: Hiểu các quy định về quy hoạch, cấp phép và hợp đồng.
  • Quản lý dự án: Kiến thức về quản lý ngân sách, tiến độ và phối hợp đội nhóm trong dự án.
  • Kiến thức liên ngành
  • Kiến trúc bền vững: Hiểu về tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu tái chế, tích hợp không gian xanh.
  • Tâm lý học không gian: Biết cách thiết kế không gian phù hợp với nhu cầu, cảm xúc, hành vi của người dùng.
  • Văn hóa và lịch sử kiến trúc: Nắm bắt các phong cách kiến trúc, yếu tố văn hóa địa phương.
  • Công nghệ mới: Theo kịp xu hướng như ứng dụng IoT, thiết kế thông minh và in 3D trong xây dựng.

4.2. Kỹ Năng

4.2.1. Kỹ Năng Sáng Tạo

Sáng tạo là yếu tố hàng đầu trong kiến trúc, giúp kiến trúc sư tạo ra các thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn khác biệt, độc đáo. Sáng tạo cần kết hợp với thực tế và khả năng giải quyết vấn đề, đảm bảo rằng các ý tưởng thiết kế không chỉ hấp dẫn về mặt thẩm mỹ mà còn thực hiện được trong thực tế. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng khi thiết kế cho các không gian có giới hạn hoặc yêu cầu đặc thù.

4.2.2. Kỹ Năng Vẽ Kỹ Thuật Và Thiết Kế

Kiến trúc sư cần thành thạo các phần mềm CAD (Computer-Aided Design) như AutoCAD, Revit, phần mềm mô hình hóa 3D như SketchUp, Rhino. Những công cụ trên giúp họ tạo ra các bản vẽ chi tiết, chính xác, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, vẽ kỹ thuật cũng cần sự am hiểu về tỷ lệ, hình học không gian, bố cục để đảm bảo sự hài hòa, khả năng thực thi của công trình trong thực tế.

4.2.3. Kỹ Năng Giao Tiếp

Khả năng giao tiếp tốt giúp kiến trúc sư làm việc hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp, các nhà thầu. Họ cần truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, lắng nghe ý kiến phản hồi cùng với đó là giải thích được những lựa chọn thiết kế của mình. Giao tiếp tốt cũng giúp kiến trúc sư quản lý kỳ vọng của khách hàng, xây dựng lòng tin, đặc biệt khi dự án có nhiều phức tạp, thay đổi bất ngờ.

4.2.4. Kỹ Năng Quản Lý Dự Án

Quản lý dự án là kỹ năng không thể thiếu, giúp kiến trúc sư kiểm soát được thời gian, ngân sách, các tài nguyên của dự án. Kỹ năng này bao gồm lập kế hoạch, phân bổ công việc và giám sát tiến độ. Quản lý tốt giúp đảm bảo rằng dự án sẽ được hoàn thành đúng hạn, theo ngân sách, đồng thời duy trì được chất lượng công việc. Kiến trúc sư cần phải dự đoán, quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình từ thiết kế đến thi công.

4.2.5. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Trong quá trình thực hiện dự án, những thay đổi không mong muốn hoặc sự cố có thể xảy ra. Kỹ năng giải quyết vấn đề cho phép kiến trúc sư đối mặt, xử lý các tình huống phức tạp một cách nhanh chóng, hiệu quả, từ các sự cố kỹ thuật đến yêu cầu thay đổi của khách hàng. Sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề giúp giữ cho dự án diễn ra trôi chảy, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, ngân sách.

4.2.6. Tính Tỉ Mỉ Và Chú Trọng Chi Tiết

Một kiến trúc sư còn phải có sự cẩn trọng trong từng chi tiết, từ cách bố trí các không gian, lựa chọn màu sắc, đến kiểm soát các yếu tố nhỏ nhất của bản vẽ. Điều này giúp họ phát hiện các lỗi có thể xảy ra, điều chỉnh kịp thời trước khi thi công, đảm bảo sự hoàn hảo, độ chính xác cao cho công trình. Tính tỉ mỉ cũng góp phần tạo nên sự tin tưởng từ khách hàng, các đối tác.

4.2.7. Tư Duy Không Gian Và Khả Năng Hình Dung

Kiến trúc sư cần có khả năng hình dung không gian từ các bản vẽ phẳng để tưởng tượng được công trình hoàn thiện sẽ như thế nào. Khả năng hình dung giúp họ dự đoán các vấn đề về không gian, ánh sáng, sự hài hòa giữa các yếu tố thiết kế, đảm bảo rằng công trình sẽ hoạt động, nhìn đúng như ý tưởng ban đầu.

5. Làm Kiến Trúc Sư Lương Cao Không?

Mức lương của kiến trúc sư

Hiện nay, tại thị trường lao động việc làm Việt Nam, một kiến trúc sư sẽ có mức lương dao động như sau:

Tiêu chí Mức lương của kiến trúc sư
Mức lương trung bình 15.400.000 VNĐ/ tháng
Khoảng lương phổ biến 11.000.000 – 21.000.000 VNĐ/ tháng

Đặc biệt, nếu có cơ hội được làm cho các công ty nước ngoài thì thu nhập của một kiến trúc sư không hề nhỏ. Vì vậy, hãy không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và nắm bắt nhanh chóng những xu hướng kiến trúc mới trên thế giới để áp dụng cho công việc của bạn nhé!

