Investor Là Gì? Các Yếu Tố Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Sáng Suốt

Investor là gì? Làm sao để trở thành một nhà đầu tư sáng suốt?

Đánh giá post

Investor là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực đầu tư. Nhắc đến Investor, người ta sẽ nghĩ ngay đến các nhà đầu tư với hàng loạt hoạt động sinh ra những khoản lợi nhuận khổng lồ. Còn điều gì đặc biệt xoay quanh thuật ngữ ngành Tài chính – Ngân hàng này? Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư sáng suốt, bạn hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để nắm được các thông tin cơ bản về Investor.

1. Investor Là Gì?

Investor là gì?

Investor là gì? Investor có nghĩa là nhà đầu tư, nhà hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Investor mang nghĩa rộng bao gồm cả cá nhân và tổ chức đầu tư. Các đối tượng này có cách thức, hình thức hoạt động khác nhau; song đều hướng đến mục tiêu chung là tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ,… tiềm năng.

Bên cạnh mục đích chính là đầu tư sinh lời, Investor còn có các hoạt động đầu tư vì cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Nhưng dù hoạt động đầu tư với mục đích, tư cách gì, Investor cũng cần có kiến thức vững chắc về tài chính, tiền tệ; sự nhanh nhạy và khả năng phán đoán quy luật thị trường.

>> Tìm hiểu thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội

2. Đặc Điểm Của Investor Là Gì?

Đặc điểm của Investor

Đối với một Investor, vốn, thời gian đầu tư và lợi ích từ việc đầu tư là 3 yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên đặc trưng riêng so với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường.

2.1 Vốn

Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến toàn bộ quy mô, tiến trình thực hiện một dự án. Không có bất kỳ dự án, công trình nào có thể đi vào hoạt động mà không có vốn đầu tư. Với các Investor, vốn không chỉ bị giới hạn ở các khoản tiền còn mà còn bao gồm: giá trị thương hiệu, quyền sử dụng đất, trang thiết bị, máy móc sản xuất,… Tựu trung, toàn bộ các giá trị vật chất, phi vật chất được đưa vào quá trình đầu tư sinh lời đều được gọi là vốn.

2.2 Thời Gian Đầu Tư

Đối với các Investor, thời gian quý tựa như vàng bạc. Họ không thể bỏ vốn vào một dự án không có tiềm năng hay cần quá nhiều thời gian đầu tư. Thông thường, trước mỗi dự án, Investor sẽ tính toán khoảng thời gian thu hồi vốn. Khi lượng vốn thu về đủ, họ sẽ tính toán chính xác thời gian đầu tư sinh lợi nhuận.

Trên thực tế, khoảng thời gian này thường được tính trong khoảng 2 năm đến 70 năm. Các dự án có thời gian đầu tư nhiều hơn 70 năm hoặc ít hơn 2 năm đều không phải dự án tiềm năng đáng rót vốn.

2.3 Lợi Ích Từ Hoạt Động Đầu Tư

Bên cạnh vốn và thời gian đầu tư, lợi ích từ hoạt động đầu tư cũng là đặc điểm quan trọng của Investor. Bởi dù đầu tư với mục đích gì, số vốn nhiều đến đâu nhưng không thu được lợi ích thì đó chính là thất bại của nhà đầu tư.

Với hoạt động đầu tư sinh lời, lợi nhuận chính là lợi ích hàng đầu được đặt ra của Investor. Còn trong các hoạt động phi lợi nhuận, những giá trị được tạo ra cho xã hội, cho cộng đồng,… sẽ là nhân tố gián tiếp tạo đà tăng trưởng cho các dự án tương lai của Investor.

> Tìm hiểu thêm: Lãi suất kép là gì?

3. Vai Trò Của Investor

Investor đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh, tài chính. Họ không chỉ cung cấp vốn mà còn mang lại nhiều giá trị khác cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Dưới đây là một số vai trò của Investor mà JobsGO đã tổng hợp:

3.1 Cung Cấp Vốn

Investor sẽ cung cấp vốn, đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập (startups) hay các công ty đang phát triển. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ tài chính cho các dự án đang mở rộng kinh doanh. Nếu không có Investor, các công ty Startups, các dự án mới có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vốn cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường.

3.2 Chia Sẻ Kinh Nghiệm, Kiến Thức

Các nhà đầu tư cung cấp, chia sẻ kinh nghiệm điều hành và quản lý, tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh, hỗ trợ trong việc ra quyết định của các doanh nghiệp mà họ đầu tư. Investor chấp nhận rủi ro tài chính doanh thay cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu.

3.3 Mở Rộng Mạng Lưới Quan Hệ

Investor thường có mạng lưới và mối quan hệ rộng rãi trong ngành, điều này có thể cực kỳ có giá trị đối với một công ty Startups. Họ có thể giới thiệu công ty mà mình đầu tư với khách hàng tiềm năng, đối tác và các nhà đầu tư khác, giúp công ty xây dựng mối quan hệ và mở rộng phạm vi tiếp cận trên thị trường.

Thông qua việc kết nối doanh nghiệp với các đối tác tiềm năng, Investor vừa giúp giới thiệu mạng lưới khách hàng đến các doanh nghiệp họ đầu tư, vừa tạo cơ hội kinh doanh mới cho chính Investor.

3.4 Giám Sát, Quản Lý Xung Đột

Investor tham gia vào hội đồng quản trị, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào, điều này cũng đúng với mối quan hệ giữa các Investor và công ty mà họ đầu tư. Điều quan trọng là phải biết căn nguyên dẫn đến xung đột, giải quyết nó mà không làm mất hòa khí 2 bên, tránh gây ảnh hưởng cho những lần hợp tác tiếp theo.

3.6 Thúc Đẩy Đổi Mới Và Sáng Tạo

Các nhà đầu tư luôn khuyến khích doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới bằng cách hỗ trợ nghiên cứu & phát triển (R&D) và thúc đẩy áp dụng công nghệ mới.

3.7 Tạo Giá Trị Cho Nền Kinh Tế

Investor đã tạo việc làm cho nhiều cá nhân khi đầu tư vào các doanh nghiệp non trẻ, cần nhiều nhân sự để phát triển. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mới.

3.8 Tạo Ra Thanh Khoản, Thúc Đẩy Thị Trường Tài Chính

Thanh khoản là  khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Các khoản đầu tư có thanh khoản cao thì càng có thể bán được nhanh hơn với giá trị hợp lý hoặc giá trị thị trường hiện tại. Qua quá trình tăng cường hoạt động mua bán, phát hành cổ phiếu ra thị trường, Investor đã tạo ra thanh khoản và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.

Tóm lại, Investor có thể mang đến hỗ trợ và nguồn lực to lớn có thể giúp các công ty Startups và các dự án mới phát triển, thành công. 

4. Các Kiểu Nhà Đầu Tư Phổ Biến Hiện Nay

Để hiểu hơn về khái niệm Investor, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu hơn về các thuật ngữ nhà đầu tư phổ biến nhất hiện nay.

4.1 Angel Investor

Angel Investor có nghĩa là nhà đầu tư thiên thần. Khác với phần đông nhà đầu tư, thay vì bỏ vốn đầu tư vào các dự án quy mô lớn, sinh lời nhanh; Angel Investor lựa chọn các Startup, công ty mới thành lập. Đây đều là các doanh nghiệp non trẻ và phải đối mặt với nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào.

Nhưng các Angel Investor vẫn lựa chọn đầu tư bởi mục đích hướng tới của họ mang giá trị bền vững, lâu dài. Họ chấp nhận rủi ro để nhân rộng mạng lưới và nâng cao mặt bằng phát triển các doanh nghiệp Việt Nam.

Angel Investor chọn đầu tư cho các Startup.

4.2 Institutional Investor

Institutional Investor dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nhà đầu tư tổ chức. Đây cũng là cách gọi để phân biệt với các Investor cá nhân. Hoạt động chính của các Institutional Investor là thu thập các khoản tiết kiệm, thực hiện gửi tiền và đầu tư vào loạt hoạt động có khả năng sinh lời lớn như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu,…

4.3 Accredited Investor

Accredited Investor là thuật ngữ chỉ các nhà đầu tư hoạt động với tư cách cá nhân. Họ được pháp luật công nhận và cho phép thực hiện giao dịch chứng khoán dù không đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan tài chính. Tuy nhiên, để có quyền thực hiện hoạt động đầu tư hợp pháp với tư cách cá nhân, Accredited Investor cần chứng minh được nguồn vốn, thu nhập, tài sản ròng,…

4.4 Activist Investor

Activist Investor là nhà đầu tư thể hiện rõ đặc trưng, mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa của một Investor. Nói một cách dễ hiểu hơn, Activist Investor là các nhà đầu tư chủ động. Thay vì ngồi chờ đợi dự án, họ sẽ lên kế hoạch mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp. Không dừng lại ở một số lượng cổ phần được rao bán, họ sẽ thâu tóm dần để nắm quyền tự quyết trong Hội đồng cổ đông. Trên thực tế, doanh nghiệp để Activist Investor gia nhập và thâu tóm quyền lực thường có cơ chế tổ chức, hoạt động chưa chặt chẽ, hiệu quả.

4.5 Vulture Investor

Vulture Investor được hiểu nôm na là nhà đầu tư kền kền. Tên gọi này xuất phát từ hoạt động săn dự án của nhóm Investor này. Các Vulture Investor thường ít quan tâm đến lợi ích lâu dài hay giá trị vững bền. Tối đa hóa lợi nhuận trong các dự án là tiêu chí hàng đầu được nhóm nhà đầu tư này hướng đến trong quá trình hoạt động.

5. Làm Sao Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Sáng Suốt?

Trở thành nhà đầu tư giỏi là mơ ước của các bạn trẻ khắp mọi nơi trên thế giới. Kiến thức là điều có thể tìm tòi, nghiên cứu, nhưng làm thế nào để sáng suốt trong đầu tư kinh doanh thì không phải ai cũng viết. Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư giỏi, sáng suốt và nhanh nhạy, bạn không thể bỏ qua 5 yếu tố sau đây:

5.1 Luôn Học Hỏi

Một nhà đầu tư giỏi không bao giờ bằng lòng với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được. Vì vậy, bằng bất cứ giá nào, dù đầu tư thất bại nhưng thứ họ thu về được vẫn phải là những bài học cho các kế hoạch trong tương lai.

Chưa kể, nền kinh tế thị trường thay đổi từng ngày, từng giờ, nếu không nỗ lực học hỏi, bạn sẽ tụt lại rất sâu phía sau. Đây là điều đặc biệt nguy hiểm trong đầu tư bởi chỉ chậm một giây, các đối thủ đã có thể bỏ xa bạn cả “ngàn dặm”.

Luôn học hỏi là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của một nhà đầu tư.

5.2 Chuẩn Bị Phương Án Dự Phòng, Đường Lui

Sự kiên định, quyết đoán trong đầu tư là cần thiết. Nhưng đôi khi, quá tin tưởng, kiên định với một mục tiêu lại dễ khiến nhà đầu tư gặp thất bại. Và kết quả không mong muốn là bạn có thể mất tất cả chỉ sau một lần sai đường. Vì vậy, dù tự tin đến đâu, hãy chuẩn bị cho mình một đường lùi, một cơ hội khác nếu bạn muốn tiếp tục lâu dài với đầu tư.

5.3 Có Tính Kiên Nhẫn

Thời gian đầu tư là yếu tố quan trọng với một Investor. Nhưng không phải vì vậy mà họ nóng vội để nhanh chóng thu được kết quả tích cực. Kiên nhẫn chờ đợi đến đúng thời điểm mới thực sự là nhà đầu tư sáng suốt.

5.4 Có Chiến Lược Rõ Ràng

Lập chiến lược rõ ràng giúp bạn nhận định chính xác được tiềm năng cũng như rủi ro của dự án. Chiến lược càng chi tiết, bước đi của bạn trên hành trình đầu tư sinh lời càng chắc chắn và thuận lợi.

5.5 Chấp Nhận Những Rủi Ro, Thất Bại

Không có bất kỳ dự án đầu tư nào có tỷ lệ thành công 100%. Càng phân tích chi tiết, bạn càng thấy mức độ rủi ro tăng cao. Tuy nhiên, trong những giới hạn nhất định, một nhà đầu tư sáng suốt phải biết chấp nhận rủi vì mục đích lâu dài.

>> Tham khảo thêm: Due Diligence là gì? Các hình thức thẩm định due diligence

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Investor là gì?”. Nếu có đam mê với đầu tư, bạn có thể lên kế hoạch và tích lũy dần kinh nghiệm cho dự định, cơ hội trong tương lai ngay từ hôm nay. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Câu hỏi thường gặp

1. Institutional Investors Là Gì?

Institutional investor (Nhà đầu tư tổ chức) là một tổ chức đầu tư thay mặt cho các thành viên đi đầu tư dài hạn vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,… Các nhà đầu tư tổ chức sẽ nhiều kinh nghiệm về đầu tư nên hạn chế tối đa được những rủi ro không đáng có. Hiện nay, có sáu loại nhà đầu tư tổ chức: quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm.

2. Investor Relations Là Gì?

Investor Relations (Quan hệ nhà đầu tư) là một bộ phận quan trọng tại các công ty vừa và lớn. Investor Relations sẽ cung cấp thông tin chính xác về các vấn đề của công ty cho nhà đầu tư, giúp cho những nhà đầu tư có đủ cơ sở để đưa ra quyết định xem có nên đầu tư vào công ty này hay không.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: