Cách Viết Kịch Bản: 12 Quy Tắc Xây Dựng Kịch Bản Hay, Hiệu Quả

4.7/5 - (3 votes)

Viết kịch bản là một quá trình sáng tạo, yêu cầu người viết không chỉ có khả năng kể chuyện mà còn phải nắm vững cấu trúc, các yếu tố kỹ thuật để chuyển tải câu chuyện một cách rõ ràng, hấp dẫn. Dù bạn là một người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc hiểu rõ các bước trong quá trình viết kịch bản sẽ giúp bạn tạo ra những tác phẩm ấn tượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách viết kịch bản chuyên nghiệp, hoàn hảo nhất.

Mục lục

1. Kịch Bản Là Gì?

Kịch bản là gì? Trong tiếng Anh thì kịch bản được sử dụng với thuật ngữ Scripting. Đây là một tài liệu chi tiết mô tả câu chuyện, nhân vật, đối thoại, hành động trong một bộ phim, chương trình truyền hình, vở kịch hoặc các tác phẩm truyền thông khác. Nó bao gồm các chỉ dẫn về cách thức thực hiện cảnh quay, phối hợp với các yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, âm thanh, hình ảnh.

Kịch bản đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, từ việc hướng dẫn các diễn viên, đạo diễn, cho đến việc lên kế hoạch, điều phối các hoạt động quay phim.

Các loại kịch bản có thể khác nhau tùy thuộc vào thể loại và mục đích sử dụng, nhưng chúng đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như cấu trúc rõ ràng (thường theo ba phần: mở đầu, phát triển, kết thúc), sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, có khả năng truyền đạt thông điệp của câu chuyện một cách hiệu quả. Kịch bản không chỉ là công cụ cho nhà sản xuất mà còn là cơ sở cho toàn bộ quá trình sáng tạo của đội ngũ làm phim, giúp biến những ý tưởng thành hình ảnh sống động trên màn ảnh.

Khái niệm kịch bản là gì?

Người viết kịch bản là gì? Họ chính là những người tạo nên các loại kịch bản khác nhau hiện nay. Thông qua kịch bản được biên kịch viết, người diễn, người tham gia sẽ hình dung đầy đủ về ngoại cảnh, ngôn ngữ, âm thanh, tình huống,… của sản phẩm. Nhờ đó mà các diễn viên có thể truyền tải được thông điệp của tác phẩm đến với người xem.

Xem thêm: Biên kịch là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh nghề biên kịch

2. Có Những Loại Kịch Bản Nào?

Có nhiều loại kịch bản được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Mỗi loại kịch bản đều có cấu trúc và mục tiêu riêng, phù hợp với nhu cầu của từng ngành công nghiệp sáng tạo. Dưới đây là các loại kịch bản phổ biến:

2.1 Kịch Bản Phim

Kịch bản phim là tài liệu nền tảng nhất trong quá trình sản xuất phim. Nó không chỉ miêu tả cốt truyện mà còn bao gồm chi tiết về hành động, lời thoại của nhân vật, chỉ dẫn về ánh sáng, âm thanh, góc quay, không gian. Khi học viết kịch bản phim, người học thường tuân theo một cấu trúc chuẩn, bao gồm ba phần: mở đầu (setup), phát triển (confrontation) và kết thúc (resolution). Mục đích của kịch bản phim là tạo ra một hướng đi rõ ràng cho toàn bộ quá trình sản xuất, từ cách viết kịch bản, dựng cảnh đến việc thực hiện những cảnh quay với sự hợp tác của đạo diễn, diễn viên, đoàn làm phim. Kịch bản phim có thể được chia thành các thể loại như kịch bản gốc (original scripts), chuyển thể (adapted scripts) hoặc kịch bản hoạt hình.

2.2 Kịch Bản Vở Kịch

Kịch bản vở kịch mang tính chất sân khấu hơn và thường có sự phân chia rõ ràng về các cảnh, hành động, đối thoại giữa các nhân vật. Đây là một loại kịch bản thường được viết để thực hiện trên sân khấu, với đặc thù là diễn viên không có nhiều không gian để thay đổi địa điểm hay thời gian như trong phim. Kịch bản vở kịch thường yêu cầu sự chi tiết trong chỉ dẫn về di chuyển của nhân vật, cử chỉ, nét mặt, cũng như các yếu tố như âm thanh, ánh sáng và các yếu tố sân khấu khác để hỗ trợ câu chuyện. Ngoài ra, cách viết kịch bản vở kịch thường cần nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp giữa các nhân vật, không gian tương tác trực tiếp với khán giả.

2.3 Kịch Bản Chương Trình Truyền Hình

Kịch bản chương trình truyền hình rất đa dạng vì có thể áp dụng cho nhiều thể loại chương trình khác nhau, từ tin tức, talkshow, gameshow đến các chương trình thực tế. Kịch bản truyền hình bao gồm các phân đoạn, hướng dẫn cho người dẫn chương trình hoặc người tham gia, chỉ dẫn về cảnh quay. Cấu trúc của kịch bản chương trình truyền hình có thể được phân chia theo từng phần nhỏ như giới thiệu, phát sóng quảng cáo, phần thảo luận hoặc trò chơi, phần kết thúc. Mặc dù có một khung sườn chung, kịch bản chương trình truyền hình yêu cầu sự linh hoạt cao trong cách viết kịch bản vì đôi khi có sự thay đổi theo thời gian phát sóng, sự tương tác trực tiếp với khán giả.

2.4 Kịch Bản Quảng Cáo

Kịch bản video quảng cáo là một tài liệu sáng tạo, dễ tiếp cận, nhắm vào việc truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến người tiêu dùng. Được viết ngắn gọn, súc tích, kịch bản quảng cáo tập trung vào việc thuyết phục khách hàng hành động ngay lập tức, thường là mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Kịch bản quảng cáo có thể được chia thành các phần như mở đầu hấp dẫn, phần mô tả sản phẩm, lời kêu gọi hành động (CTA), kết thúc mạnh mẽ. Kịch bản quảng cáo không chỉ giúp xác định thông điệp mà còn phải phù hợp với phong cách của thương hiệu. Vậy nên, cách viết kịch bản quảng cáo hiệu quả là sử dụng đúng ngữ điệu, hình ảnh để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

3. Đặc Điểm Chung Giữa Các Loại Kịch Bản Là Gì?

Kịch bản, dù là cho phim, vở kịch hay chương trình truyền hình, đều có những đặc điểm chung cơ bản để đảm bảo tính khả thi khi chuyển thể từ giấy tờ sang sản phẩm thực tế, cụ thể là:

3.1. Cấu Trúc

Kịch bản thường được chia thành các phần rõ ràng: mở đầu (exposition), phát triển (rising action), cao trào (climax) và kết thúc (resolution). Mỗi phần này giúp xây dựng câu chuyện một cách mạch lạc, có điểm nhấn rõ ràng, tạo sự hấp dẫn cho người xem. Cấu trúc còn bao gồm việc chia nhỏ thành các cảnh và phân đoạn, giúp người thực hiện dễ dàng hình dung, thực hiện các cảnh quay.

3.2. Mô Tả Cảnh Quay

Mô tả cảnh quay trong kịch bản phải rất chi tiết để người làm phim hoặc đạo diễn hiểu rõ bối cảnh. Việc này không chỉ miêu tả về không gian mà còn mô tả ánh sáng, màu sắc, bối cảnh âm thanh, thời gian trong ngày hoặc các yếu tố khác như thời tiết. Mô tả cảnh quay thường được viết ngắn gọn nhưng rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng hình dung.

3.3. Đối Thoại

Đối thoại là yếu tố quan trọng trong kịch bản, thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật. Đối thoại không chỉ là lời nói, mà còn là cách thể hiện cảm xúc, hành động, suy nghĩ của nhân vật. Mỗi câu thoại cần phải có ý nghĩa, hỗ trợ phát triển câu chuyện, làm nổi bật tính cách của nhân vật.

3.4. Hành Động

Hành động được mô tả chi tiết để đạo diễn và diễn viên hiểu rõ những gì cần phải làm. Cảnh quay không chỉ đơn thuần là lời thoại mà còn là các động tác, biểu cảm của nhân vật. Việc mô tả hành động rõ ràng giúp tạo ra tính logic trong mạch phim.

3.5. Chỉ Dẫn Kỹ Thuật

Kịch bản cũng bao gồm các chỉ dẫn kỹ thuật cho các yếu tố như góc quay, ánh sáng, âm thanh, các hiệu ứng đặc biệt. Đây là phần mà người thực hiện sản xuất cần chú ý để tái hiện chính xác ý đồ của kịch bản. Chỉ dẫn này giúp tạo ra không khí, tạo ra chiều sâu cho câu chuyện.

3.6. Thời Gian Và Thứ Tự

Thời gian, thứ tự của các cảnh trong kịch bản cần phải tuân thủ tính logic. Các cảnh phải được sắp xếp sao cho dòng chảy câu chuyện hợp lý và không gây nhầm lẫn cho người đọc hay người thực hiện. Thời gian trong kịch bản cũng có thể được mô tả chi tiết, như buổi sáng, chiều tối hay một mốc thời gian cụ thể.

3.7. Định Dạng

Định dạng kịch bản có các quy chuẩn rất nghiêm ngặt. Kịch bản phải tuân theo một định dạng chuẩn (như 12-point Courier New, căn trái, lề 1 inch) để đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu cho các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên và các bên liên quan. Định dạng này cũng đảm bảo rằng mỗi trang kịch bản tương ứng với khoảng 1 phút thời gian trên màn ảnh.

Xem thêm: Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp và hiệu quả

4. Hướng Dẫn Cách Viết Kịch Bản Chi Tiết

Hướng dẫn cách viết kịch bản chi tiết

Việc viết kịch bản là một quá trình sáng tạo và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là hướng dẫn cách viết kịch bản chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

4.1 Bước 1: Chuẩn Bị

Trước khi bắt đầu viết kịch bản, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố cơ bản. Điều này bao gồm việc xác định mục đích của kịch bản (ví dụ: để sản xuất phim, chương trình truyền hình, quảng cáo), đối tượng khán giả, thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải. Bạn cũng cần nghiên cứu về bối cảnh, nhân vật, cốt truyện nếu là kịch bản phim hoặc vở kịch. Việc chuẩn bị một bản phác thảo sơ bộ hoặc dàn ý về cốt truyện cũng sẽ giúp quá trình viết diễn ra mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các công cụ hỗ trợ, chẳng hạn như phần mềm viết kịch bản (Final Draft, Celtx) hoặc các mẫu kịch bản chuẩn.

4.2 Bước 2: Thực Hiện Viết Kịch Bản

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, bước tiếp theo là bắt đầu viết kịch bản. Phần quan trọng nhất trong bước này là việc phát triển nhân vật, mạch truyện và các cảnh trong kịch bản. Bạn hãy nhớ rằng kịch bản phải rõ ràng, có cấu trúc, có tính logic. Mỗi thể loại kịch bản sẽ có cách viết kịch bản khác nhau. Cụ thể, đối với kịch bản phim thì cần miêu tả các hành động của nhân vật, lời thoại, các yếu tố kỹ thuật như góc quay, ánh sáng, âm thanh, …Với kịch bản vở kịch, bạn nên chú trọng vào chỉ dẫn về di chuyển, cảm xúc, mối quan hệ giữa các nhân vật. Bạn phải đảm bảo rằng câu chuyện phát triển hợp lý, có cao trào và kết thúc thỏa đáng.

4.3 Bước 3: Trình Bày Kịch Bản

Khi hoàn thành bản nháp kịch bản, bước tiếp theo là trình bày kịch bản một cách chuyên nghiệp. Nó bao gồm việc tuân thủ cách viết kịch bản theo quy chuẩn, chẳng hạn như cách trình bày thoại, hành động, chú thích. Việc này giúp kịch bản dễ đọc, dễ hiểu cho những người làm việc với bạn như đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất,… Các yếu tố như lề, phông chữ và cách căn chỉnh phải chuẩn xác để thuận tiện cho việc sản xuất sau này. Một kịch bản có định dạng chuẩn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng đối với người đọc.

4.4 Bước 4: Chỉnh Sửa Kịch Bản

Sau khi hoàn thành bản nháp kịch bản, bạn cần dành thời gian để chỉnh sửa, hoàn thiện bằng cách kiểm tra lại các lỗi về ngữ pháp, chính tả, tính logic trong mạch truyện. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét việc tối ưu hóa các cảnh quay, lời thoại và các chỉ dẫn kỹ thuật. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ đến người phản biện hoặc biên kịch khác để nhận xét, đóng góp ý tưởng. Quá trình chỉnh sửa là rất quan trọng để đảm bảo kịch bản đạt chất lượng tốt nhất, giúp dễ dàng chuyển từ giấy tờ thành sản phẩm cuối cùng.

5. Những Yếu Tố Cần Có Trong Kịch Bản

Dưới đây là ba yếu tố không thể thiếu trong mỗi kịch bản mà chúng tôi đã tổng hợp. Bạn hãy tìm hiểu để không bị bỏ sót yếu tố nào khi xây dựng kịch bản nhé.

5.1. Sự Xung Đột

Kịch bản có nội dung chính là miêu tả bức tranh hiện thực của đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, khác với văn học, thơ ca, một tác phẩm kịch thường bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Do đó, trong cốt truyện phải có tính kịch. Theo Belinsky – nhà phê bình văn học người Nga đã nói: “Tính kịch được bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau”.

Tính kịch bộc lộ qua những xung đột và mang sắc thái khác với những xung đột được thể hiện qua thơ, tiểu thuyết. Xung đột kịch là động lực thúc đẩy phát triển các hành động trong kịch, là tính tập trung mức cao nhất của xung đột kịch và nó chi phối trực tiếp đến nội dung, cấu trúc, nhịp độ vận động của một tác phẩm. Nếu thiếu xung đột trong kịch bản, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng thể loại cơ bản và không thể được coi là kịch bản văn học.

Ngoài ra, nhằm giúp người xem khám phá được những vấn đề thuộc bản chất xã hội, người viết kịch cần phải triển khai những xung đột có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh các mặt của đời sống xã hội trong cách viết kịch bản.

Hiện thực là sự vận động đa chiều giữa cái đẹp – cái xấu, cái thiện – cái ác,… Xung đột kịch nằm ở chính những đoạn cao trào của sự vận động này. Người viết kịch bản sẽ lựa chọn, sáng tạo những xung đột xuất phát từ mâu thuẫn ở hiện tại nhằm đảm bảo tính chất hiện thực và điển hình hoá của kịch bản – 2 yếu tố bắt buộc phải có của một xung đột kịch. Nếu thiếu tính chân thực, kịch bản sẽ chỉ là những dòng lý thuyết suông. Nếu không có độ khái quát, kịch bản sẽ chỉ thể hiện những mâu thuẫn vụn vặt của cuộc sống.

Xem thêm: Storyboard là gì?

5.2. Ngôn Ngữ Kịch Bản

Đối với tác phẩm kịch, mọi vấn đề xoay quanh hình tượng nằm trong ngôn ngữ nhân vật. nhân vật. Đó là hình thái tồn tại của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ kịch là một chuỗi hệ thống ngôn từ mang tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ này có vai trò miêu tả chân dung và tính cách nhân vật. Thông thường, nhân vật trong tác phẩm kịch được khắc họa tính cách chủ yếu qua ngôn ngữ hội thoại thay vì qua ngôn ngữ miêu tả. Ngoài ra, ngôn ngữ trong tác phẩm phải đảm bảo sự phát triển căng thẳng của cốt truyện và chuỗi hành động của nhân vật kịch. Tính hành động là yếu tố cơ bản của ngôn ngữ kịch nhằm tạo cơ sở giúp diễn viên xử lý thích hợp qua những hành động khi ở trên sân khấu.

Một yếu tố cần có trong kịch bản của các tác phẩm kịch chính là hình thái ngôn ngữ. Trong kịch nói, những câu thoại gần với đời sống thường ngày sẽ được sử dụng thay vì những ngôn ngữ truyền thống, cách điệu được dùng trong tác phẩm tuồng, chèo hoặc cải lương. Đặc biệt, lời thoại trong kịch tuy gần gũi với đời thực nhưng cũng thường mang những ý nghĩa triết lý sâu xa và không bao gồm những lời lẽ khiếm nhã, thô thiển. Tài năng của tác giả kịch bản sẽ bộc lộ rõ nét qua khả năng sử dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để khắc họa hình tượng các nhân vật.

Xem thêm: Timeline là gì?

5.3. Hành Động Trong Kịch Bản

Trong cuộc sống hàng ngày, hành động là phương tiện để thể hiện suy nghĩ và bản chất của con người. Trong văn học, kịch là thể loại thể hiện sự nhận thức hiện tại qua các hành động, lời nói. Ngoài ra, hành động trong kịch không chỉ là cử chỉ, động tác của nhân vật mà chúng còn thể hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm như giữa các nhân vật và xung đột truyện. Có thể nói, nếu xung đột kịch là yếu tố cần thiết để phát triển tác phẩm thì hành động là yếu tố duy trì mọi sự vận động trong tác phẩm ấy.

Xung đột kịch được coi như một sự quy tụ và phát triển các hành động kịch. Các hành động trong kịch bản là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch và thường được tổ chức theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Cụ thể, nếu xung đột kịch càng phát triển lên mức cao trào thì mọi hành động sẽ càng trở nên căng thẳng, quyết liệt để tăng thêm tính hấp dẫn, giật gân của tác phẩm.

Ngoài ra, cốt truyện kịch thường được xây dựng chặt chẽ, chắt lọc cao. Nó không bao gồm những chi tiết vụn vặt, lẻ tẻ và khác với loại hình ca kịch truyền thống thường có những lời ca, tiếng hát. Cốt truyện bằng hành động sẽ thể hiện những xung đột theo quy luật nhân quả. Tương tự, các cảnh quay, các hồi, đoạn sẽ liên kết với nhau một cách logic, tránh những chi tiết thừa và chạm được đến đỉnh điểm của xung đột.

Hơn nữa, mối tương quan giữa hành động và nhân vật sẽ là yếu tố chính để lựa chọn, định hình tính cách nhân vật. Do vậy, cách viết kịch bản sử dụng yếu tố hành động được nhiều nhà viết kịch lựa chọn để thể hiện tính cách, bản chất nhân vật của mình.

Xem thêm: Bỏ túi cách viết kịch bản “tuyệt cú mèo” cho Video CV

6. Quy Tắc Xây Dựng Kịch Bản Là Gì?

Đây là 7 quy tắc cơ bản trong việc xây dựng kịch bản, bạn hãy đảm bảo tuân thủ chính xác những quy tắc này để tránh những sai sót không đáng có nhé.

Những quy tắc khi xây dựng kịch bản

6.1. Nội Dung Sáng Tác Dựa Trên Thực Tế

Thông thường, các nhà biên kịch xem kịch bản là nơi để sáng tạo với vô vàn những ý tưởng của bản thân. Tuy nhiên, khi xây dựng kịch bản, bạn không nên thiếu những yếu tố thực tế. Những cảnh quay mà bạn mô phỏng trong kịch bản có thể sẽ rất đẹp nhưng nếu bạn không thực sự thông thạo với những kỹ xảo chuyên nghiệp thì nên loại bỏ những phân đoạn đó.

6.2. Viết Càng Ngắn Gọn Càng Tốt

Cách viết kịch bạn hiệu quả là viết càng ngắn gọn càng tốt. Bởi nếu nội dung phim quá dài sẽ khiến người xem mất kiên nhẫn và chi phí sản xuất phim sẽ rất cao trong khi kinh phí cho phim ngắn thường thấp hơn nhiều. Với những bộ phim ngắn, thời lượng sẽ kéo dài từ 15 tới 45 phút.

6.3. Sử Dụng Hình Ảnh Để Kể Chuyện

Những câu chuyện được thể hiện bằng hình ảnh sẽ thông qua điện ảnh để truyền tải tới khán giả. Tác giả viết kịch bản sẽ mô phỏng những hình ảnh phù hợp để phát triển những câu chuyện xung quanh nhân vật.

Xem thêm: Người isfj có thích hợp để làm kịch bản? Hướng dẫn test isfj

6.4. Kể Chuyện Bằng Cảm Xúc

Thêm một quy tắc quan trọng nữa đó là hãy sử dụng lối kể chuyện bằng cảm xúc, tập trung vào nội dung, ý nghĩa mà tác phẩm muốn gửi gắm. Vì người xem thường đánh giá một bộ phim dựa trên nội dung thay vì thời lượng trình chiếu. Nếu khéo léo dẫn dắt người xem và chinh phục cảm xúc của họ thì tác phẩm hoàn toàn có thể thành công.

6.5. Giữ Giá Trị Cảm Xúc

Thời lượng hay nội dung của bộ phim thường không thể hiện được hết giá trị của một tác phẩm. Để lưu giữ được cảm xúc của người xem sau khi hoàn thiện tác phẩm, cần tạo ra những khoảnh khắc ghi dấu ấn đậm nét, chạm vào cảm xúc của người xem.

6.6. Chọn Lọc Chi Tiết Cũ Trong Quá Trình Sáng Tác

Chọn lọc những chi tiết cũ trong kịch bản

Những chi tiết cũ thường được xuất hiện nhiều lần ở rất nhiều các bộ phim vì nhiều tác giả xây dựng biên kịch nghĩ rằng cách này sẽ khiến bộ phim của họ đặc biệt, được chú ý. Ngược lại, việc lặp lại những chi tiết này sẽ mất đi dấu ấn riêng cho bộ phim bởi việc thiếu tính liên kết, logic.

6.7. Kịch Bản Thu Hút Từ Những Người Đọc Đầu Tiên

Để chuyển biến một kịch bản thành những bộ phim điện ảnh thì trước hết, kịch bản đó nên thuyết phục được những người đọc chúng đầu tiên như đạo diễn, quay phim, các diễn viên. Đây là những nhân vật sẽ góp công sức vào việc thực hiện tác phẩm điện ảnh; do đó, những ý kiến của họ cũng rất quan trọng.

6.8. Hiểu Rõ Những Thứ Mình Muốn Xây Dựng Kịch Bản

Xác định rõ câu chuyện, thông điệp và mục tiêu của kịch bản cũng là cách viết kịch bản hiệu quả, chạm tới cảm xúc người xem. Bạn cần tự hỏi mình: “Mình muốn người xem cảm nhận gì sau khi xem xong?”. Để làm điều này, bạn cần một bức tranh tổng thể về các yếu tố chủ đạo của câu chuyện: nhân vật, bối cảnh, xung đột và cách giải quyết. Việc hiểu rõ điều này giúp bạn tạo ra một nền tảng vững chắc, dễ dàng xây dựng các tình tiết, lựa chọn các yếu tố phù hợp, từ đó tránh được sự lộn xộn hay thiếu mạch lạc trong kịch bản.

6.9. Đảm Bảo Tính Logic Từ Đầu Tới Cuối Kịch Bản

Một kịch bản hay phải có sự phát triển tự nhiên, hợp lý từ đầu đến cuối. Mỗi cảnh, mỗi đối thoại và mỗi hành động đều phải phục vụ cho câu chuyện tổng thể, đóng góp vào sự phát triển nhân vật hoặc thúc đẩy cốt truyện. Kịch bản cần có sự cân bằng giữa xây dựng nhân vật, tạo dựng mâu thuẫn, cung cấp giải pháp. Nếu một yếu tố nào đó không được kết nối chặt chẽ, nó sẽ làm giảm tính hấp dẫn, thuyết phục của kịch bản. Việc duy trì một mạch logic giúp người xem không cảm thấy bị rối, không bị “ngắt mạch” trong quá trình theo dõi.