6. Lộ Trình Thăng Tiến Của Nghề Kiến Trúc Sư

Lộ trình thăng tiến của nghề kiến trúc sư thường có nhiều giai đoạn từ cơ bản đến cấp cao, phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn tích lũy của từng cá nhân. Các cấp bậc thăng tiến chính trong sự nghiệp kiến trúc bao gồm:

  • Kiến trúc sư mới ra trường (Junior Architects): Đây là bước khởi đầu của các kiến trúc sư sau khi tốt nghiệp. Họ thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các kiến trúc sư có kinh nghiệm, học hỏi về quy trình thiết kế, xây dựng và làm quen với các công cụ thiết kế như AutoCAD, Revit.
  • Kiến trúc sư thiết kế (Design Architect): Kiến trúc sư ở cấp độ này thường tập trung vào việc tạo ý tưởng, thiết kế ban đầu cho các dự án. Họ có thể tham gia vào việc lập bản vẽ, lựa chọn vật liệu, phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra các phương án tối ưu cho dự án.
  • Kiến trúc sư triển khai (Project Architect): Kiến trúc sư triển khai chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dự án từ giai đoạn ý tưởng đến khi hoàn thiện. Họ phối hợp với các nhóm kỹ thuật, quản lý thời gian, giám sát tiến độ thi công, đảm bảo dự án đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật,, thẩm mỹ.
  • Kiến trúc sư trưởng (Senior Architect): Vị trí kiến trúc sư thường đảm nhận vai trò cố vấn trong các dự án lớn. Họ lên ý tưởng, chịu trách nhiệm về định hướng thẩm mỹ, chiến lược của dự án, đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho những vấn đề phức tạp.
  • Giám đốc thiết kế (Design Director) hoặc Giám Đốc Dự Án (Project Director): Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao trong các công ty kiến trúc, chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quy trình thiết kế hoặc thực hiện dự án. Họ định hướng phát triển doanh nghiệp, đưa ra chiến lược kinh doanh, kết nối với khách hàng, phát triển đội ngũ.
  • Giám đốc điều hành kiến trúc (Chief Architect): Vị trí này là cấp bậc cao nhất trong sự nghiệp của một kiến trúc sư. Chief Architect hoặc Giám đốc điều hành kiến trúc chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược, sự phát triển của công ty, chỉ đạo các nhóm kiến trúc sư, kỹ sư, xây dựng quan hệ với các đối tác chiến lược.

7. Một Số Công Ty Có Nhu Cầu Tuyển Kiến Trúc Sư Lớn

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư liên tục tăng cao do cơ sở hạ tầng liên tục được phát triển. Một số công ty tuyển dụng vị trí công việc này với số lượng lớn và thường xuyên phải nhắc đến:

  • Công ty CP Tư vấn và Thiết kế Kiến trúc Việt Nam
  • Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Mai-Archi
  • Công ty TNHH Archetype Việt Nam
  • Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế DP
  • Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và Cộng sự

8. Tìm Việc Làm Kiến Trúc Sư Nhanh Nhất Tại Jobsgo.Vn

Tìm việc làm kiến trúc sư nhanh nhất tại jobsgo.vn

JobsGo chính là một trang web tuyển dụng việc làm giúp ứng viên tìm việc kiến trúc sư cực nhanh. Sau khi tạo hồ sơ ứng viên trên Web, hệ thống sẽ gửi thông báo về email của bạn những việc làm mới phù hợp. Điều này giúp bạn nắm bắt thông tin tuyển dụng nhanh. Qua đó sớm gửi CV xin việc đến nhà tuyển dụng giúp bản thân tăng tỷ lệ trúng tuyển vào vòng phỏng vấn trực tiếp hơn.

Không những vậy, JobsGo còn hỗ trợ bạn tạo CV ấn tượng, hấp dẫn, chuyên nghiệp. Nhờ vậy mà bạn có được đánh giá tốt từ phía nhà tuyển dụng, nổi bật hơn các ứng viên, thể hiện được sự chỉn chu của mình. Nó cũng là một yếu tố làm tăng tỷ lệ được nhà tuyển dụng liên hệ với bạn khi gửi CV đến họ.

Như vậy, khi trở thành kiến trúc sư, bạn có thể sở hữu mức thu nhập cực hấp dẫn nếu biết cách phát triển và không ngừng trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức. JobsGO chúc các bạn sớm tìm được việc làm ưng ý.

Câu hỏi thường gặp

1. Architecture Là Gì?

Đây là ngành khoa học và nghệ thuật thiết kế, xây dựng không gian, môi trường sống của con người, bao gồm từ công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng đến các công trình văn hóa, công cộng.

2. Kiến Trúc Sư Cần Làm Việc Với Ai Trong Suốt Quá Trình Thiết Kế?

Trong quá trình thiết kế và thi công, kiến trúc sư sẽ làm việc với nhiều chuyên gia khác nhau, bao gồm kỹ sư kết cấu, kỹ sư điện, thợ xây dựng, nhà thầu để đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng với kế hoạch.

3. Kiến Trúc Sư Có Phải Đi Công Trường Không?

Kiến trúc sư thường xuyên phải ra công trường để giám sát việc thi công, đảm bảo rằng công trình được thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế.

4. Kiến Trúc Sư Có Thể Làm Việc Ở Những Lĩnh Vực Nào Ngoài Xây Dựng?

Ngoài xây dựng, kiến trúc sư còn có thể làm việc trong các lĩnh vực như thiết kế nội thất, quy hoạch đô thị, bảo tồn di tích, thiết kế cảnh quan, thậm chí là nghiên cứu về các công nghệ xây dựng mới. Họ cũng có thể tham gia vào việc giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: