Bạn đã bao giờ tham gia phỏng vấn mà gặp phải người quen hay chưa? Trong tình huống đó bạn xử lý như thế nào? Liệu sự hiện diện của một người quen có giúp bạn bớt căng thẳng hay lại khiến bản thân khó xử hơn?
Mục lục
Gặp người quen khi tham gia phỏng vấn, lợi hay hại?
Hãy thử tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, bạn nhận được mail mời phỏng vấn từ công ty mình yêu thích. Bạn hào hứng chuẩn bị tốt mọi thứ để buổi phỏng vấn được suôn sẻ, thuận lợi. Thế nhưng, khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn lại “chững” lại một nhịp vì gặp phải người quen. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Gặp người quen khi tham gia phỏng vấn, câu chuyện tưởng chừng sẽ rất đơn giản, tạo nên lợi thế cho ứng viên nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Thực tế, người quen chỉ là tên gọi chỉ mối quan hệ đã từng biết nhau từ trước, từng gặp gỡ, trò chuyện, có thể thân thiết hoặc không. Do đó, nếu đi phỏng vấn mà gặp phải tình huống này, hoặc là cuộc đời bạn sẽ “lên tiên” hoặc là đi vào “bế tắc”.
Thật vậy, nếu bạn gặp người bạn, anh, chị em,… thân thiết, yêu quý mình thì quá trình phỏng vấn sẽ có thể thuận lợi, bạn dễ dàng lọt vào vòng trong hoặc trúng tuyển thẳng vào vị trí việc làm. Đây được xem như một lợi thế, một đặc quyền mà bạn may mắn có được.
Ngược lại, nếu người phỏng vấn viên lại là sếp cũ, đồng nghiệp cũ không thân, thậm chí từng ghét nhau,… thì đây chắc hẳn là một tình huống khá trớ trêu, dở khóc dở cười và cơ hội “pass” vòng phỏng vấn có thể chỉ là 1% mà thôi.
Việc gặp gỡ người quen khi tham gia phỏng vấn có thể sẽ là lợi thế nhưng đôi khi cũng lại là bất lợi đối với các bạn. Vậy câu hỏi đặt ra là nên xử lý tình huống này như thế nào? Cùng theo dõi nội dung phần tiếp theo của bài viết để nắm trọn bộ bí quyết từ JobsGO nhé.
👉 Xem thêm: [Mách bạn] Cách ứng phó khi gặp sự cố trong buổi phỏng vấn
Nên ứng xử như thế nào khi phỏng vấn viên là người quen?
Có thể thấy, gặp người quen hay không không phải là vấn đề quá lớn đối với ứng viên. Điều quan trọng ở đây là cách mà bạn ứng xử như thế nào để chứng minh năng lực, thuyết phục “người quen” đó.
Gặp một người bạn
Gặp một người bạn từng đi chơi, ăn uống, chia sẻ rất nhiều chuyện từ công việc đến cuộc sống gia đình,… trong phỏng vấn vấn, bạn cảm thấy như thế nào? Đây có lẽ là tình huống khá ngớ ngẩn bởi không cần hỏi gì, người đó cũng đã hiểu hết về tính cách, con người, thậm chí là năng lực của bạn.
Thế nhưng, dù sao chăng nữa, đây cũng là vấn đề liên quan đến công việc, 2 bên cần có sự rõ ràng. Bạn có thể sẽ thoải mái hơn trong việc chia sẻ các dự định, mục tiêu, mong muốn của bản thân. Đây chính là lợi thế và bạn cần biết cách đan xen vấn đề, nói về điều mình thực sự quan tâm trong công việc, sự háo hức ra sao khi sắp được chinh phục các dự án thú vị mà bản mô tả đã đưa ra. Bạn nên nhớ rằng, đây là một buổi phỏng vấn và tất cả đều cần diễn ra theo đúng quy trình nhé.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bạn nên biết
Gặp sếp cũ
Gặp sếp cũ khi tham gia phỏng vấn xin việc có vẻ sẽ khiến bạn bớt lo lắng hơn bởi người này ít nhiều chỉ hiểu về bạn trên phương diện công việc. Tuy nhiên, nếu 2 người đã từng làm việc chung và có những bất đồng quan điểm, vậy bạn nên làm thế nào?
Trường hợp 2 người có một khoảng thời gian dài không gặp nhau, bạn hãy chứng minh cho sếp cũ thấy mình đã cố gắng, tiến bộ hơn rất nhiều kể từ lần cuối 2 người làm việc với nhau. Bạn có thể đề cập một chút về quá khứ nhưng cần tránh kể lể dông dài, gây lãng phí thời gian. Thay vào đó, hãy tập trung cung cấp thông tin mà họ chưa biết như là có thêm kinh nghiệm, kiến thức gì, kỹ năng được cải thiện ra sao?,… Và nếu sếp cũ đưa ra một vấn đề là điểm yếu của bạn, đừng lảng tránh, hãy thảo luận về cách mà bạn sẽ khắc phục nó như thế nào nhé.
👉 Xem thêm: [Bỏ túi ngay] Những điều cần biết khi đi phỏng vấn xin việc làm
Gặp đồng nghiệp cũ
Đối với đồng nghiệp cũ thì sẽ có 3 kiểu đó là:
- Đồng nghiệp cũ chơi thân: trường hợp này có thể nói tương tự như khi gặp một người bạn ở trên.
- Đồng nghiệp cũ quen biết xã giao, không thân: trường hợp này thì bạn chỉ cần bình tĩnh, trả lời phỏng vấn bình thường, tránh nhắc đến các vấn đề ở công ty cũ bởi họ cũng không hiểu nhiều về bạn.
- Đồng nghiệp cũ nhưng không thích nhau: đây là trường hợp khá oái oăm và có thể sẽ bất lợi cho bạn. Cách tốt nhất là bạn hãy bình tĩnh, trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi, đồng thời đan xen những yếu tố chứng minh bản thân. Vì dù là đồng nghiệp cũ, dù có không ưa nhau nhưng trong công việc, họ vẫn sẽ cần tìm những người giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Gặp một người trong mạng lưới quan hệ
Trường hợp cuối cùng là bạn gặp một người quen trong mạng lưới quan hệ. Điều này chứng tỏ bạn là người biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt, đi đâu cũng có thể gặp người quen và khá có lợi cho bạn khi tham gia phỏng vấn.
Điều bạn cần làm lúc này là hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa 2 bên, làm sao để thể hiện mình là người chuyên nghiệp, biết cách cư xử đúng mực. Bạn tuyệt đối không được chủ quan, tin chắc mình sẽ đậu phỏng vấn mà ngược lại sẽ càng cần chứng minh, cho người đó thấy được bạn xứng đáng để được lựa chọn.
Như vậy, gặp người quen khi tham gia phỏng vấn cũng không phải là điều quá đáng sợ. Chỉ cần các bạn nắm bắt được tình hình, biết cách để ứng xử văn minh, phù hợp thì cơ hội sẽ vẫn luôn rộng mở.
👉 Xem thêm: Top những câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp khi phỏng vấn và gợi ý trả lời
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)