6.10. Không Ngần Ngại Thử Và Trải Nghiệm Cách Viết Kịch Bản Mới

Việc thử nghiệm với những cách tiếp cận và thể loại khác nhau là một phần quan trọng của quá trình sáng tạo. Bạn có thể thử các cách viết kịch bản mới, các thể loại khác nhau như hài, kinh dị, tâm lý, hoặc thậm chí là khoa học viễn tưởng. Mỗi thể loại yêu cầu một phong cách viết riêng biệt, việc thử nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật viết khác nhau. Đừng sợ mắc lỗi trong quá trình sáng tạo, bởi đó là một phần quan trọng trong việc phát triển, hoàn thiện bản thân. Những sai lầm này sẽ là bài học quý báu cho những lần viết tiếp theo.

6.11. Chăm Chỉ Đọc Và Nghiên Cứu Các Kịch Bản Trong Đa Dạng Lĩnh Vực

Đọc các kịch bản từ những bộ phim nổi tiếng, các chương trình truyền hình hay thậm chí là vở kịch giúp bạn hiểu được cách mà các nhà biên kịch khác xây dựng tình tiết, phát triển nhân vật, điều khiển câu chuyện. Mỗi thể loại có những kỹ thuật riêng biệt mà bạn cần nắm bắt. Việc nghiên cứu những tác phẩm này sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn sâu sắc về cách xử lý tình huống trong kịch bản, từ đó giúp bạn cải thiện khả năng viết của mình. Bạn cũng có thể học hỏi về cách viết đối thoại, xây dựng xung đột, cách điều khiển nhịp điệu câu chuyện.

6.12. Dành Nhiều Thời Gian Đọc Để Tìm Ý Tưởng Từ Các Nguồn Khác

Ý tưởng cho kịch bản không chỉ đến từ những nguồn truyền thống như phim hay sách, mà còn có thể từ các sự kiện xã hội, cuộc sống hàng ngày, thậm chí là những câu chuyện ngắn bạn nghe từ bạn bè hoặc trên các mạng xã hội. Các ý tưởng bất chợt có thể trở thành hạt giống cho những câu chuyện lớn. Việc mở rộng tầm mắt, tìm kiếm ý tưởng từ những nguồn đa dạng giúp bạn không bị giới hạn trong những khuôn mẫu cũ, mở ra vô vàn khả năng sáng tạo mới mẻ. Bạn cũng có thể tham khảo các tài liệu nghiên cứu, báo chí, hoặc thậm chí các nghiên cứu khoa học để tìm kiếm những góc nhìn mới cho câu chuyện của mình.

Xem thêm: Trưởng phòng nhân sự là gì?

7. Mẫu Kịch Bản Cho Bạn Tham Khảo

Bạn là một biên kịch mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm về hình thức viết một kịch bản? Bạn muốn tham khảo một mẫu kịch bản dành cho phim ngắn học hỏi hỏi cách triển khai? Rất đơn giản, hãy tải ngay để xem bản mẫu cực chuẩn nhé!

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu kịch bản là gì? Không những vậy các bạn còn bỏ túi được thông tin về các loại kịch bản, cách viết kịch bản hiệu quả và mẫu kịch bản tham khảo. Hy vọng kiến thức trên của JobsGO sẽ giúp các bạn viết lên những kịch bản hay, chất lượng và ấn tượng thu hút được thật nhiều người xem nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Kịch Bản Có Cần Phải Viết Lại Nhiều Lần Không?

Việc chỉnh sửa kịch bản là rất quan trọng. Sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên, bạn nên đọc lại, chỉnh sửa và yêu cầu người khác phản hồi. Viết lại, chỉnh sửa giúp hoàn thiện kịch bản, làm cho câu chuyện mạch lạc hơn.

2. Kịch Bản Có Thể Sử Dụng Yếu Tố Kỹ Thuật Như Thế Nào?

Kỹ thuật trong kịch bản chủ yếu liên quan đến việc mô tả các cảnh quay, góc máy, hiệu ứng âm thanh hoặc ánh sáng, giúp đạo diễn và các nhà làm phim hiểu rõ cách thể hiện ý tưởng một cách trực quan.

3. Kịch Bản Cần Phải Viết Chi Tiết Đến Mức Nào?

Kịch bản cần phải chi tiết đủ để diễn viên, đạo diễn và các thành viên trong đoàn phim hiểu rõ ý đồ của bạn, nhưng không quá dài dòng. Bạn chỉ cần mô tả các hành động, cảnh quay, đối thoại một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: