Thế nào là hình ảnh công ty “trong mơ” mùa Covid?

Đánh giá post

Điều gì khiến nhân viên luôn hài lòng, sẵn sàng cống hiến vì công ty, đặc biệt là trong thời điểm dịch căng thẳng? Chắc hẳn mọi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng hình ảnh công ty “trong mơ” mùa Covid. Hãy cùng tìm hiểu một số hy vọng thầm kín của nhân viên nhé!

Làm hài lòng nhân viên vốn dĩ là một việc không đơn giản. Bởi lẽ mỗi cá nhân có mục tiêu, nhu cầu khác nhau và rất khó để hài hòa tất cả. Hiện tại, nhiều công ty đã thực hiện hình thức làm việc tại nhà (work from home). Hình thức làm việc trong mùa Covid này mang đến những vấn đề, mong muốn hoàn toàn mới. Vậy công ty nên có những chính sách/ hành động như thế nào để trở thành hình mẫu “trong mơ”?

Trả lương đủ và đúng hẹn

Tiền lương luôn là một yếu tố nhạy cảm và thường xuyên phát sinh vấn đề trong quá trình làm việc. Hơn nữa, do tác động của dịch bệnh, phần lớn doanh nghiệp đều có những khó khăn nhất định. Chính vì thế mà có công ty lợi dụng lý do này để giảm lương hoặc chậm trễ trả lương cho nhân viên. 

Trả lương đủ và đúng hẹn

Chúng ta đều cần hiểu rằng mọi người đi làm luôn chờ đợi tới ngày nhận lương. Bởi đó chính là nguồn lực để họ sống, tồn tại và chi trả cho những công việc riêng. Nhân viên có thể sẵn sàng chia sẻ phần nào khó khăn tài chính với doanh nghiệp. Tuy nhiên chẳng ai dễ dàng chấp nhận việc thiếu lương, trễ lương dù dịch bệnh.

Tiền lương không chỉ là động cơ mà còn là động lực làm việc của nhân viên. Chắc chắn nhân viên sẽ vô cùng hài lòng và vui vẻ khi được nhận đủ lương, đúng hẹn. Do đó, doanh nghiệp nên cố gắng trong vấn đề tài chính để đảm bảo quỹ lương của mình. 

Trong một số trường hợp khó khăn, doanh nghiệp có thể thương lượng cùng nhân viên. Có nhiều cách giải quyết như: chia nhỏ thời gian trả lương, gộp tháng để trả lương, kêu gọi đội ngũ quản lý nhận lương trễ hơn,… 

👉 Xem thêm: Quy định mới về tiền lương trong thời kỳ giãn cách xã hội

Gửi hàng/thực phẩm hỗ trợ tại nhà

Rất khó để chắc chắn được dịch bệnh sẽ kéo dài đến khi nào. Hình thức làm việc WFH có thể sẽ áp dụng lâu hơn chúng ta nghĩ. Bên cạnh đó, một số nơi gặp khó khăn trong mua thực phẩm khi giãn cách. Lúc này, sự giúp đỡ từ phía doanh nghiệp là vô cùng “đáng giá”. 

Gửi hàng/thực phẩm hỗ trợ tại nhà

Một hình thức hỗ trợ vừa thực tế lại không tốn quá nhiều chi phí đó là gửi thực phẩm tới nhà nhân viên. Một số loại như: rau củ quả, thịt, trứng, gia vị,… đều rất cần thiết khi mọi người ở nhà nhiều hơn. Khi nhận được hỗ trợ, thói quen của nhiều người sẽ là chụp vài tấm ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây vô tình còn là cách PR hiệu quả cho doanh nghiệp.

Công ty có thể kết hợp với một số bên cung cấp thực phẩm và bên giao hàng. Với số lượng đặt hàng lớn, mức chi phí sẽ giảm xuống đáng kể. 

Tránh tạo áp lực cho nhân viên

Việc ở nhà trong thời gian dài, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh rất dễ dẫn đến tâm lý không thoải mái. WFH khiến nhân viên hoàn toàn không thể giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp. Những vấn đề cần thảo luận, những cuộc họp dễ dàng trở nên đầy khó chịu, gò bó. 

Do đó, người quản lý, người sếp không nên tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho nhân viên, tránh tỏ ra cáu gắt, bực bội hay những lời nói mắng mỏ khó nghe. Điều này không đồng nghĩa với việc sếp phải dễ tính, buông lỏng quản lý. 

Tránh tạo áp lực cho nhân viên

Lời khuyên ở đây là chúng ta nên thông cảm cho đối phương, mọi người đều có khó khăn, đừng khiến mọi thứ tệ hơn. Số lượng công việc cũng không nên “quá tải”. Người nhân viên làm việc tại nhà chứ không phải ở nhà để làm việc. Họ cũng có cuộc sống riêng, không gian riêng cần chăm sóc, lo lắng. 

Đặc biệt, đừng cố gắng “chiếm dụng” thời gian của nhân viên. OT chính là OT, mà OT thì cần trả mức lương khác. 

👉 Xem thêm: 7 điều quản lý tuyệt đối không nên yêu cầu nhân viên làm

Những cuộc trò chuyện, thăm hỏi

Ngoài thời gian làm việc, những cuộc trò chuyện tán gẫu vào giờ nghỉ cũng sẽ mang lại hiệu quả. Người sếp/quản lý có thể chủ động hỏi thăm tình hình cũng như động viên nhân viên của mình. Qua chia sẻ cả 2 phía sẽ hiểu thêm để cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp nếu có khó khăn.

Thông qua màn hình trực tuyến đôi khi chúng ta sẽ dễ nói chuyện và chia sẻ những điều khó nói. Đây có thể là cơ hội để công ty và đội ngũ nhân viên tạo gắn kết nếu biết tận dụng đúng cách. 

Những cuộc trò chuyện, thăm hỏi

Để trở thành hình ảnh công ty “trong mơ” mùa Covid quả thật không dễ dàng. Mọi người đều có những khó khăn riêng phải vượt qua. Công ty nên tiếp sức, tạo động lực để đội ngũ nhân viên tin tưởng và cùng phát triển. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: